Qua nhiều bài báo và ý kiến của nhiều người lao động, tôi nhận thấy không nên giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Vì sau khi đóng BHXH được 20-35 năm khi đủ tuổi nghỉ hưu (nam là 62 và nữ là 60) như hiện nay, người đóng chỉ hưởng được từ 45%-75 % số tiền, tức vào khoảng 4-5 triệu đồng mỗi tháng, số tiền này vẫn không đủ sống.
Vậy khi giảm thời gian đóng BHXH xuống còn 15 và tiến tới 10 năm thì mức hưởng lương hưu còn thấp hơn nữa trong khi vẫn phải chờ đến tuổi 60- 62 mới được lãnh lương hưu.
>> Tuổi già không lương hưu của bố mẹ tôi
Theo tôi, bình quân tuổi đi làm của một người lao động từ 20-25 tuổi. Họ được đóng BHXH đến năm 40-45 tuổi, vì lý do nào đó (đã được NLĐ ví dụ cụ thể từ nhiều bài viết) phải nghỉ làm thì nên được nhận lương hưu theo tỷ lệ nhất định, để có thể trang cuộc sống. Chỉ quy định tuổi nghỉ hưu là 60-62, không quy định phải độ tuổi lãnh lương hưu là 60-62.
Do lạm phát và trượt giá, chỉ nên tính bình quân lương của 5-10 năm cuối và nâng tỷ lệ phần trăm lương hưu được nhận lên để nâng cao đời sống NLĐ (đóng 35 năm thì được hưởng 80%; 30 năm thì hưởng 70%; 25 năm hưởng 60%; 20 năm hưởng 50%).
Sau đó mỗi năm tăng 2% như luật trước đây và không quá 75% đối với những người đã hưởng lương hưu nghỉ việc khi chưa đủ tuổi, người đóng BHXH 20, 25, 30 năm nghỉ đúng tuổi hưu).
>> 'Chờ lương hưu tốt hơn rút bảo hiểm xã hội một lần'
Với thực trạng lao động hiện nay số người có khả năng làm việc đủ 60 - 62 tuổi (nữ - nam) và đóng đủ 30-35 năm BHXH để được hưởng lương hưu 75% rất ít.
Từ đó nếu NLĐ mới đóng 15-18 năm thì khả năng đóng thêm 2-5 năm khả thi hơn vì số tiền đóng tương đối ít và ngắn hơn, thời gian chờ để đủ 20 năm hưởng lương hưu ngắn hơn và hạn chế rút BHXH một lần sớm.
Nếu NLĐ không có khả năng đóng thêm 2-5 năm thì cho rút một lần theo nguyện vọng. Nếu NLĐ đã đóng BHXH đủ 20 năm, nghỉ việc ở tuổi 40-45 mà không muốn lãnh lương hưu thấp, lại có khả năng đóng thêm để đủ số năm để lãnh lương hưu cao hơn (từ 60 -70%) thì nên khuyến khích để họ tiếp tục tham gia BHXH.
Lenovo
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.