Dòng cá tra chịu mặn

Nhóm: Nhóm PANGAGEN

LĨNH VỰC NôNG NGHIệP

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong các loài thủy sản được nuôi chủ lực của Việt Nam, đặc biệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2021, giá trị xuất khẩu của cá tra đạt 1,61 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (Vasep, 2022). Cá tra được nuôi phổ biến tại các vùng nước ngọt truyền thống như Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long. Trong thời gian gần đây, vùng nuôi cá tra dần được mở rộng tại các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh. Nuôi cá tra tại các vùng này chiếm 16,7% về diện tích nuôi và 11,8% về sản lượng của toàn ĐBSCL (với 952 ha và 183,666 tấn) trong năm 2020. Tuy nhiên, ngành nuôi cá tra ở ĐBSCL, đặc biệt tại các tỉnh ven biển, đang và sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ xâm nhập mặn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập trên thượng nguồn sông Mekong (IPCC, 2007). Mực nước biển dâng ở ĐBSCL được dự báo sẽ tăng lên 75 cm vào cuối thế kỷ 21. Nước biển dâng kéo theo đó là sự xâm nhập mặn vào sâu khu vực nội đồng và sự xâm nhập mặn càng trở nên nghiêm trọng hơn khi lượng nước ngọt sông Mekong đổ về ĐBSCL giảm nhiều do việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn. Sự xâm nhập mặn đã ảnh hưởng rất nhiều đến nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đặc biệt là cá tra, với đặc thù là sử dụng nhiều nước trong quá trình nuôi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân các khu vực trên vốn có mức thu nhập khá thấp so mặc bằng chung của ĐBSCL và cả nước. Một trong những giải pháp để thích ứng với sự xâm nhập mặn của ngành nuôi cá tra là phát triển nguồn cá giống có khả năng chịu mặn. Với dòng sản phẩm cá tra chịu mặn này sẽ giúp các hộ dân nơi đây phát triển nghề nuôi một cách bền vững, từ đó ổn định thu nhập và sinh kế, giúp cho kinh tế vùng này ngày càng phát triển.

Tính năng cơ bản:

Dòng cá tra chịu mặn này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện độ mặn so với các dòng cá thông thường. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy khi nuôi dòng cá tra chịu mặn và dòng cá tra thông thường trong điều kiện nước lợ (10‰), thì tỷ lệ sống của nhóm cá chịu mặn cao hơn nhóm cá bình thường là gần 20%. Hơn nữa, nhóm cá chịu mặn còn sinh trưởng tốt hơn nhóm cá bình thường trong điều kiện độ mặn (lớn nhanh hơn gấp khoảng 1.25 lần về khối lượng). Khi tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, thời gian nuôi đến khi đạt kích cỡ thương phẩm (khoảng 1kg/con) sẽ ngắn đi. Trong nghiên cứu này, trong điều kiện nước lợ (10‰), nhóm cá chịu mặn cần 7 tháng đế đạt kích cỡ thương phẩm, trong khi nhóm cá bình thường cần đến 8 tháng (giảm 14.2% thời gian nuôi). Việc giảm thời gian nuôi sẽ làm giảm chi phí thức ăn, thay nước, điện cho vận hành hệ thống ao, cuối cùng làm giảm chi phí cho hộ nuôi và tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa, việc sử dụng dòng cá tra chịu mặn mới sẽ cho phép người dân địa phương nuôi cá quanh năm thay vì chỉ tập trung nuôi vào các tháng có nguồn nước ngọt về. Việc này sẽ làm tăng lợi nhuận của hộ nuôi cũng như đóng góp vào sự ổn định sinh kế cho người dân vốn còn bắp bên ở vùng này.

Xuất xứ sản phẩm:

PANGAGEN (thuộc Trường Đại Học Cần Thơ)

Mô tả cơ bản:

Sản phẩm là dòng cá tra có khả năng chịu mặn cao hơn các dòng cá tra thông thường tại ĐBSCL. Hiện tại dòng cá tra chịu mặn đã thành thục, sẵn sàng tham gia sinh sản để cung cấp nguồn giống cá tra chịu mặn cho các tỉnh ven biển ĐBSCL. Dòng cá tra chịu mặn này được tạo ra từ phương pháp chọn lọc di truyền (hiện đang ở thế hệ đầu tiên). Trong quá trình chọn lọc và đánh giá chất lượng giống nhóm đã kết hợp nhiều phương pháp hiện đại như giải trình tự gen thể hệ mới (NGS, next generation sequencing), giải trình tự gen thế hệ thứ ba (third general sequencing) và kết hợp với hệ thống siêu máy tính (high performance computing) để tạo ra các dữ liệu cho quá trình chọn giống cho hiện tại và các thế hệ tiếp theo trong tương lai.

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

Nuôi cá tra chịu mặn không yêu kết cấu ao đặt biệt. Sử dụng lại các ao cũ đã nuôi cá tra trước đó, hoặc ao nuôi tôm. Cho nên hoàn không tốn chi phí để triển khai chi phí hạ tầng cho nuôi đối tượng này.

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: Trên 3 năm

Số người tham gia làm: 13

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Nông nghiệp

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

Cá tra chịu mặn là dòng cá được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc di truyền. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng cho quá trình chọn giống gia cầm cũng như là các loài thủy sản ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên chọn lọc về tính trạng chịu mặn là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên cá tra. Để tạo ra dòng cá này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện trong thời gian là 5 năm và chọn lọc các cá thể có khả năng chịu mặn từ tổ hợp 900 gia đình. Trong quá trình lai tạo để tránh giao phối cận huyết giữa các cá thể cùng gia đình, nhóm đã phát triển thuật toán (viết thành chương trình: shallowped) để phân biệt các cá thể có họ hàng với nhau. Thuật toán này phân biệt các gia đình khác nhau dự trên các chỉ thị phân tử cấp độ DNA (SNPs: đa hình nucleotide đơn). Các SNPs được lọc từ dữ liệu của (shallow sequencing data: dữ liệu giải trình tự DNA ở mức ở mật độ thấp) của từng cá thể cá tra kết hợp với bộ trình tự DNA mới của cá tra (genome). Genome mới của cá tra trong nghiên cứu này được tao ra từ HiFi reads (HiFi reads: giải trình tự gen bằng công nghệ đoạn dài) kết hợp việc sử siêu máy tính (high performance computing). Việc sử dụng các công nghệ mới cho phép tăng độ chính xác trong quá trình chọn lọc để tạo ra đàn cá tra có khả năng chịu mặn tốt. Việc tạo ra dòng cá tra chịu mặn sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn giống chất lượng cao và có khả năng chịu mặn tốt tại các tỉnh nuôi cá tra bị nhiễm nặm tại ĐBSCL. Dòng cá tra chịu mặn với sức sống và tăng trưởng cao hơn sẽ giúp cho các hộ dân tăng thu nhập và ổn định sinh kế.

Tính ứng dụng:

Hiện tại dòng cá tra chịu mặn đang được rất nhiều hộ dân và công ty thủy sản quan tâm. Với diện tích nuôi cá tra tại các tỉnh nước lợ là 952 ha (và có khả năng tăng trong thời gian sắp tới), thì nhu cầu giống cá tra chịu mặn là rất cao. Bên cạnh đó, chất lượng thịt cá tra nước lợ được nhiều người dân đánh giá là rất tốt. Bên cạnh đó giống cá tra nước lợ không chỉ có khả năng phát triển tốt trong môi trường nước lợ mà có khả năng sinh trưởng nhanh trong điều kiện nước ngọt. Nên nhu cầu giống cá tra này chắc chắc sẽ tăng trong tương lai.

Tính hiệu quả:

Một trong các ảnh hưởng tức cực của việc sử dụng giống cá tra chọn lọc chịu mặn là giảm chi phí sản xuất. Dòng cá này phát triển nhanh hơn, sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, cuối cùng làm tăng lợi nhuận cho hộ nuôi. Một trong các vấn đề được quan tâm trong phát triển thủy sản bền vững là giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường trong quá trình nuôi. Mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản không trực tiếp lên quá trình biến đổi khí hậu bởi vì các động vật thủy sản không thải ra khí nhà kính (GHG) như các loài động vật nhai lại, nhưng các hoạt liên quan đến quá trình nuôi trồng thủy sản như vận chuyển, quá trình thay nước (sử dụng năng lượng bơm nước), và quá trình sản xuất thức ăn đã ảnh hưởng gián tiếp đến biến đổi khí hậu. Việc sử dụng dòng cá chọn lọc với khả năng phá triển nhanh hơn và sử dụng ít thức ăn hơn sẽ làm giảm tác động tiêu cực của quá trình nuôi đến môi trường tự nhiên cũng như các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tiềm năng phát triển:

Hiện tại biến đổi khí hậu và quá trình xâm nhập mặn đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nghề nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL. Các dòng cá tra hiện tại được sản xuất là dòng cá thuần ngọt (được nuôi vỗ và sinh sản hoàn toàn trong môi trường nước ngọt) chỉ thích hợp nuôi tại các vùng nước ngọt. Đối với vùng bị nhiễm mặn, dòng cá tra chịu mặn này là sự chọn tối ưu. Hiện có nhiều công ty thủy sản đang quan tâm đến dòng cá này để phát triển nuôi tại các vùng nhiễm mặn. Nhóm cũng dự kiến thực hiện nhiều mô hình thí điểm nuôi dòng cá này tại các tỉnh nhiễm mặn, từ đó đưa ra quy trình nuôi cụ thể để các hộ dân dễ tiếp cận.