Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-learning giúp học sinh tự học có hiệu quả

Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-learning giúp học sinh tự học có hiệu quả

Cá nhân: tranhaiyenhx1994

LĨNH VỰC

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, công nghệ thông tin có mặt và có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học là phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Hình thành và sử dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy học sẽ giúp HS tiếp nhận những tri thức mới nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lượng, giúp thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả cao. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức , kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh coi việc dạy phương pháp tự học là cốt lõi. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, thói quen tự học, vận dụng được những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, góp phần hình thành người công dân có ích, năng động, sáng tạo của xã hội tương lai. Trong thời đại hiện nay, học sinh có nhiều điều kiện được tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet từ rất sớm. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các em nhưng cũng đặt ra cho gia đình và nhà trường những mối hiểm họa từ Internet có thể gây ra cho các em. Việc gia đình và nhà trường hướng cho học sinh khai thác những nội dung thông tin hữu ích, có thể hỗ trợ, giúp học sinh tự học tốt hơn là rất cần thiết. Vì vậy, là một giáo viên và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở trong nhà trường tôi đã chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning giúp học sinh tự học có hiệu quả”.

Tính năng cơ bản:

1. Hiệu quả kinh tế Giáo viên, học sinh không mất chi phí cài đặt các ứng dụng, giảm đáng kể tiền photo tài liệu, mua sách tham khảo. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Đối với giáo viên: + Chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet. + Với môi trường bài giảng thân thiện và có tính hướng đạo, giáo viên dễ dàng thao tác, chỉnh sữa, cập nhật bài giảng của mình hoặc của bất kỳ một đồng nghiệp nào mà không cần ý kiến tham gia của người đồng nghiệp đó. + Thuận lợi trong quá trình giảng dạy, kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình giảng dạy một cách khoa học và logic. Đối với học sinh: + Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, học tập của học sinh. Học sinh vừa học, vừa kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học qua Internet. + Tạo ra môi trường học tập công bằng, lành mạnh. Gây hứng thú trong học tập và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ… + Học sinh có thể sử dụng bài giảng của thầy cô trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học. + Học sinh chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E-Learning. 3.Khả năng áp dụng và nhân rộng. Bài giảng điện tử E-learning bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, của xã hội hiện nay và cả mai sau. Học sinh được tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mọi lúc mọi nơi không kể không gian, thời gian một cách chủ động. Do hiệu quả về kinh tế và xã hội mà có thể áp dụng được trên diện rộng đối với tất cả các cấp học và mọi miền Tổ quốc

Xuất xứ sản phẩm:

Cá nhân

Mô tả cơ bản:

Bước 1:  Xác định mục tiêu bài học:

- Hoàn thành được bảng nhân 8, bảng chia 8.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, bảng chia 8.

Bước 2: Xây dựng cấu trúc logic nội dung và tiến trình dạy học:

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.

Bước 3: Multimedia hoá kiến thức:

Việc Multimedia hoá kiến thức được thực hiện thông qua các bước:

  • Dữ liệu hoá thông tin kiến thức.
  • Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh,…
  • Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu.

Bước 4: Tổ chức lưu trữ các thư viện tư  liệu:

Sau khi đầy đủ các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip… Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cây thư mục có cấu trúc sau đây là hợp lý nhất cho một bài giảng hay cả hệ thống bài giảng điện tử.

 Bước 5:  Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn.

Lựa chọn ngôn ngữ hay phần mềm trình diễn cũng cần quan tâm đến trình độ tin học của người dùng. Những phần mềm có tính thân thiện cao, khả năng trình diễn thông tin tốt, dễ thiết kế, chỉnh sửa, cập nhật luôn là một lựa chọn đúng để đảm bảo tính khả thi và phổ dụng. Phần mềm PowerPoint được dùng phổ biến nhất hiện nay, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ tin học cơ bản nhất.

Bước 6:  Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong các quá trình thiết kế. Về nguyên tắc, bài giảng chỉ có thể hoàn thiện sau nhiều lần sử dụng nó.

* Vấn để đặc biệt chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint cũng  như các phần mềm thiết kế khác là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bài giảng điện tử, bao gồm:

  1. Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và khoa học.
  2. Đảm bảo tính hiệu quả.
  3. Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng.
  4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu.
  5. Đảm bảo tính nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi trình diễn thông tin.

Một số hình ảnh về bài giảng thiết kế trên PowerPoint:

2.4 Biên tập kịch bản cho bài học:

Đưa multimedia vào bài giảng gồm video và âm thanh vào sau khi đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. Đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh tương ứng với các ví dụ trong bài học.

Nhưng vấn đề cơ bản ở đây là nếu chúng ta sử dụng các thiết bị thông thường như webcam, máy ảnh, máy ghi âm chất lượng không tốt thì các multimedia có chất lượng  không tốt.

Vậy làm sao để có được multimedia chất lượng?

Giáo viên khi đưa multimedia vào bài giảng gồm video và âm thanh vào bài giảng thường ghi âm trực tiếp hoặc dùng các thiết bị kỹ thuật có chất lượng kém nên bài giảng không đạt được hiệu quả cao. Cụ thể là xảy ra các trường hợp sau:

  • Không đưa được những file hình ảnh vào bài giảng.
  • Phần âm thanh ghi âm có chất lượng kém (rè, tiếng ồn)
  • Phần âm thanh của phim có chất lượng kém (hầu hết các thầy cô giáo đều mắc phải).
  • Giáo viên không lồng được âm thanh của mình vào đoạn video như ý muốn

Qua khảo sát 20 giáo viên trong nhà trường sau khi chưa tìm hiểu bộ công cụ hỗ trợ soạn bài giảng elearning này đạt kết quả như sau: chất lượng bài (heo đánh giá của Hội đồng giáo dục nhà trường)

Chất lượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tốt

2

10

Khá

10

50

TB

8

40

Để giải quyết được vấn đề này tôi xin đưa ra giải pháp đó là chúng ta phải sử dụng một số công cụ hỗ trợ hữu ích để xử lý multimedia ví dụ như:

  • Phần mềm Total Video Converter: Chuyển đổi định dạng file âm thanh, hình ảnh.
  • Phần mềm Camtasia: Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh).
  • Phần mềm Audacity 1.3 Beta (Unicode): Xử lí chất lượng âm thanh.
  • Phần mềm Ulead VideoStudio: Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh).

Đây là biểu tượng của 4 phần mềm trên:

      2.4.1. Chuyển đổi định dạng file âm thanh, hình ảnh bằng phần mềm Total Video Converter:

Đây là giao diện của phần mềm:

Bước 1: Chọn file cần chuyển đổi nháy chuột vào new Task\open để chọn ví dụ:

Bước 2: Chọn định dạng cuối cho file ví dụ:

Chọn định dạng loại video

Chọn định dạng loại âm thanh

 

 

Bước 3: Nháy chuột vào nút Convert Now

Vậy là qua 3 bước chúng ta đã được file đã chuyển đổi định dạng

Chú ý:

           File chèn vào không nên để tên là tiếng việt (phần mềm sẽ không nhận ra (đây là lỗi mà hầu hết các thầy cô giáo mắc phải khi sử dụng nhưng tư liệu đã download được từ trên mạng xuống, hoặc đặt tên file tiếng việt).

‚ Trước khi chuyển đổi file cần tạo thư mục để đưa dữ liệu vào đó sau khi định dạng (chọn đầu ra là thư mục đã tạo.

2.4.2. Xử lí chất lượng âm thanh Phần mềm Audacity 1.3 Beta (Unicode):

Chúng ta cùng tìm hiểu cách loại bỏ những tạp âm của âm thanh.

Bước 1: chọn file\open\open để chọn âm thanh cần chỉnh sửa.

 Màn hình xuất hiện như sau:

Những âm thanh chính thường có biên độ lớn và tiếng ồn (rè) thường có biên độ nhỏ.

Bước 2: Nghe thử và bôi đên đoạn âm thanh rè

Bước 3:       - Chọn effect\noise Removal

                   - Chọn get noise profile

Bước 4:       - Nhấn ctrl + A để chọn toàn bộ âm thanh.

                   - Chọn effect\noise Removal\ok

Bước 5:  Lưu file đã lọc âm thanh: file\export\save

2.4.3. Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh) bằng phần mềm Ulead VideoStudio (Ulead VideoStudio 9):

- Trước đây các thầy cô hay dùng phần mềm Windows movie maker để cắt, ghép, lồng tiếng cho âm thanh, hình ảnh nhưng khi sử dụng phần mềm này có nhược điểm là xử lý không chuyên nghiệp, đầu ra của file không đa dạng (đuôi), khó thao tác chính xác,…

- Với phần mềm Ulead VideoStudio chúng ta có thể khắc phục hoàn toàn những lỗi đó.

 Ở đây tôi xin giới thiệu vấn đề sau:

+ Cắt video và âm thanh.

+ Tạo video từ các tấm ảnh.

+ Ghép video, âm thanh, loại bỏ âm thanh trong video và chèn âm thanh khác vào video.

2.4.3.1. Cắt video, âm thanh:

  1. Cắt video:

Bước 1: Đưa video vào phần mềm: file\insert media file to library\insert video\open

            

Bước 2: Kéo thả video vào phần cửa sổ hiệu chỉnh

 

Bước 3: Xem video và kéo con chạy đến vị trí cần cắt

Con chạy

Màn hình hiển thị

 

+ Muốn cắt phần bên trái nhấn nút:

+ Muốn cắt phần bên phải nhấn nút:

 

 

 

 

Bước 4: Lưu phần video đã cắt: share\creat video file\chọn định dạng video\save.

  1. Cắt âm thanh : làm tương tự như video

Bước 1: Đưa video vào phần mềm: file\insert media file to library\insert audio \open

Bước 2: Kéo thả audio vào phần cửa sổ hiệu chỉnh

 

Bước 3: nghe audio và kéo con chạy đến vị trí cần cắt

Bước 4: Lưu phần audio đã cắt: share\creat sound file\chọn định dạng audio\save.

 

2.4.3.2. Tạo video clip từ những bức ảnh sẵn có:

Bước 1: Đưa ảnh vào phần mềm: file\insert media file to library\insert image \open

Bước 2: Kéo thả ảnh vào cửa sổ hiệu chỉnh (ảnh nào hiện trước thì kéo ra trước)

Bước 3: Đặt thời gian hiển thị cho ảnh

Bước 4: Tạo hiệu ứng chuyển ảnh: Chọn nút effect và kéo thả hiệu ứng vào khoảng giữa 2 ảnh.

Bước 5: Chèn âm thanh cho đoạn clip:

          + Chèn âm thanh vào phần mềm

          + Kéo thả âm thanh đó vào cửa sổ hiệu chỉnh và cắt bớt sao cho hình ảnh và âm thanh cùng kết thúc.

 Bước 6: Lưu clip

          + Nhấn ctrl + A để chọn cả ảnh và âm thanh

          + share\creat video file\chọn định dạng video\save.

2.2.3.3. Ghép video, âm thanh, loại bỏ âm thanh trong video và chèn âm thanh khác vào video:

  1. Ghép video:

- Bước 1: Đưa các video cần ghép vào phần mềm.

- Bước 2: Kéo thả từng video vào cửa sổ hiển thị, video nào hiển thị trước thì kéo trước.

- Bước 3: Nhấn ctrl + A và lưu thành một video (giống như trên).

  1. Ghép nhiều đoạn âm thanh với nhau: tương tự video
  2. loại bỏ âm thanh video:

- Bước 1: Chèn và đưa video vào cửa sổ hiệu chỉnh

- Bước 2: Nháy vào biểu tượng mute

- Bước 3: Lưu video.

  1. Chèn âm thanh khác vào video:

- Bước 1: Loại bỏ âm thanh cho video.

- Bước 2: chọn nút audio và kéo thả audio cần chèn vào cửa sổ hiệu chỉnh,

- Bước 3: Cắt âm thanh và video sao cho bằng nhau (tham khảo phần tạo vidio clip).

  • Xử lí phông nền video cùng phần mềm Camtasia:

 Bước 1: Đưa video vào phần mềm: New Project\import Media..

 Lần lượt chọn video, phông nền trong tệp dữ liệu đã chuẩn bị sẵn rồi nhấn Open

   Lưu ý kéo thả phông nền xuống trước tạo giao diện ngang. Nếu phông neend ở Track 2 thì video sẽ kéo thả ở Track 3

  • Nhấn vào video ở Track 3 Chọn More/ Visua Effect
  • Kéo thả biểu tượng Remove a color xuống Track3 chứa video cần xóa phông
  • Trên thanh công cụ bên phải kéo Tolarance tới vị trí mong muốn.

      Nhấn chuột vào video trên màn hình hiển thị và kéo tới vị trí đặt video thích hợp.

  • Chọn File/Save để lưu trữ video đã chỉnh sửa.

    Sau khi biên tập và xử lí âm thanh, video, giáo viên sẽ sử để hoàn thiện bài giảng E-learning trên Power Point.

Trên đây là phần hướng dẫn 4 phần mềm hữu hiệu cho multimedia để chèn vào bài giảng elearning.

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

- Phần mềm Total Video Converter: Chuyển đổi định dạng file âm thanh, hình ảnh.
- Phần mềm Camtasia: Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh).
- Phần mềm Audacity 1.3 Beta (Unicode): Xử lí chất lượng âm thanh.
- Phần mềm Ulead VideoStudio: Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh).
- Máy tính

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng

Số người tham gia làm: 1

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Giáo dục

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

- Bài giảng điện tử E-leaning đào tạo thông qua Internet, mạng máy tính hay máy tính riêng biệt. Khả năng chuyển tải kiến thức và sự hiểu biết thông qua mạng. E-learning đề cập đến việc sử dụng các ứng dụng hay các quy trình điện tử để học tập bao gồm học tập dựa trên web, học tập dựa trên máy tính, các lớp học ảo và sự cộng tác số hóa. Nội dung được phân phối thông qua mạng Internet, Intranet, băng audio hay video, truyền hình qua vệ tinh và CD-ROM. - Khoảng cách, thời gian học sẽ không phải là trở ngại với người học - học mọi lúc, mọi nơi, ngoài phạm vi lớp học (máy tính hỗ trợ học tập). - Hình ảnh sinh động, hấp dẫn, tương tác, kiểm tra, đánh giá chất lượng tự học chính xác, không hạn chế số lần học. - Nội dung kiến thức chính các, kho học liệu phong phú, đa dạng. - Phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh.

Tính ứng dụng:

Bài giảng điện tử E-learning bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, của xã hội hiện nay và cả mai sau. Học sinh được tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mọi lúc mọi nơi không kể không gian, thời gian một cách chủ động. Do hiệu quả về kinh tế và xã hội mà có thể áp dụng được trên diện rộng đối với tất cả các cấp học và mọi miền Tổ Quốc.

Tính hiệu quả:

2.Hiệu quả về mặt xã hội Đối với giáo viên: + Chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet. + Với môi trường bài giảng thân thiện và có tính hướng đạo, giáo viên dễ dàng thao tác, chỉnh sữa, cập nhật bài giảng của mình hoặc của bất kỳ một đồng nghiệp nào mà không cần ý kiến tham gia của người đồng nghiệp đó. + Thuận lợi trong quá trình giảng dạy, kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình giảng dạy một cách khoa học và logic. Đối với học sinh: + Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, học tập của học sinh. Học sinh vừa học, vừa kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học qua Internet. + Tạo ra môi trường học tập công bằng, lành mạnh. Gây hứng thú trong học tập và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ… + Học sinh có thể sử dụng bài giảng của thầy cô trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học. + Học sinh chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E_Learning.

Tiềm năng phát triển:

Có thể nhân rộng và áp dụng mọi miền Tổ quốc