Đề án chăn nuôi dê sinh sản, dê thịt theo hộ gia đình ở địa bàn vùng cao Hừa Ngài
Cá nhân: Bùi Thị Hiếu
LĨNH VỰC NôNG NGHIệPCá nhân: Bùi Thị Hiếu
LĨNH VỰC NôNG NGHIệPGiới thiệu sản phẩm:
Ý tưởng chính của đề án là nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi dê sinh sản theo qui mô hộ gia đình trên địa bàn xã nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. • Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi dê cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu không dễ gì có được từ các sản phẩm cây thực phẩm khác. Thu nhập bình quân của một hộ chăn nuôi dê hướng thịt là một khoản thu không hề nhỏ đối với người dân trên địa bàn xã. Chính vì chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận khá cao nên các mô hình nuôi dê đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của các hộ nông dân. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện tự nhiên và kinh tế mà chọn cho mình mô hình chăn nuôi phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tính năng cơ bản:
Đối tác chính: Hộ nông dân nuôi dê, thị trường tiêu thụ dê Hoạt động chính: Chăn nuôi, trồng cỏ, tìm nguồn tiêu thụ Giải pháp: Mang lại giá trị kinh tế Quan hệ khách hàng: Hỗ trợ cá nhân; Phân khúc khách hàng; Các hộ gia đình Tài nguyên chính: Dê con, dê thịt. Các kênh thông tin và kênh phân phối: Bán hàng trực tiếp, qua các trang mạng xã hội. Cấu trúc chi phí: 235.000.000 đồng. Dòng doanh thu: 476.000.000
Xuất xứ sản phẩm:
Bùi Thị Hiếu :Trường: Trường PTDTBT THCS Hừa Ngài – Mường Chà – Điện Biên
Mô tả cơ bản:
III. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của đề tài.
Tổng mức đầu tư của dự án: khoảng 235.000.000 đồng. Trong đó:
Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn như sau:
Dự tính trả nợ trong 5 năm. Năm thứ nhất trả 5% vốn và lãi, năm thứ 2 trả 15%, năm thứ 3 trả 25%, năm thứ 4 trả 35% , năm thứ 5 trả 20%.
Dự tính năm đầu thu được 80 con dê con, chia cho người nuôi 40 con, bán 7 con để trả 5% vốn và lãi ( khoảng 14 triệu), 33 con cộng dồn đàn.
Năm thứ 2 với số lượng dê là 83 con, dự tính thu 122 con, trả cho người nuôi 60 con, bán 17 con để trả 15% vốn và lãi (khoảng 35 triệu), 45 con cộng dồn đàn.
Năm thứ 3 với số lượng dê là 128 con, dự tính thu 200 con, trả cho người nuôi 100 con, bán 23 con để trả 25% vốn và lãi ( khoảng 55 triệu), 77 con cộng dồn đàn.
Năm thứ 4 với số lượng dê là 205 con, dự tính thu 340 con, trả cho người nuôi 170 con, bán 35 con để trả 35% vốn và lãi (khoảng 75 triệu), 135 con cộng dồn đàn.
Năm thứ 5 với số lượng dê là 340 con, dự tính thu 580 con, trả cho người nuôi 260 con, bán 22 con để trả 20% vốn và lãi (khoảng 45 triệu), 238 con cộng dồn đàn.
Hết năm thứ năm đàn dê đạt khoảng 340 con, trả hết tiền vay vốn và lãi 238 con dê.
Dự án “Chăn nuôi thả gia súc” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ thuế, tạo ra công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, tạo thu nhập cho chủ đầu tư và niềm tin vào khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.
Dự án mang lại thu nhập cho chủ đầu tư, phục vụ tốt công tác cung cấp nguồn thực phẩm cho cộng đồng.
Dự án triển khai sẽ góp phần thay đổi tập quán, phương thức chăn nuôi dê, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi và thị trường tiêu thụ vì sẽ phát triển thương hiệu, chất lượng dê trong vùng.
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Địa hình đồi núi rộng rãi thuận lợi cho chăn nuôi, trồng cỏ cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc.
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:
Số người tham gia làm: 20
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 1-3 năm
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
nông nghiệp
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
- Mặc dù mô hình chăn nuôi dê không phải là mới tuy nhiên nó là mô hình làm ăn kinh tế mới trên địa bàn xã Hừa Ngài, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Tính ứng dụng:
- Các nguồn thu chính của dự án: bán dê giống, dê thịt. - Dự kiến doanh thu: từ năm thứ 5 dự tính thu lãi khoảng 200.000.000 đồng, đàn dê tăng khoảng 200 con/năm, có thể gia tăng các hộ gia đình chăn nuôi.
Tính hiệu quả:
- Việc sản xuất sản phẩm là khả thi. - Cơ cấu chi phí và giá thành hợp lý.
Tiềm năng phát triển:
- Mục tiêu dự án mang lại thu nhâp cho chủ đầu tư, phục vụ tốt cho công tác cung cấp nguồn thực phẩm cho cộng đồng, góp phần thay đổi tập quán, phương thức chăn nuôi dê, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi và thị trường tiêu thụ vì sẽ phát triển thương hiệu, chất lượng dê trong vùng.