Nghiên cứu tách chiết tinh dầu sả tại nhà để phòng chống muỗi

Nghiên cứu tách chiết tinh dầu sả tại nhà để phòng chống muỗi

Cá nhân: Nguyễn Thị Tuyết

LĨNH VỰC Y SINH, HóA SINH

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Tinh dầu được ví như nhựa sống, tinh hoa của cây, nơi hội tụ đủ những điều quý giá của thực vật như mùi hương, vị, màu sắc, tính chất hóa lý… Và từ lâu con người đã biết sử dụng tinh dầu để phục vụ đời sống như chế biến món ăn, dùng để đuổi côn trùng, chữa bệnh, làm đẹp. Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng định là dồi dào và độc đáo như cây bưởi, chanh, dừa,… trong đó sả tiềm năng rất lớn. Tây Bắc, với thời tiết giao mùa thu - đông nên chuẩn bị đón những tháng dịch xuất sốt huyết. Với trẻ em sức đề kháng cơ thể kém rất dễ bị mắc sốt xuất huyết - một bệnh trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh nhất. Một điều đáng lo ngại là đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh là loại bỏ nơi trú ẩn và sinh sản của muỗi và sử dụng thuốc xịt muỗi để tiêu diệt muỗi. Tuy nhiên thuốc xịt muỗi thường có mùi hắc, ngửi nhiều sẽ bị đau đầu, không thân thiện với môi trường. Xuất phát từ những lí do trên, em quyết định nghiên cứu cách tách chiết tinh dầu sả để phòng chống muỗi.

Tính năng cơ bản:

Tiết kiệm, dễ thực hiện

Xuất xứ sản phẩm:

Tác giả: Quàng Thị Hoa, Nguyễn Thị Tuyết Tổ Năng khiếu - Giáo dục thể chất - Nghệ thuật Trường THCS Thị Trấn Tuần Giáo

Mô tả cơ bản:

  1. III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

              Cây sả.

     

     

     

    1. Giả thuyết nghiên cứu

    Tinh dầu sả có thể tách chiết thủ công tại nhà và hiệu quả chống muỗi có tốt không?

    1. Nhiệm vụ nghiên cứu

              Nghiên cứu cách tách chiết tinh dầu sả bằng phương pháp thủ công.

              Xác định khả năng xua đuổi muỗi và xông hơi của tinh dầu cây sả.

    1. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp lý thuyết:  Tổng quan tài liệu về cây sả.

    Phương pháp vật lý: Thu gom và xử lý mẫu cây sả.

    Phương pháp hóa học: Tìm hiểu thành phần hóa học của tinh dầu sả.

    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thử nghiệm và đánh giá tác dụng xua muỗi và xông hơi của tinh dầu và dịch chiết.

    PHẦN NỘI DUNG

    Chương 1: Cơ sở lý luận

    1. Tổng quan về cây sả.
    2. Đặc điểm thực vật, phân bố.

    Sả tên khoa học Cymbopogon Citratus thuộc họ lúa Poaceae. Sả là loại cây cỏ sống lâu năm, thân rễ sinh nhiều chồi bên tạo  thành bụi, tỏa rộng ra xung quanh. Mỗi bụi gồm 50-100 tép, cao từ 0,8-1,5m hay hơn. Bẹ lá và chồi thường có màu tía hoặc trắng xanh. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi sả.

    Cây sả được trồng ở khắp nước ta, nhưng diện tích trồng làm thuốc không

    nhiều, chỉ có tính chất gia đình và làm người ta chỉ dùng rễ hoặc toàn cây đào về dùng tươi hay phơi trong râm mát

    1. Công dụng

              Sả là loại gia vị vừa tạo mùi thơm, vừa kích thích tiêu hóa, chống nôn, sát trùng, khử hôi miệng, tiêu đờm, giảm đau, thông kinh lạc, chữa cảm cúm, trúng hàn, chữa cho trẻ em chứng động kinh. Có thể dùng pha nước uống cho mát, chóng tiêu hóa thức ăn, thông tiểu tiện, chữa cảm sốt (cảm cúm). Chữa ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, sả giải độc rượu rất nhanh.

             Cây sả chanh có lượng tinh dầu tỉ lệ 1,2- 2,5 % trong lá, được dùng làm gia vị và thuốc, người ta sử dụng bẹ lá, lá, thân, dễ dùng để ướp thực phẩm, lá sả chanh được dùng để nấu nước gội đầu cho sạch gàu, trơn tóc, tạo mùi thơm.

           Ngoài ra khi trồng sả với hệ rễ phong phú, sả là cây giữ đất, chống xói mòn.

          Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, người ta cho rằng vì sả có mùi thơm mà rắn rất kị

              Hương thơm của sả trong các phương pháp điều trị như xông hơi, tắm giúp cơ thể thư giãn…

    1. Thành phần hóa học

    Thành phần hóa học chính chứa trong sả: Citral (32-35%) và geraniol (23%)

    • Citral một aldehyde giữ trách nhiệm tạo ra mùi thơm, citral cũng có đặc tính mạnh chống vi khuẩn và kháng khuẩn.

             Ngoài ra những bộ phận mỏng của sả chứa những chất khác của tinh dầu chẳng hạn như:

    + Myrcenne, chất giảm đau chống khuẩn

    + Citroneellol

    + Citronnelle

    + Methyl heptenone….

    • Citral có vị đắng  mùi thơm đánh tan mùi tanh, hôi thối, có tác dụng kháng khuẩn mạnh lên công trùng

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

Lọ thủy tinh, máy xay, giấm, cây sả, nước, rượu

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: 3 tháng

Số người tham gia làm: 2

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 3 tháng

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Giáo dục

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

Tiện lợi, dễ thực hiện, chi phí thấp

Tính ứng dụng:

Khuyến khích sử dụng trong gia đình

Tính hiệu quả:

Có hiệu quả

Tiềm năng phát triển:

Triển khai rộng rãi trong các hộ gia đình