PKA Green Device
Nhóm: PKA Green Device
LĨNH VỰC MôI TRườNGGiới thiệu sản phẩm:
Vấn đề rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng đang là bài toán nan giải đối với các địa phương nhất là các thành phố lớn như Hà Nội - nơi có mật độ dân cư sinh sống đông đúc. Công tác thu gom, xử lí rác thải của thành phố Hà Nội qua mỗi năm đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu ngày càng cao của thủ đô. Cụ thể cuối năm 2021, đã hai lần rác thải Hà Nội bị ùn tắc và ứ đọng do sự cố ở bãi chôn lấp rác. Mỗi lần xảy ra sự cố như vậy, nhiều khu vực đã trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ. Thậm chí trên một số tuyến phố, rác thải sinh hoạt thu gom chậm được chuyển đi gây mùi hôi thối và ruồi, nhặng... tác động đến môi trường và sức khỏe người dân đô thị. Phương thức xử lý rác thải vẫn là chôn lấp, tập kết rác tại các bãi lộ thiên đã làm vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề trên, ngoài việc bố trí và xây dựng các bãi tập kết rác, việc áp dụng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý, như: Công nghệ đốt rác, công nghệ chuyển đổi rác thành năng lượng... cũng cần được đề cập. Và một trong những phương pháp hiệu quả hiện nay là chú trọng phân loại rác ngay từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất, sau đó tận dụng rác thải hữu cơ để ủ phân phục vụ sản xuất. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hiện nay trên cả nước lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm gần 40.000 tấn/ngày. Theo Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, chỉ tính riêng TP. Hà Nội mỗi ngày đã thải ra khoảng 7.000 tấn rác. Do vậy, nếu thực hiện tốt công tác phân loại, Hà Nội sẽ tận dụng được hàng nghìn tấn chất thải hữu cơ mỗi ngày làm phân bón. Nhận thấy thực trạng đáng báo động đó của vấn đề rác thải hiện nay, chúng tôi tiến hành thực hiện khảo sát người dân, ban quản trị và ban quản lý tại các khu chung cư về mức độ quan tâm của họ đối với vấn đề rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng như mong muốn của họ về một giải pháp mới nhằm giải quyết được vấn đề rác thải còn tồn đọng. Với kết quả mà chúng tôi nhận được thì có tới 90% người dân chung cư nhận thức được về tình trạng ô nhiễm rác thải hiện nay, và có tới 81,4% rác ở khu chung cư chủ yếu là rác thải dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả…). Từ đó khi chúng tôi đề xuất mong muốn của người dân chung cư về một thiết bị để giải quyết được những vấn đề rác thải còn tồn đọng hiện nay thì đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dân của khu chung cư, ban quản lý và ban quản trị. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát những mong muốn của người dân về công dụng được tích hợp trong thiết bị, từ đó hướng tới việc cho ra đời một thiết bị đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và hỗ trợ giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt còn tồn đọng.
Tính năng cơ bản:
PGD (PKA Green Device) là một trong những thiết bị tiên phong trong lĩnh vực xử lý rác. Chúng tôi mong muốn có thể tối ưu hóa cách tái chế rác hữu cơ truyền thống, đem đến một công nghệ hiện đại với kích cỡ lớn có thể tái sử dụng rác hữu cơ thành sản phẩm ủ trung gian bón cho cây trồng.
Xuất xứ sản phẩm:
Đơn vị: Trường Đại học Phenikaa
Mô tả cơ bản:
1. Ý tưởng chính của dự án
Hệ thống xử lí rác thải hữu cơ thành phân sinh học ở các khu chung cư
2. Mô tả sản phẩm/dịch vụ
(1) Khởi nghiệp thiết bị tái chế rác hữu cơ thành phân bón đặt tại các khu chung cư. Sản phẩm cuối cùng là phân bón sinh học sẽ được thu hồi để bán trên thị trường và xuất khẩu.
(2) Thiết bị PKA Green Device - tích hợp các tính năng hiện tại theo hướng tự động hóa các quá trình biến đổi rác sinh hoạt. Nguồn rác đầu vào là rác hữu cơ và sau đó được đưa vào quá trình 2 bước chuyển đổi. Đặc biệt, rác sau khi chuyển đổi sẽ được trộn với một loại men vi sinh chịu nhiệt có tác dụng khử mùi và phân giải. Kết thúc toàn bộ quy trình, sản phẩm cuối cùng là phân bón vi sinh được đúc thành khuôn và đóng gói.
(3) Giải pháp tạo động lực cho xã hội thực hiện điều luật phân loại rác tại nguồn của Chính Phủ. Với slogan “Rác cũng là tài nguyên” – công nghệ chuyển đổi rác thành năng lượng vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự án đi theo định hướng phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc với 3 mục tiêu về Kinh tế, Xã hội và Môi trường.
3. Giá trị giải pháp của dự án
Giải pháp tạo động lực cho xã hội thực hiện điều luật phân loại rác tại nguồn của Chính phủ. Với slogan “Rác cũng là tài nguyên” – công nghệ chuyển đổi rác thành năng lượng vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự án đi theo định hướng phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc với 3 mục tiêu về Kinh tế, Xã hội và Môi trường.
Link video:
https://drive.google.com/file/d/1UZ0Z7wGf8JoL4WmJwLJ-X-d5fcefxna7/view?usp=share_link
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Không có.
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: 6 tháng
Số người tham gia làm: 5
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản, môi trường
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
- Những máy có chức năng đơn lẻ như: máy nghiền rác, máy nghiền phế phụ phẩm đã có ở Việt Nam nhưng máy tích hợp các quy trình sử dụng cho mục đích xử lý rác chưa có ở thời điểm hiện tại. - Tính sáng tạo trong quy trình xử lý rác thông thường: áp dụng công nghệ ép rác thay thế cho chức năng ủ rác nên tiết kiệm điện năng. - Đảm bảo tính ba trong một trong một sản phẩm: phân hữu cơ, men vi sinh và túi đựng rác có khả năng tự phân hủy sinh học - Máy có thiết kế đẹp mắt, có chức năng vệ sinh tự động.
Tính ứng dụng:
- Kích thước và công suất của thiết bị phù hợp với diện tích phòng xử lý rác và lượng rác trung bình trong 1 ngày của 1 tòa chung cư. - Quy trình xử lý rác thải khép kín, tối thiểu các tác động như mùi, nước thải, bụi bẩn và tiếng ồn. - Xử lý được 70% tổng lượng rác ở các khu chung cư.
Tính hiệu quả:
- Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày. Do vậy, nếu thực hiện tốt công tác phân loại sẽ tận dụng được hàng nghìn tấn chất thải hữu cơ mỗi ngày làm phân bón. - Động lực cho toàn xã hội thực hiện Điều 26, nghị định 45 của Chính phủ: yêu cầu người dân phân loại rác tại nhà thay vì khuyến khích. - Nâng cao đời sống cho người dân thành thị khi lượng chung cư mở bán tăng hằng năm (Theo báo cáo “Tiêu điểm thị trường bất động sản”).
Tiềm năng phát triển:
Ở thời điểm hiện tại, dự án PGD vẫn đang tìm kiếm các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tư vấn, hỗ trợ và tài trợ. Ngoài ra, chúng tôi đã được gia nhập tổ chức IEC – 1 cuộc thi với tên gọi là Thử thách đổi mới và khởi nghiệp, dự án của chúng tôi cũng là một trong 30 dự án được đại sứ quán Mỹ đầu tư. Đối với nguồn nhân lực, dự án được Trường đại học Phenikaa và Tập đoàn Phenikaa sẵn sàng hỗ trợ và đầu tư hoàn thiện. Về các thành viên tham gia dự án, trách nhiệm của các cá nhân như sau: - Đầu tiên là Founder –Trần Thị Linh, người quản lý hoạt động của nhóm, đảm nhiệm vai trò quản trị tài chính của dự án cũng như cách vận hành và cung ứng trong các hoạt động chính. - Thành viên thứ 2 của nhóm là Trương Thị Thúy Thanh - người có lợi thế về giao tiếp và mối quan hệ, sẽ đảm nhận vị trí Content Creator để dự án được tiếp cận đến khách hàng một cách tốt nhất. Hoặc nâng cao các mối quan hệ về đối tác triển khai cho dự án. - Thành viên thứ 3 là bạn Hoàng Trung Nghĩa, bạn sẽ chịu trách nhiệm về các công việc, xử lý các vấn đề kinh doanh của dự án. - Thành viên thứ 4 là bạn Tống Việt Hoàng và thành viên thứ 5 là bạn Nguyễn Trọng Quân. Hai bạn sẽ đảm nhiệm công việc của phòng Kỹ thuật về các công việc hỗ trợ và triển khai, thiết kế bản vẽ, tạo lập sản phẩm mẫu. Để có thể triển khai dự án một cách hiệu quả, nhóm cần sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác sau: Các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, Các doanh nghiệp sản xuất phân bón, Các công ty môi trường, Công ty về công nghệ
Tài liệu mô tả kỹ thuật cơ bản và hướng dẫn sử dụng sản phẩm:
https://drive.google.com/drive/folders/11-6FL-VBmom6iBwXFeF24MWMRs2ASjlA?usp=sharing