Tác dụng chữa bệnh ngoài da của vỏ cây núc nác
Cá nhân: Nguyễn Mạnh Tuyên
LĨNH VỰC Y SINH, HóA SINHGiới thiệu sản phẩm:
Hiện nay trên thị trường bán các loại thuốc chữa bệnh ngoài da rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên có rất nhiều hạn chế các loại thuốc này đều làm bằng hóa chất tổng hợp khi sử dụng thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người sử dụng Một câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta là làm cách nào có thể thay thế được các sản phẩm đó bằng các chất có thành phần tương tự có sẵn trong tự nhiên. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế chúng em thấy trong thành phần vỏ và hạt cây núc nác chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cũng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh vảy nến và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng. Xuất phát từ ý tưởng đó chúng em nghiên cứu đề tài ” tác dụng chữa bệnh vảy nến từ triết suất vỏ cây núc nác" với mong muốn tạo ra sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.
Tính năng cơ bản:
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Cao núc nác hòa với 100 ml, uống làm hai lần trong ngày, hòa thêm ít đường cho dễ uống vì thuốc rất đắng. Có thể phối hợp với rễ thổ phục linh, lượng bằng nhau. Đồng thời, ngâm 10 g dược liệu (dùng vỏ tươi cũng được) với 30 ml cồn 50 độ trong 5-7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều, rồi lọc để dùng xoa ngoài, mỗi ngày 3-4 lần. Chữa lở sơn: Cao núc nác (số lượng tùy theo mức độ lở loét) hòa thêm rượu 30-40 độ theo tỷ lệ 1 phần cao với 3 phần rượu. Dùng bôi ngoài da. Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Cao núc nác dùng bôi trực tiếp làm nhiều lần trong ngày. Chữa lở loét: Rửa sạch vết thương bằng thuốc sát khuẩn, rồi bôi cao lên chỗ lở loét Ngày bôi một lần. Chữa eczema bội nhiễm, chảy nước vàng: Cao núc nác đặc, dùng bôi hằng ngày.
Xuất xứ sản phẩm:
Nguyễn Mạnh Tuyên, Giáo viên trường THCS Mường Đăng
Mô tả cơ bản:
Thực tế có nhiều người dùng vỏ cây núc nác chữa một số bệnh ngoài da hay gặp nhưng họ lại không biết cách dùng như thế nào cho hiệu quả, liều lượng bao nhiêu là hợp lý, chủ yếu theo định tính mà không có định lượng như lấy vỏ cây núc nác đun nước tắm để chữa bệnh ngoài da: chữa dị ứng, mẩn ngứa, Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng, Chữa lở loét, Chữa eczema bội nhiễm, chảy nước vàng. Sản phẩm được cô đặc thành dạng cao lỏng, dễ bảo quản và dễ sử dụng có thể dùng để dán lên da, hoặc hòa với cồn để tạo thành dung dịch bôi ngoài da, cách sử dụng và liều lượng tùy theo tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh để đem lại hiệu quả tốt nhất giúp chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó chữa và không bị mắc lại sau khi đã khỏi.
Sản phẩm này được chiết suất từ vỏ cây núc nác, cách dùng và liều lượng dùng để chữa một số bệnh ngoài da một cách hiệu quả nhất. Giúp mọi người mắc bệnh có nhu cầu sử dụng dễ dàng làm theo và có thể nhân rộng cho người dânn địa phương tự chiết xuất và bào chế thành thuốc chữa cho mình mà không phải mất tiền mua các loại thuốc tây dược đang bán tại các hiệu thuốc.
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Người mắc các bệnh ngoài da như: Vẩy nến, Á sừng, nấm kẽ chân, nấm da đầu để thử nghiệm sản phẩm
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: 3 tháng
Số người tham gia làm: 2
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 3 tháng
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Y tế
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
Dự án tham vọng tạo ra sản phẩm thuốc chữa bệnh bán ra trên thị trường, từ đó nhằm bảo tồn nguồn dược liệu quý của địa phương.
Tính ứng dụng:
Dự án có tính thực tiễn và ứng dụng cao.
Tính hiệu quả:
Dự án có thể phổ biến nhân rộng tới mọi người dân sử dụng để chữa bệnh.
Tiềm năng phát triển:
Dự án có thể phát triển thành vùng nguyên liệu để đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm tăng thu nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương.