Phối cảnh đoạn kênh cắt qua cầu Trường Đai, quận 12.
Tại lễ khởi công dự án, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết đây là công trình hạ tầng trọng điểm ở thành phố, phục vụ và nâng cao đời sống người dân.
Tuyến kênh sau khi hoàn thành cải tạo sẽ là trục thoát nước, chống ngập cho diện tích 14.900 ha khu vực xung quanh. Công trình góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường và tăng kết nối giao thông trên trục Bắc - Nam ở TP HCM.
Phối cảnh đoạn kênh cắt qua cầu Trường Đai, quận 12.
Tại lễ khởi công dự án, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết đây là công trình hạ tầng trọng điểm ở thành phố, phục vụ và nâng cao đời sống người dân.
Tuyến kênh sau khi hoàn thành cải tạo sẽ là trục thoát nước, chống ngập cho diện tích 14.900 ha khu vực xung quanh. Công trình góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường và tăng kết nối giao thông trên trục Bắc - Nam ở TP HCM.
Phối cảnh xe chạy trên tuyến đường dọc kênh.
Dự án khi hoàn thành ngoài giảm ngập, ô nhiễm sẽ giúp giảm tải cho quốc lộ 1 nhờ hai tuyến đường dọc kênh đi qua 7 quận, huyện. Tuyến kênh cũng hình thành trục giao thông thuỷ kết nối TP HCM với Long An qua sông Chợ Đệm và Đồng Nai, Bình Dương qua sông Sài Gòn.
Phối cảnh xe chạy trên tuyến đường dọc kênh.
Dự án khi hoàn thành ngoài giảm ngập, ô nhiễm sẽ giúp giảm tải cho quốc lộ 1 nhờ hai tuyến đường dọc kênh đi qua 7 quận, huyện. Tuyến kênh cũng hình thành trục giao thông thuỷ kết nối TP HCM với Long An qua sông Chợ Đệm và Đồng Nai, Bình Dương qua sông Sài Gòn.
Phối cảnh người dân đi bộ dọc bờ kênh và ngồi chờ tại bến thuyền trên tuyến.
Sau khi khởi công hôm 23/2, nhiều công nhân cùng máy móc được huy động đến công trường cải tạo đoạn qua quận Gò Vấp thực hiện dự án.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (chủ đầu tư), việc triển khai giai đoạn hai công trình đang có thuận lợi khi phần lớn mặt bằng đã được đền bù, giải tỏa từ giai đoạn trước, với hơn 3.200 hộ. Hiện, dự án chỉ còn một phần diện tích chưa bàn giao ở quận 12 và Gò Vấp, với 166 trường hợp.
Sau khi khởi công hôm 23/2, nhiều công nhân cùng máy móc được huy động đến công trường cải tạo đoạn qua quận Gò Vấp thực hiện dự án.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (chủ đầu tư), việc triển khai giai đoạn hai công trình đang có thuận lợi khi phần lớn mặt bằng đã được đền bù, giải tỏa từ giai đoạn trước, với hơn 3.200 hộ. Hiện, dự án chỉ còn một phần diện tích chưa bàn giao ở quận 12 và Gò Vấp, với 166 trường hợp.
Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là dòng kênh dài nhất TP HCM. Công trình cải tạo kênh nằm trong đề án chống ngập và xử lý nước thải ở thành phố giai đoạn 2020-2045, kết hợp các dự án cải thiện hệ thống thoát nước sắp triển khai giúp hoàn thiện hạ tầng đô thị cho khu vực phía tây và bắc thành phố.
Hiện trạng một đoạn kênh Tham Lương - rạch Nước Lên ở huyện Bình Chánh bị ô nhiễm, hai bên phủ đầy cỏ dại, hồi giữa tháng 2.
Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là dòng kênh dài nhất TP HCM. Công trình cải tạo kênh nằm trong đề án chống ngập và xử lý nước thải ở thành phố giai đoạn 2020-2045, kết hợp các dự án cải thiện hệ thống thoát nước sắp triển khai giúp hoàn thiện hạ tầng đô thị cho khu vực phía tây và bắc thành phố.
Hiện trạng một đoạn kênh Tham Lương - rạch Nước Lên ở huyện Bình Chánh bị ô nhiễm, hai bên phủ đầy cỏ dại, hồi giữa tháng 2.
Hướng tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Ngoài tuyến kênh trên, TP HCM chuẩn bị triển khai dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (Bình Thạnh, Gò Vấp), dài 8 km với tổng vốn hơn 9.300 tỷ đồng. Trước đó, TP HCM đã hồi sinh các dòng kênh khác như Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tổng đầu tư 8.600 tỷ đồng); Tân Hoá - Lò Gốm (528 triệu USD)... Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ đang làm giai đoạn 2, dự kiến về đích cuối năm nay.
Hướng tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Ngoài tuyến kênh trên, TP HCM chuẩn bị triển khai dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (Bình Thạnh, Gò Vấp), dài 8 km với tổng vốn hơn 9.300 tỷ đồng. Trước đó, TP HCM đã hồi sinh các dòng kênh khác như Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tổng đầu tư 8.600 tỷ đồng); Tân Hoá - Lò Gốm (528 triệu USD)... Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ đang làm giai đoạn 2, dự kiến về đích cuối năm nay.
Gia Minh - Thanh Tùng