Thuyền có điểm tựa (Thuyền chống lật)
Cá nhân: Trần Văn Duyệt
LĨNH VỰCGiới thiệu sản phẩm:
Theo nghiên cứu nước ta có tổng cộng 3450 con sông. Với điều kiện nước ta hiện nay chưa có đủ kinh phí để xây dựng hết những chiếc cầu Bắc qua sông. Vì vậy hàng ngày các em học sinh vẫn phải đi học bằng thuyền. Những vụ lật thuyền thương tâm đáng tiếc vẫn liên tục xảy ra cướp đi sinh mạng của nhiều em học sinh. Vậy sau đây em xin trình bày ý tưởng về “chiếc thuyền chống lật” của mình ở phần dưới của đề tài.
Tính năng cơ bản:
Để chiếc thuyền có được điểm tựa vững chắc để chống lật thì những thanh sắt gắn vật liệu nổi phải được làm bằng tuýp sắt . Và các vật liệu nổi phải làm bằng những vật liệu có tính năng nổi cực tốt !
Xuất xứ sản phẩm:
Tác giả Trần Văn Duyệt nghiên cứu và chế tạo
Mô tả cơ bản:
Đầu tiên ta lấy 1 đoạn tuýp sắt dài khoảng 1 mét ta cắt ra hàn vào đuôi thuyền . Sau khi hàn xong đoạn sắt đó vào đuôi thuyền xong rồi ta lấy thêm 1 đoạn sắt nữa hàn nối lên sao cho nó thành hình chữ “T” . Sau đó 2 đầu chữ “T” ta bố trí mỗi đầu 1 vòng bi . Sau khi ta gắn vòng bi vào 2 đầu chữ “T” rồi ta hàn thêm 2 đoạn sắt vào 2 đầu vòng bi. Sao cho nó có thể nâng lên hạ xuống nhẹ nhàng là được.
Sau đó ở phần trên ta bố trí 1 đoạn sắt có những cái lỗ để cố định được những thanh sắt khi gắn vật liệu nổi cho thuyền đứng yên không bị xê dịch khi thuyền đi trên dòng nước . Nhưng phải bố trí làm sao cho nó tháo ra lắp vào dễ dàng để khi quay đầu thuyền ta tháo ra cho thuận tiện . Và ở cuối đoạn thanh sắt ta gắn vật liệu nổi vào đó . Vật liệu nổi để làm vật liệu cho thuyền có thể là bất kì loại vật liệu nổi nào ví dụ như : Can , Phao….. hoặc vật liệu nổi nào đó cực tốt . Vì vật liệu nổi càng tốt thì điểm tựa của thuyền càng lớn thì càng hạn chế được khả năng gây ra lật thuyền.
Đề tài chỉ áp dụng cho thuyền sắt hoặc thuyền bê tông có chiều cao mạn thuyền cách đáy thuyền từ 30cm trở lên .
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Những con sông trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Nơi mà hàng ngày trẻ em vẫn phải đi học bằng thuyền !
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: 1 năm
Số người tham gia làm: 1
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Ngành ứng dụng là : Giao thông vận tải !. Đề tài áp dụng cho những chiếc thuyền sắt hoặc bê tông có chiều cao mạn thuyền cách đáy thuyền từ 30 cm trở lên . Có thể áp dụng cho tất cả những chiếc thuyền trọng lượng nhỏ đi trên những con sông trong lãnh thổ Việt Nam .
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
_ Trong 1 lần ngồi đun bếp mình tình cờ nhìn thấy chiếc bếp kiềng . Mình hình dung rằng : Chiếc bếp kiềng nó đứng vững trãi trong lửa là do nó có điểm tựa cực kì vững chắc nếu nó không có điểm tựa vững chắc thì nó không thể nào đứng vững trãi trong lửa được . Từ đó mình hình dung chiếc thuyền bị lật là do nó không có điểm tựa vì vậy chúng ta cần phải tạo điểm tựa là những chiếc chân để nó không bị lật khi đi trên dòng sông . _ Khi thuyền có điểm tựa rồi khi mực nước sông dâng cao thuyền đi trên sông gặp phải dòng nước xoáy thuyền sẽ bị tròng trành theo quán tính và lúc này nhiệm vụ của những chiếc chân thuyền được gắn vật liệu nổi là cực kì quan trọng nó giúp cho thuyền có điểm tựa vững chắc và không bị lật mỗi khi gặp dòng nước lớn bị xoáy và chảy xiết .
Tính ứng dụng:
_ Nhà bác học ác-si-mét đã từng nói nếu cho ông 1 điểm tựa ông sẽ nhấc bổng trái đất lên . Điểm tựa là vô cùng quan trọng nếu có điểm tựa cực tốt rồi thì mình tin chắc rằng chiếc thuyền của chúng ta khi đi trên sông sẽ không bao giờ bị lật nữa .
Tính hiệu quả:
_ Chúng ta hãy để ý chiếc xe 4 bánh mà các em nhỏ hay tập đi nó có 2 bánh nhỏ 2 bên đằng sau xe đúng không ạ ?? Em bé khi mới tập đi xe không hề biết giữ thăng bằng nhưng nhờ có 2 bánh xe con đằng sau xe nên em có thể giữ được thăng bằng và đi được xe . Và 2 bánh xe con đó là 2 điểm tựa vững chắc giúp cho em không bị đổ khi tập đi. Vậy điểm tựa rất cần thiết đối với em giúp em không bị đổ khi tập đi xe . Nó cũng giống như chiếc thuyền của chúng ta khi đi trên sông nếu muốn không bị lật thì bắt buộc phải có 1 điểm tựa vững chắc . _Khi đến dòng nước chảy xiết hướng sóng đánh từ mọi phía của thuyền . Lúc này sẽ tạo ra 2 lực . Một lực từ mặt nước tác động lên và một lực từ trên thuyền tác động xuống . Mặt nước là nơi giao nhau giữa 2 lực . Lúc này chúng sẽ phân tán đều cho các chân gắn vật liệu nổi . Những chiếc chân gắn vật liệu nổi lúc này có chức năng là 1 điểm tựa vững chắc và như vậy chiếc thuyền sẽ hạn chế hoàn toàn được khả năng bị lật khi đi trên sông . _ Như chúng ta đã biết những vụ lật thuyền gần đây đã liên tiếp xảy ra làm rất nhiều em nhỏ thiệt mạng . Điển hình những vụ lật thuyền gần đây : _ Vụ lật thuyền ở huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An ngày 20 tháng 10 năm 2006 làm 6 em nhỏ thiệt mạng khi đang đi trên thuyền để đến trường . _Vụ lật thuyền trên sông Đồng Nai ngày 19/1/2013 làm chết 2 người trong đó có 1 cháu bé 7 tháng tuổi . _Vụ lật thuyền trên sông Mã ngày 18/10/2013 làm 2 người mất tích . _ Vụ lật thuyền ở Bình Phước ngày 25/10/2013 làm 5 người chết và 2 người mất tích . _Vụ lật thuyền ở Thừa Thiên - Huế ngày 8/11/2013 làm 2 người chết trong đó có 1 cháu bé . _ Vụ lật thuyền ở Tân Lạc - Hoà Bình ngày 20/7/2017 làm 2 người tử vong ! Đây chỉ là 1 trong số rất nhiều những vụ lật thuyền xảy ra trong thời gian vừa qua . Mình chỉ hy vọng rằng sáng kiến nhỏ này của mình sẽ góp phần giúp hạn chế được những vụ lật thuyền trên các con sông trong lãnh thổ Việt Nam . Giúp các em nhỏ an toàn hơn khi đi học bằng thuyền để qua sông !
Tiềm năng phát triển:
Tiềm năng phát triển có thể được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nơi mà những em học sinh vẫn phải đi học bằng thuyền để đến trường !