Rác thải, lục bình trên mặt kênh đoạn qua phường Bình Hưng Hoà B.
Một bảng cấm đổ rác được phường Bình Hưng Hoà B đặt tại công trình cải tạo điểm đen về rác thành mảng xanh vườn rau.
Một bảng cấm đổ rác được phường Bình Hưng Hoà B đặt tại công trình cải tạo điểm đen về rác thành mảng xanh vườn rau.
Cách đó khoảng 10 km, tình trạng bùn đất, lục bình bồi lấp hai bên bờ kênh đoạn dưới chân cầu Chợ Cầu, thuộc quận Gò Vấp và quận 12.
Cách đó khoảng 10 km, tình trạng bùn đất, lục bình bồi lấp hai bên bờ kênh đoạn dưới chân cầu Chợ Cầu, thuộc quận Gò Vấp và quận 12.
Nước thải sinh hoạt xả thẳng từ cống ra kênh Tham Lương đoạn dưới chân cầu Chợ Cầu, phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
Nước thải sinh hoạt xả thẳng từ cống ra kênh Tham Lương đoạn dưới chân cầu Chợ Cầu, phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
Dựng căn chòi ở tạm bên bờ kênh Tham Lương thuộc phường 14, quận Gò Vấp để trồng cây kiểng, bà Đoàn Thị Phương Linh (50 tuổi) kể khi còn nhỏ, thấy nước kênh trong vắt, nhiều người còn thả cá phóng sinh. Giờ đây, nguồn nước bị ô nhiễm, trời mưa bốc mùi hôi thối, nhà bà đã phải di dời ra xa, chỉ giữ khoảnh đất thuê trồng cây. "Có tiền tôi không ở khu này, ngày nào cũng ngửi mùi hôi sao mà chịu nổi", bà Linh nói và cho biết mới đây được chính quyền thông báo sẽ di dời đi nơi khác để làm bờ kè dọc kênh.
Dựng căn chòi ở tạm bên bờ kênh Tham Lương thuộc phường 14, quận Gò Vấp để trồng cây kiểng, bà Đoàn Thị Phương Linh (50 tuổi) kể khi còn nhỏ, thấy nước kênh trong vắt, nhiều người còn thả cá phóng sinh. Giờ đây, nguồn nước bị ô nhiễm, trời mưa bốc mùi hôi thối, nhà bà đã phải di dời ra xa, chỉ giữ khoảnh đất thuê trồng cây. "Có tiền tôi không ở khu này, ngày nào cũng ngửi mùi hôi sao mà chịu nổi", bà Linh nói và cho biết mới đây được chính quyền thông báo sẽ di dời đi nơi khác để làm bờ kè dọc kênh.
Mở quán cơm bên bờ kênh, anh Đinh Văn Minh Tâm (ngụ phường 14, quận Gò Vấp) cho biết rất ít khách ghé ăn vì mùi hôi thối nồng nặc. Hiện anh Minh bán cơm chủ yếu qua mạng xã hội để duy trì kinh tế.
Mở quán cơm bên bờ kênh, anh Đinh Văn Minh Tâm (ngụ phường 14, quận Gò Vấp) cho biết rất ít khách ghé ăn vì mùi hôi thối nồng nặc. Hiện anh Minh bán cơm chủ yếu qua mạng xã hội để duy trì kinh tế.
Một đoạn đường dọc kênh Tham Lương thuộc quận Gò Vấp được tráng nhựa trong giai đoạn 1 của dự án cải tạo. Tuy nhiên, đối diện bên kia của quận 12 vẫn là đường mòn đất cát cỏ mọc um tùm.
Một đoạn đường dọc kênh Tham Lương thuộc quận Gò Vấp được tráng nhựa trong giai đoạn 1 của dự án cải tạo. Tuy nhiên, đối diện bên kia của quận 12 vẫn là đường mòn đất cát cỏ mọc um tùm.
Đường tạm được người dân và chính quyền phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân góp quỹ chỉnh trang mặt đường.
Đường tạm được người dân và chính quyền phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân góp quỹ chỉnh trang mặt đường.
Một chiếc thuyền đậu ven kênh Nước Lên, huyện Bình Chánh.
Ở giai đoạn 2 của dự án, toàn tuyến kênh sẽ xây dựng 12 bến thuyền giúp kết nối giao thông thủy - bộ TP HCM đi các tỉnh miền Tây qua cửa ngõ Long An; đi các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Đồng Nai (không đi qua trung tâm thành phố) nhằm giảm kẹt xe, phát triển du lịch và vận chuyển hàng hoá.
Một chiếc thuyền đậu ven kênh Nước Lên, huyện Bình Chánh.
Ở giai đoạn 2 của dự án, toàn tuyến kênh sẽ xây dựng 12 bến thuyền giúp kết nối giao thông thủy - bộ TP HCM đi các tỉnh miền Tây qua cửa ngõ Long An; đi các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Đồng Nai (không đi qua trung tâm thành phố) nhằm giảm kẹt xe, phát triển du lịch và vận chuyển hàng hoá.
Dòng xe ùn tắc trên cầu Bình Thuận thuộc quốc lộ 1 đoạn giao với kênh Tham Lương, ngày 7/2.
Ở dự án cải tạo sắp tới, hai bên bờ kênh được xây dựng những con đường nhằm chia sẻ áp lực giao thông cho khu vực vùng ven, đặc biệt là những tuyến đường thường xuyên ùn tắc như quốc lộ 1, đường Phan Văn Hớn, Quang Trung, Tân Kỳ Tân Quý… Đồng thời kênh kết nối giao thông trục phía Tây, nâng cao chất lượng sống, tạo cơ hội đổi đời cho người dân hai bên bờ.
Dòng xe ùn tắc trên cầu Bình Thuận thuộc quốc lộ 1 đoạn giao với kênh Tham Lương, ngày 7/2.
Ở dự án cải tạo sắp tới, hai bên bờ kênh được xây dựng những con đường nhằm chia sẻ áp lực giao thông cho khu vực vùng ven, đặc biệt là những tuyến đường thường xuyên ùn tắc như quốc lộ 1, đường Phan Văn Hớn, Quang Trung, Tân Kỳ Tân Quý… Đồng thời kênh kết nối giao thông trục phía Tây, nâng cao chất lượng sống, tạo cơ hội đổi đời cho người dân hai bên bờ.
Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng chiều dài gần 33 km đi qua 7 quận, huyện: 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, đây là một trong những dự án trọng điểm cần thực hiện để chống ngập và xử lý nước thải cho TP HCM giai đoạn 2020-2030.
Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng chiều dài gần 33 km đi qua 7 quận, huyện: 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, đây là một trong những dự án trọng điểm cần thực hiện để chống ngập và xử lý nước thải cho TP HCM giai đoạn 2020-2030.
Hướng tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Phong Anh