Giải pháp kinh doanh cho các làng nghề truyền thống Việt Nam
Nhóm: VitoMa
LĨNH VỰC CôNG NGHệGiới thiệu sản phẩm:
Trong những năm gần đây, các làng nghề, làng nghề truyền thống trong cả nước được khôi phục và phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta. Thế nhưng, các làng nghề, làng nghề truyền thống hiện đang gặp không ít khó khăn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chất lượng cao. Một số làng nghề hoạt động thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất, số hộ gia đình làm nghề có chiều hướng bị thu hẹp, thậm chí có làng nghề gần như ngừng hoạt động do khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phần lớn các cơ sở sản xuất thiếu sức cạnh tranh trên thị trường; các điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với người tiêu dùng còn thiếu và yếu... Từ thực trạng đó, để góp phần liên kết làng nghề và doanh nghiệp từ đó giải quyết bài toán đầu ra sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam ở thị trường Việt Nam và cả mở rộng ra thị trường quốc tế, nhóm đề xuất dự án “VitoMa” (Village to Market – từ Làng đến Chợ”. Đây là giải pháp nhằm xây dựng ứng dụng sàn thương mại điện tử B2B “VitoMa” để giúp kết nối các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam với doanh nghiệp trong nước. Thông qua sàn thương mại điện tử B2B “VitoMa”, tổ chức các cuộc hội thảo trực tuyến, giúp các làng nghề truyền thống Việt Nam có thể giao lưu học hỏi, cập nhật kiến thức, xu hướng mới trên thế giới cũng như kiến thức về Marketing & Sales để giúp các làng nghề truyền thống nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề. Về ý nghĩa, VitoMa muốn mang đến một câu chuyện nhân văn mang tên “VitoMa - Nơi gắn kết và duy trì bản sắc dân tộc”. VitoMa luôn muốn xây dựng hình ảnh một nơi hội tụ những tinh hoa truyền thống dân tộc, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa. Và VitoMa sẽ tồn tại song song cùng lịch sử của các làng nghề truyền thống theo dòng chảy thời gian, mang những yếu tố văn hóa lưu truyền đến thế hệ trẻ trong tương lai.
Tính năng cơ bản:
Sàn thương mại điện tử B2B tập trung các sản phẩm làng nghề truyền thống tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho các làng nghề giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng với sự hỗ trợ Marketing chuyên nghiệp từ VitoMa. VitoMa còn là nơi các làng nghề truyền thống Việt Nam có thể cập nhật kiến thức kỹ thuật, kiến thức về chuyên môn, Marketing & Sales, các xu hướng mới trên thế giới, kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và quốc tế để có thể tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng dễ dàng hơn thông qua các bảng hướng dẫn, tài liệu và các online talkshow. VitoMa tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, liên kết với nhau để gia tăng nên sức mạnh thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc kết nối, VitoMa sẽ kết hợp với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tạo ra sự thuận tiện để các giao dịch diễn ra suôn sẻ. Các giao dịch thông qua VitoMa sẽ được đảm bảo, an toàn cho cả các làng nghề và doanh nghiệp mua. VitoMa sẽ hỗ trợ về mặt ngôn ngữ khi giao dịch buôn bán với nước ngoài và hỗ trợ về marketing để phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.
Xuất xứ sản phẩm:
Được thực hiện bởi nhóm sinh viên ngành Marketing and Sales của trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ. Nhóm gồm 4 thành viên và có tên là VitoMa.
Mô tả cơ bản:
1. MÔ TẢ SƠ BỘ VỀ GIẢI PHÁP
Dự án này sẽ xây dựng một sàn thương mại điện tử cho các làng nghề và các doanh nghiệp giao dịch trực tiếp trên sàn thương mại điện tử. Dự án sẽ có tên là VitoMa - Village to Market (Từ Làng đến Chợ). Sàn thương mại điện tử này sẽ có tính năng phân loại các làng nghề dựa trên nhóm sản phẩm và vị trí địa lý. Và để gia tăng hiệu quả của dự án, nhóm sẽ chia theo từng giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Triển khai cho các làng nghề truyền thống ở khu vực Tây Nam Bộ.
+ Giai đoạn 2: Triển khai cho các làng nghề truyền thống ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Giai đoạn 3: Triển khai cho các làng nghề truyền thống ở khu vựcTây Nguyên và Nam Trung Bộ.
+ Giai đoạn 4: Triển khai cho các làng nghề truyền thống ở khu vực Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
+ Giai đoạn 5: Triển khai cho các làng nghề truyền thống ở khu vực Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.
Ở dự án này nhóm sẽ triển khai tập trung ở khu vực Tây Nam Bộ. Khi dự án được thực tế hóa và mang lại hiệu quả thì sẽ tiếp tục triển khai mở rộng cho các khu vực khác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Ở mỗi làng nghề, sẽ có nhiều cửa hàng, mỗi cửa hàng tương ứng với 1 hộ gia đình và VitoMa sẽ hỗ trợ tổ chức các chương trình Marketing, quảng cáo, hội chợ online để kết nối Làng nghề với thị trường. Bên cạnh đó, khi các giao dịch được diễn ra trên VitoMa, VitoMa sẽ hỗ trợ làng nghề và doanh nghiệp mua về mặt ngôn ngữ khi giao dịch, phương thức thanh toán, các vấn đề về thủ tục pháp lý.
2. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN “VITOMA - TỪ LÀNG ĐẾN CHỢ”
2.1 QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VITOMA
+ Kết nối trang đăng bán sản phẩm tới một website riêng biệt khác.
+ Phần mô tả, hình ảnh hoặc tên gọi của sản phẩm chứa thông tin hướng dẫn người mua kết nối với người bán qua một ứng dụng hoặc phương tiện khác.
+ Đăng bán một sản phẩm lặp đi lặp lại trên cùng một danh mục sản phẩm hoặc tại các danh mục sản phẩm khác nhau (spam).
+ Đăng tải những nội dung không lành mạnh và phù hợp với tất cả mọi người.
+ Sử dụng ngôn ngữ thô tục.
+ Đăng các nội dung xấu hay làm phiền người khác.
Bước 1: Xác nhận đơn đặt hàng
Các đơn đặt hàng tại các kênh sẽ được tổng hợp với các thông tin cần thiết đã được khách hàng cung cấp như tên, số điện thoại, địa chỉ để người bán có thể tiến hành giao hàng cũng như thu tiền.
Với lượng đơn hàng không quá nhiều, chủ kinh doanh có thể quản lý thủ công, tuy nhiên với quy mô lớn hơn hoặc kinh doanh kết hợp tại cửa hàng, sàn thương mại điện tử hay website thì một hệ thống quản lý tập trung sẽ là yếu tố quan trọng để tối ưu quản lý hiệu quả nhất.
Bước 2: Tạo đơn hàng
Đây là giai đoạn người bán chốt đơn với khách hàng sau khi đã nhận được đơn đặt hàng. Tại giai đoạn này, chủ kinh doanh cần theo dõi chính xác số lượng tồn kho có thể bán để không gặp các vấn đề hết tồn mà không biết, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng cũng như doanh thu của cửa hàng.
Bước 3: Đóng gói
Sau khi đơn hàng đã được xác nhận và xuất kho, người bán tiến hành đóng gói theo các thông số kỹ thuật và đảm bảo tuyệt đối quy trình để không gây nên các vấn đề hư hỏng hay tổn thất có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng.
Bước 4: Giao hàng
Nhiều cửa hàng sẽ lựa chọn đơn vị vận chuyển bên ngoài hoặc lựa chọn các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp. Mặc dù đây là yếu tố không được để tâm nhiều nhưng thực tế, hãy cố gắng lựa chọn đơn vị uy tín và có chi phí giao hàng hợp lý để đảm bảo khách hàng của bạn có thể nhận được giá vận chuyển tốt nhất.
2.1.3 Chính sách đổi trả
Điều kiện đổi trả sản phẩm
+ Sản phẩm không đạt yêu cầu về thời gian giao hàng.
+ Chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
+ Mức độ hư hại, tổn thất của sản phẩm vượt quá 10% tổng hàng hóa.
+ Mẫu mã không đúng mô tả, sản phẩm không chính thống.
Thời hạn đổi sản phẩm:
Thời hạn đổi sản phẩm: 3 ngày kể từ ngày khách nhận được hàng.
Nếu vượt quá thời gian quy định trên thì chúng tôi sẽ không nhận đổi/trả sản phẩm với bất kì lý do nào.
2.1.4 Quy định chat
Để đảm bảo sự an toàn và thân thiện của VitoMa khi người bán và người mua thực hiện các giao dịch mua bán,VitoMa sẽ xử phạt bất kỳ người dùng có các hành vi vi phạm sau đây:
Để tránh Vi phạm quy định Chat, hãy luôn tương tác với người mua một cách chuyên nghiệp. Người bán cũng nên lưu ý không gửi tin nhắn có chứa thông tin của bên thứ ba (các nền tảng, phương tiện ngoài VitoMa), với ý định kết nối và thực hiện các giao dịch mua bán ngoài VitoMa.
2.2 LIÊN HỆ VÀ KẾT NỐI VỚI CÁC HỘ SẢN XUẤT VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Bảng 2.1 Các làng nghề truyền thống chủ yếu tại khu vực Tây Nam Bộ
STT |
Tên làng nghề |
1 |
Làng nghề làm bánh tráng |
2 |
Làng nghề làm bánh phồng |
3 |
Làng nghề chằm nón lá |
4 |
Làng nghề đang cỏ bàng |
5 |
Làng nghề đan lưới Thơm Rơm |
6 |
Làng lụa Tân Châu |
7 |
Làng nghề Gạch ngói |
8 |
Làng nghề đường thốt nốt An Phú |
9 |
Làng nghề mộc Chợ Thủ |
10 |
Làng nghề Lưỡi câu Phú Hòa |
11 |
Làng nghề dệt chiếu |
12 |
Làng nghề đan đát |
13 |
Làng nghề làm dưa bồn bồn |
14 |
Làng nghề làm tôm khô |
15 |
Làng nghề gác kèo ong |
Liên kết với các làng nghề bằng cách đến trực tiếp các làng nghề truyền thống này và tổ chức các hội thảo giữa VitoMa và làng nghề. Qua hội thảo, nhóm sẽ thuyết phục các làng nghề tham gia bằng cách cho họ thất được lợi ích khi gia bán trên app và các chính sách hỗ trợ của VitoMa đối với sản phẩm của từng làng nghề như giới thiệu sản phẩm, các kiến thức kỹ thuật, kiến thức về chuyên môn, chiến lược Marketing, cách để sản phẩm tiếp cận được với khách hàng và doanh nghiệp chỉ có trên app VitoMa.
2.3 QUẢNG BÁ VỚI CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP KINH DOANH VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Tiến hành gửi thông tin trực tiếp cho doanh nghiệp. Trong đó, VitoMa sẽ cung cấp thông tin về cách thức hoạt động của sàn thương mại điện tử VitoMa và các chính sách, quyền lợi mà doanh nghiệp có được khi gia nhập vào sàn. VitoMa sẽ gửi thông tin qau email của doanh nghiệp, tiếp cận để trao đổi trực tiếp nhằm thuyết phục doanh nghiệp.
Để dễ dàng kết nối với doanh nghiệp hơn thì VitoMa sẽ xây dựng một câu chuyện thương hiệu mang tên “VitoMa - Nơi gắn kết và duy trì bản sắc dân tộc”. VitoMa luôn muốn xây dựng hình ảnh một nơi hội tụ những tinh hoa truyền thống dân tộc, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa. Và VitoMa sẽ tồn tại song song cùng lịch sử của các làng nghề truyền thống theo dòng chảy thời gian, mang những yếu tố văn hóa lưu truyền đến thế hệ trẻ trong tương lai.
2.4 THIẾT LẬP CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VITOMA
2.4.1 Cách thức vận hành của sàn thương mại điện tử VitoMa
VitoMa là một đơn vị trung gian tiện ích giúp cả bên bán và bên mua hợp tác phát triển mà không cần gặp nhau, không mất nhiều thời gian và công sức di chuyển. Bằng cách này, VitoMa sẽ giúp các doanh nghiệp tìm thấy những sản phẩm mình cần và đơn vị cung cấp một cách dễ dàng. Sau khi hai bên đạt được những thỏa thuận nhất định, hai bên sẽ trao đổi trực tiếp trên hệ thống để chốt đơn.
Ở VitoMa có 1 điểm khác biệt hơn so với các ứng dụng giao dịch thương mại điện tử hiện nay là “trải nghiệm sản phẩm mẫu”. Trước khi tiến hành hợp tác thì người bán sẽ gửi 1 sản phẩm mẫu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ mua sản phẩm mẫu về trải nghiệm, xem xét và đánh giá. Nếu phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ tiến hành hợp tác. Nếu chưa phù hợp thì app VitoMa sẽ giới thiệu thêm các làng nghề khác đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
2.4.2 Cách thức người bán sử dụng sàn thương mại điện tử VitoMa
Khi tham gia vào mô hình kinh doanh B2B củaVitoMa, người bán sẽ được hệ thống cung cấp nền tảng bán hàng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Người bán đăng kí tài khoản với sàn thương mại điện tử VitoMa.
Ở bước này yêu cầu người bán phải cung cấp đầy đủ các thông tin về làng nghề và sản phẩm, các giấy chứng nhận liên quan.
Bước 2: Sàn thương mại điện tử VitoMa sẽ kiểm duyệt thông tin của tài khoản đã đăng kí.
Ở bước này người bán sẽ phải cung cấp sản phẩm thực tế cho app VitoMa để app kiểm tra và xét duyệt.
Bước 3: Người bán kí hợp đồng với người đại diện của sàn thương mại điện tử VitoMa
Ở bước này người bán sẽ kí hợp đồng và được hưởng các quyền lợi như sử dụng miễn phí trong vòng 1 tháng đầu. Sau đó sẽ trả phí duy trì hàng tháng.
Bước 4: Người bán đăng tải hình ảnh sản phẩm và mô tả sản phẩm lên trên sàn thương mại điện tử.
Bước 5: Người bán giao dịch với doanh nghiệp.
2.4.3 Cách thức doanh nghiệp mua hàng trên sàn thương mại điện tử VitoMa
Sàn thương mại điện tử VitoMa cho phép mọi doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới giao dịch trên sàn. Ở sàn thương mại điện tử VitoMa sẽ có thể hỗ trợ dịch ngôn ngữ khi giao tiếp giữa người bán và doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có thể thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau. Cách thức cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm phù hợp.
Bước 2: Mua sản phẩm mẫu trải nghiệm.
Bước 3: Giao dịch với ngưới bán.
Bước 4: Chốt đơn và thanh toán.
2.4.4 Phương thức thanh toán
Sàn thương mại điện tử VitoMa sẽ cho khách hàng thanh toán qua các hình thức sau đây:
+ Trả tiền mặt khi nhận được hàng
+ Thẻ ngân hàng/Thẻ tín dụng
+ Ví điện tử VitoPay
+ Thẻ Visa
2.5 QUẢN TRỊ RỦI RO
2.5.1 Trường hợp doanh nghiệp và các làng nghề tương tác thông qua sàn thương mại điện tử nhưng lại giao dịch bên ngoài.
VitoMa sẽ cho phép khách hàng và người bán giao tiếp với nhau thông qua tin nhắn. Tuy nhiên, sàn sẽ hạn chế việc hai bên trao đổi các thông tin cá nhân (địa chỉ, số điện thoại, các đường link dẫn tới mạng xã hội). Điều này sẽ hạn chế hai bên có được thông tin lẫn nhau dẫn đến các giao dịch bên ngoài không an toàn.
VitoMa sẽ là đơn vị làm việc trực tiếp với người bán. Người bán muốn vào sàn sẽ kí hợp đồng cam kết các thỏa thuận. Trong đó, có thỏa thuận “Người bán cam kết không giao dịch bên ngoài sàn dưới mọi hình thức”. Với thỏa thuận này sẽ tạo rào cản để người bán không giao dịch bên ngoài. Vì nếu phát hiện mọi hành vi vi phạm hợp đồng thì làng nghề sẽ vĩnh viễn thoát khỏi sàn và bồi thường hợp đồng.
Với mỗi người kinh doanh thì lợi nhuận luôn là vấn đề tiên quyết và được quan tâm hàng đầu. Do đó, mà sàn VitoMa sẽ tạo nhiều ưu đãi về vận chuyển, chiết khấu cho khách hàng để thu hút khách hàng giao dịch trực tiếp trên sàn.
VitoMa là đơn vị cam kết đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nguồn cung ứng uy tín nếu khách hàng giao dịch trực tiếp trên app.
2.5.2 Trường hợp doanh nghiệp hủy bỏ đơn hàng khi đã đặt hàng thành công với người bán.
VitoMa sẽ yêu cầu đơn vị doanh nghiệp đặt cọc trước 30% tổng giá trị đơn hàng để đảm bảo đơn hàng được giao dịch thành công. Khi doanh nghiệp đã đặt cọc với người bán thì sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
+ Đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng.
+ Đảm bảo hoàn cọc khi đơn hàng được giao không đạt các tiêu chuẩn đã cam kết ban đầu.
2.5.3 Trường hợp doanh nghiệp đổi trả đơn hàng khi đơn hàng không đúng như yêu cầu ban đầu.
VitoMa sẽ yêu cầu doanh nghiệp và người bán đàm phán với nhau để thống nhất quyết định. Nếu 1 trong 2 bên không thỏa điều kiện mong muốn thì App VitoMa sẽ chịu trách nhiệm xử lý. Và các trường hợp đổi trả phải đáp ứng các lý do sau đây:
+ Sản phẩm không đạt yêu cầu về thời gian giao hàng.
+ Chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
+ Mức độ hư hại, tổn thất của sản phẩm vượt quá 10% tổng hàng hóa.
+ Mẫu mã không đúng mô tả, sản phẩm không chính thống.
VitoMa chỉ chấp nhận đổi trả sản phẩm sau khi nhận được sản phẩm trong vòng 3 ngày. VitoMa sẽ liên hệ với người bán để đổi sản phẩm sớm nhất cho doanh nghiệp (trong vòng 5 ngày đến 10 ngày).
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Giải pháp VitoMa được thực hiện trên nền tảng 01 website như sàn thương mại điện tử.
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:
Số người tham gia làm: 5
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 3 tháng
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Công nghệ
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
VitoMa là sàn giao dịch thương mại điện tử B2B đầu tiên tại Việt Nam do chính người Việt Nam sáng tạo và được hoạt động dựa trên cơ chế giao dịch giữa doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh các làng nghề truyền thống. VitoMa đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho hai bên khi giao dịch trực tiếp trên sàn thương mại điện tử. VitoMa hỗ trợ các làng nghề truyền thống về mặt kỹ thuật, kiến thức về Marketing and Sales, tích hợp các phương thức thanh toán và hỗ trợ dịch ngôn ngữ để thuận tiện cho hai bên giao tiếp với nhau. VitoMa mang đến một câu chuyện nhân văn, kết nối các làng nghề truyền thống tại Việt Nam để cùng nhau giao lưu, học hỏi và duy trì phát triển những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Tính ứng dụng:
Đối với các làng nghề, VitoMa sẽ là nơi đảm bảo được đầu ra các sản phẩm của làng nghề truyền thống, tạo cơ hội cho các làng nghề giới thiệu sản phẩm đến với các doanh nghiệp. VitoMa giúp các làng nghề có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất giúp năng cao chất lượng, năng cao nắng xuất. Đối với các doanh nghiệp, VitoMa giúp các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có thể tiếp cận được nhiều sản phẩm từ các làng nghề truyền thống dễ dàng hơn. Đồng thời, VitoMa là nơi cung cấp các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống chất lượng và uy tín.
Tính hiệu quả:
Giải pháp sàn thương mại điện tử B2B “VitoMa”, giải quyết được bài toán vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đưa sản phẩm làng nghề phát triển rộng rãi ra nhiều tỉnh thành khu vực miền Tây Nam Bộ và các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam trong các giai đoạn sắp tới. VitoMa sẽ hỗ trợ tăng lượng khách hàng mới cho làng nghề, tăng doanh thu, giúp cho sản phẩm làng nghề truyền thống có chỗ đứng trên thị trường. Sàn thương mại điện tử VitoMa sẽ tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng, khi khách hàng có nhu cầu tìm mua sản phẩm, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin sản phẩm, không mất nhiều thời gian, chi phí có thể giao dịch thuận tiện trên VitoMa. VitoMa có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng nên khi giao dịch trên VitoMa thì cả bên bán và bên mua đều nhận được những lợi ích nhất định, bên những chính sách ưu đãi VitoMa còn đưa ra những quy định chung cho khách hàng khi giao dịch trên sàn. Từ đó, sẽ giữ chân được khách hàng giao dịch lâu dài trên sàn.
Tiềm năng phát triển:
Theo nghiên cứu mới nhất năm 2022, “doanh thu của thị trường thương mại điện tử mô hình B2B tại Việt Nam được dự báo đạt 14,8 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 16,48%”. Hiện tại, ở Việt Nam có gần 2000 các sản phẩm thuộc “ Làng nghề truyền thống” đang gặp khó khăn về mặt đầu ra vì đa phần các hộ làm làng nghề truyền thống đa phần tập chung ở những nơi vùng sâu, vùng xa nên các doanh nghiệp khó có thể tìm đến để thu mua sản phẩm. Nắm bắt được nhược điểm cũng như nhu cầu kinh doanh mà VitoMa được ra mắt để đáp ứng nhu cầu đó. VitoMa sàn thương mại điện tử mới lạ sử dụng mô hình B2B kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích cũng như thu hút được nhiều người kinh doanh bởi đây không những là sàn thương mại mà còn là nơi để giao lưu học hỏi về những kiến thức chuyên môn về Marketing và Sales. Sàn thương mại điện tử B2B VitoMa không chỉ dừng lại ở việc phát triển tại Tây Nam Bộ mà còn có thể mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước.