- Thực trạng các chấn thương thể thao hiện nay như thế nào thưa bác sĩ?
- Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: Khi nền kinh tế càng phát triển, người dân càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân hơn. Sức khỏe về mặt thể chất rất quan trọng, biểu hiện bằng việc bạn tham gia chơi một môn thể thao nào đó. Trước đây, môn thể dục trong trường học ít được chú ý, nhưng hiện nay, với các bạn trẻ, môn thể dục trở nên bắt buộc và được chơi rất nhiều.
Khi nhiều người quan tâm đến sức khỏe, chơi thể thao nhiều hơn thì chấn thương thể thao cũng tăng. Nhưng có điều đáng tiếc là vẫn còn tình trạng chơi thể thao tự phát. Ví dụ, một người ở nước ngoài muốn chơi thể thao thì trước đó, họ sẽ đến thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét thể chất, tình trạng bệnh tật của họ thì chơi môn thể thao nào phù hợp. Họ sẽ đi học một lớp dạy về cách phản xạ, hoạt động thể lực vừa sức, chơi như thế nào để ít bị chấn thương..., sau đó, mới bắt đầu chơi.
Chính việc chơi không đúng cách nên nguy cơ chấn thương rất cao. Trong quá trình điều trị chấn thương thể thao, chúng tôi nhận thấy số lượng bệnh nhân càng ngày càng nhiều. Cách đây khoảng 10 năm, tình trạng đứt dây chằng chéo đa phần do tai nạn giao thông, nhưng hiện nay đứt dây chằng chéo do tai nạn và chấn thương thể thao ở mức 50/50.
- Những người chơi thể thao chuyên nghiệp và cả không chuyên (chỉ tập luyện vì đam mê, mong có sức khỏe tốt hơn) có thể gặp những loại chấn thương nào? Trong đó, những chấn thương nào được xếp vào dạng nguy hiểm, nếu không điều trị phù hợp có thể khiến người chơi thể thao từ bỏ hoạt động yêu thích này?
- Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: các chấn thương sẽ phân thành 3 loại:
Phần cứng: Gãy xương, có trường hợp mọi người thấy rất sợ nhưng về chuyên môn là nhẹ, bởi điều trị cẩn thận có thể mau lành. 3 tháng sau khi xương liền, cầu thủ có thể tập phục hồi chức năng, chơi lại môn thể thao mà mình thích.
Phần mềm: Căng cơ, rách cơ... có thể điều trị bằng cách bảo tồn.
Phần dây chằng: là chấn thương nguy hiểm nhất vì dây chằng là bộ phận nối hai đầu xương với nhau, vận động liên tục. Trong các phương pháp mổ, nếu chặt quá có thể làm cứng khớp còn nếu lỏng quả khiến mất chức năng khớp. Vì vậy, các tổn thương dây chằng, đứt dây chằng, chấn thương dây chằng, rách sụn chêm, tổn thương sụn khớp... được xem là nặng trong chấn thương thể thao.
- Nguyên nhân nào gây ra những chấn thương thể thao thường gặp thưa bác sĩ?
- Bác sĩ Anh Vũ: có 5 nguyên nhân chính gây chấn thương thể thao.
- Không khởi động trước khi tập luyện: những động tác xoay, lắc tay, lắc đầu... chưa đủ để khởi động cơ xung quanh khớp, dễ gây chấn thương.
- Lựa chọn trang phục thể thao không đúng cách
- Kỹ thuật chơi không đúng: chơi không đúng động tác làm tổn thương gân cơ xung quanh cho nên những động viên phong trào chơi không đúng cách dễ gặp chấn thương hơn các vận động viên chuyên nghiệp.
- Độ tuổi: đôi khi nhiều người vẫn nghĩ mình khỏe, trẻ; mỗi ngày đều có thể chạy một cây số, tuy nhiên, một ngày nào đó chạy một cây số thấy cơ thể uể oải, mệt thì nên nghĩ mình đã già, không phù hợp với môn thể thao đó nữa.
- Tập luyện không điều độ: ví dụ hôm nay bạn không chạy bộ, ngày mai sẽ chạy bù hai cây số. Điều này không tốt bởi vì không phù hợp với cơ thể (cơ thể chỉ phù hợp một cây số) nên bỏ quan điểm tập bù. Bạn nên giữ mức độ phù hợp, tập luyện điều độ hàng tuần, hàng ngày sẽ tốt hơn.
- Vì sao người chơi thể thao thường bị đứt, rách dây chằng, đặc biệt là dây chằng chéo trước thưa bác sĩ?
- Bác sĩ Nam Anh: Khớp gối có bốn sợi dây chằng hai sợi hai bên để giữ khớp gối không vẹo bên trong hay vẹo ngoài, dây chằng chéo trước giữ khớp gối không trượt ra trước, dây chằng chéo sau giữ mâm chày không trượt ra sau. Khi chạy nhảy, các động tác cũng có vẹo trái phải, vặn xoắn như xoay người sút trái banh. Dây chằng rất chắc ở vị trí chịu lực, ví dụ dây chằng chéo trước rất chắc ở tư thế mình đẩy mâm chày ra trước, giữ rất chặt nhưng khi xoắn rất dễ bị đứt. Vì vậy những chấn thương dây chằng dễ xảy ra khi chúng ta đảo hướng đột ngột ví dụ xoay người, chân trụ sút đột ngột...
Dây chằng có những thụ cảm thể (sensor), khi căng quá mức sẽ gây đau khiến người chơi phải ngưng động tác đó, nhưng vì mình làm đột ngột nên sensor chưa kịp báo về não, dây chằng căng và đứt liền.
Nhiều người có suy nghĩ sai lầm là đứt dây chằng là không đi được, nếu vẫn đi được là không đứt dây chằng. Ví dụ đứt dây chằng chéo trước, bạn chạy, xoay người rồi nghe bụp, xong thấy đầu gối sưng, đi cà nhắc... Một tuần sau uống thuốc đi đứng vẫn được nhưng nó không bình thường. Bởi mỗi dây chằng lại có một chức năng, dây chằng chéo trước giữ cho mâm chày không trượt ra trước, nếu chức năng đó không sử dụng trong tư thế bình thường thì tổn thương sẽ không bộc lộ ra. Tiếp tục trường hợp đứt dây chằng chéo trước kể trên, nếu bạn đi thẳng, thậm chí chạy thẳng cũng không ảnh hưởng nhưng vẹo sang một chút là sẽ lộ ra.
Vậy dấu hiệu của đứt dây chằng là khớp gối sưng lên, đi cà nhắc kéo dài cả tuần lễ, chấn thương nghe tiếng lạ như rắc, bụp - dấu hiệu của việc đứt, thực hiện lại động tác vừa xảy ra (như nhảy xuống trụ bằng một chân, chạy nhanh đảo hướng...).
Khi đứt dây chằng hầu hết sẽ cần mổ. Tuy nhiên như đã nói ở trên, mỗi dây chằng có một chức năng riêng, và điểm yếu của nó chỉ bộc lộ trong những hoạt động cụ thể. Nhưng đến một độ tuổi nào đó, bạn không muốn chơi môn thể thao đó nữa không nhất thiết chỉ định mổ. Như vậy, chỉ định mổ phụ thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác, hoạt động, mong muốn chơi môn thể thao nào đó, hoạt động nào đó hay không; và cần được thảo luận giữa bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Về phương pháp điều trị, trước đây các bác sĩ sẽ tái tạo lại, tức dùng một đoạn gân khác để thay thế dây chằng đó. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp hàng đầu của tất cả bác sĩ về y học thể thao nhưng tới giờ vẫn không hoàn hảo vì không thể thay thế tự nhiên. Càng ngày khoa học càng phát triển, ngày xưa chúng ta cắt hết, tạo ra một dây chằng hoàn hảo theo ý mình, sau một thời gian không tốt thì tìm lại vị trí giải phẫu để đặt lại dây chằng cho giống vị trí giải phẫu đó nhưng đường kính không tương đương, dẫn đến thất bại.
Kế đó, các bác sĩ cố gắng giữ lại gốc của dây chằng cũ rồi luồn dây chằng mới nằm bên trong dây chằng cũ, trong đó mạch máu nuôi, thụ cảm thể để cảnh báo cho người dây chằng không quá căng, tránh tái chấn thương. Đây là xu hướng hiện nay, kết hợp robot dựa trên hình ảnh để định vị vị trí chính xác từ đó khoan đường hầm để đưa dây chằng mới vào.
Tại Bệnh viện Tâm Anh có robot phano, trước khi mổ sẽ chụp, định vị dây chằng vì mỗi người lại có khác biệt, rồi sau đó mới khoan đường hầm và luồng gân vào. Trước đây khi mới chấn thương, bệnh nhân sẽ không được mổ vì sợ dẫn đến sưng. Nhưng sau này, các bác sĩ thấy nếu mổ sớm có thể nối lại dây chằng, rút ngắn thời gian bình phục. Thứ hai, dây chằng bị đứt được tái tạo là xu hướng hiện nay của thế giới khi nối lại dây chằng. Nếu trong 1-2 tuần đầu tiên, tại Tâm Anh, bác sĩ sẽ nối lại dây chằng cho bệnh nhân. 3 tháng sau, khi dây chằng đã lành hẳn, bệnh nhân có thể chạy nhảy, tập luyện sớm hơn. Đó là những điểm mới trong tái tạo dây chằng, tăng tỷ lệ thành công khi điều trị.
- Xin được hỏi các bác sĩ, những triệu chứng nào trong chấn thương thể thao đáng lưu tâm, người bị chấn thương cần chú ý để có thể thăm khám, chữa trị sớm, tránh để kéo dài quá lâu?
- Bác sĩ Anh Vũ: Khi bị chấn thương thể thao, đau là triệu chứng đầu tiên bạn cảm nhận được. Đây là dấu hiệu cơ thể báo động tình trạng không ổn định. Sau đau là sưng, nóng vùng bị chấn thương. Những dấu hiệu đó thường mơ hồ nhưng khiến bạn thấy khó chịu, buộc phải thăm khám, điều trị nếu muốn trở lại chơi thể thao.
Khi bạn cảm thấy ổn, hết đau, tay chân không sưng nhưng khi ra sân chạy bộ, đánh tennis thì triệu chứng đau trở lại, tức vẫn chưa ổn. Những triệu chứng đó lặp đi lặp lại là do bạn không tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Thường bạn phải ngưng chơi thể thao ít nhất 1-2 tháng. Do đó, khi nào bạn hồi phục hoàn toàn mới nên chơi lại, không nên chơi thể thao lại sau chấn thương quá sớm.
- Xin được hỏi thêm bác sĩ Anh Vũ để chẩn đoán chấn thương thể thao thì bác sĩ cần có kinh nghiệm, thiết bị hỗ trợ như thế nào ạ?
- Bác sĩ Anh Vũ: Đầu tiên, cần một bác sĩ có kinh nghiệm vì khi mới đứt chân sưng to, bác sĩ không khám được vì bệnh nhân thường co chân lại, cần một bác sĩ có kinh nghiệm và giảm đau cho bệnh nhân để có thể kiểm tra chính xác nguyên nhân gây đau.
Sau đó, cần hệ thống máy móc kỹ thuật cao để hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. Ví dụ gãy xương cần CT dựng hình 3D để xem tình trạng gãy có lún vào khớp không, nếu dây chằng cần MRI kỹ thuật cao để thấy rõ sợi dây chằng. Vì trong tuần đầu chấn thương, máu thường tụ lại che mất sợi dây chằng, không biết đứt hay không. MRI kỹ thuật cao giúp xác định dây chằng có đứt hay không, đứt phần nào, có cần mổ sớm không. Tiếp theo, tình trạng teo cơ cần đo trương lực cơ hay sức cơ, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp với từng người.
- Biến chứng trong chấn thương thể thao cũng không phải chuyện hiếm gặp. Những biến chứng nào nguy hiểm và có thể để lại những hậu quả gì?
- Bác sĩ Nam Anh: Chấn thương thể thao cũng có thể để lại biến chứng, ví dụ như gãy xương nếu điều trị không đúng cách sẽ không lành được xương. Xương và thần kinh là hai mô duy nhất trong cơ thể phải lành bằng đúng chất liệu của nó.
Xương phải lành bằng xương, nếu không lành bằng xương sẽ khớp giả, cầu thủ không chạy được. Với tổn thương dây chằng, chúng ta đã biết dây chằng sẽ giữ cho khớp vững, có những trường hợp chấn thương dây chằng nặng và thường đi cạnh khớp có hệ thống thần kinh, mạch máu. Chấn thương nặng có thể làm tổn thương mạch máu và thần kinh. Khi vừa có tổn thương dây chằng kèm tổn thương mạch máu và thần kinh sẽ nặng. Tổn thương dây chẳng nếu bỏ qua, xem thường có thể dẫn tới mất vững khớp, dẫn tới hư sụn khớp, teo cơ nhanh, càng nặng hơn, khớp hư và không hoạt động được.
Không có dây chằng nào đứng độc lập mà không có liên kết với những dây chằng khác. Dây chằng này đứt thì không thể không có lý do nào mà những dây chằng kế cận không đứt, sụn khớp không bị tổn thương. Khi đi khám, bác sĩ cần có khả năng phát hiện dây chằng bị đứt và những dây chằng lân cận nào có thể bị đứt theo, sụn khớp có bị hư hay không. Và nhìn tổng thể tổn thương đó nặng hay nhẹ, không đơn giản là đứt dây chằng và đi mổ dây chằng là được, như vậy không cần một người phải học mấy chục năm để thành bác sĩ.
Tôi có thể huấn luyện một người không cần học y khoa nhưng có thể thực hiện kỹ thuật mổ dây chằng sau 6 tháng học, giống như robot đặt và khoan dây chằng là xong. Đó là đứng về mặt kỹ thuật, nhưng đứng về góc độ chiến lược tổng thể đánh giá bệnh nhân như thế nào để không biến chứng thì rất quan trọng, cần phải đầu tư mấy chục năm mới giải quyết được.
Tại sao có những trường hợp mổ dây chằng xong thất bại vì có nhiều nguyên nhân. Bác sĩ có thể đánh giá được dây chằng của mỗi người vì mỗi người có đặc điểm riêng, dây chằng mỗi người có vị trí bám khác nhau, quan trọng bằng kỹ thuật hiện đại phải định vị được dây chằng ở vị trí nào và phải phục hồi lại theo dây chằng đã có.
Tiếp theo là chương trình luyện tập sau đó. Vì nếu như chỉ chăm dây chằng nhưng quên đi hệ thống cơ xung quanh, quên mất xương sụn bị dập nên sẽ bị đau. Có trường hợp mổ dây chằng xong 3-4 tháng đau, dẫn đến teo cơ và không tập được. Vòng xoắn lẩn quẩn dẫn đến tình trạng thất bại trong tái tạo dây chằng.
Tập luyện như thế nào để hiệu quả. Một bạn đã từng thắc mắc, mỗi người có một đặc điểm khác nhau, nhưng tại sao em tới các bệnh viện khác, bác sĩ cho em tập luyện những người khác. Thắc mắc của bạn rất đúng, bạn cũng nhận xét người mập, ốm, người chơi thường xuyên, đàn ông phụ nữ phải khác. Vậy chương trình luyện tập phải cá thể hóa cho từng người (cần đánh giá trên thể lực, khối cơ, độ bền sức khỏe khi chơi thể thao, bệnh tật kèm theo). Dựa trên đó, bác sĩ sẽ bảng tổng kết, mới đưa ra bài tập và bài tập đó phải thăm dò rằng bạn nên bắt đầu bằng mức độ thấp hay mức độ cao.
Một số bạn xem trên youtube và tập theo các bài tập và bảo với bác sĩ rằng em tập sao càng ngày càng kén. Lý do vì bài tập dù hướng dẫn từng chút, nhưng cường độ, thời gian, bài tập nên tập bằng gì trước thì bác sĩ sẽ viết ra chương trình, mỗi người mỗi khác nhau. Do đó, vì sao bạn phải đi tập vật lý trị liệu sau khi bạn mổ. Bác sĩ sẽ đưa ra chương trình cá thể hóa từng người một (tức khung chung nhưng tốc độ, cường độ tùy theo từng người một). Một người nhờ bác sĩ tư vấn tư vấn cho em bài tập, theo tôi, điều này rất khó vì bác sĩ chưa biết bạn mập, ốm, thể lực, khối mỡ, khối cơ... Tôi cần phải có bệnh nhân thực thụ mới đưa ra chương trình phù hợp.
- Làm thế nào để phòng tránh chấn thương thể thao, luôn giữ phong độ đỉnh cao trong bộ môn yêu thích ạ?
- Bác sĩ Nam Anh: Chấn thương là điều mà không ai có thể tiên lượng. Nhưng toàn bộ cơ thể có hệ thống cảm biến trên da để tránh nguy hại, như khi hơ tay trên lửa thấy nóng là rụt lại liền, nên không ai dí tay vào lửa cho phỏng. Hệ thống dây chằng có 4 loại thụ cảm thể, quan trọng nhất là thụ cảm thể đau, thứ hai là tăng tốc - khi tăng tốc đột ngột sẽ gây đau và báo về não, thứ ba là mecano - cơ học, khi căng quá mức sẽ báo đau để hạn chế lại; cuối cùng là thụ cảm thể lười, bình thường không hoạt động nhưng khi có những bài khởi động thường xuyên thì nó sẽ "sống dậy" để định vị không gian cho dây chằng, báo về để hoạt động của mình nhanh nhẹn hơn.
Như chúng ta thường nói, người học võ này có nghề, té không chấn thương. Tại sao lại vậy? Vì họ thường tập té thường xuyên, lúc đó các sensor hoạt động liên tục giúp phản ứng nhanh hơn, có thể né được. Bạn có thể học các bài như chạy nhanh rồi dừng đột ngột, chạy đảo người, bật nhảy... để giảm thiểu chấn thương. Bệnh viện Tâm Anh có một trung tâm phục hồi chức năng, có huấn luyện cho mọi người về những động tác để tránh chấn thương. Bạn cũng có thể tham khảo các bài tập sẵn có trên mạng, nhưng cái khó là mình không biết khả năng của mình lbao nhiêu để thực hiện. Chung quy lại vẫn nên hỏi bác sĩ để bác sĩ đưa ra bộ bài tập, cường độ phù hợp, vừa chơi vừa luyện tập để bổ trợ cho nhau, hỗ trợ tránh chấn thương.
- Khi đã bị chấn thương thì nên sơ cứu như thế nào để rút ngắn thời gian hồi phục?
- Bác sĩ Anh Vũ: Khi chấn thương, cần có biện pháp hạn chế tổn thương nặng nề hơn.
Đầu tiên là nâng băng ép để cố định vùng bị chấn thương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.
Chườm lạnh để làm nguội phần bị tổn thương vì không chườm lạnh, cố định kịp thời vì vùng tổn thương sưng đỏ, khó chữa cho bác sĩ.
Khi chấn thương phải nghỉ ngơi, bạn không xịt thuốc giảm đau và chạy ra sân chơi tiếp. Điều này rất nguy hiểm, chấn thương nặng nề hơn và bạn không cảm thấy tự nhiên trong hoạt động chạy nhảy, đánh banh.
Kê cao chi lên, thường tổn thương ở vùng chi dưới gặp nhiều hơn, vì khi đứng thì máu sẽ tụ lại làm chi sưng to hơn, đau hơn, do đó cần phải kê cao chi. Đây là phương pháp rất phổ biến để sơ cứu chấn thương thể thao.
- Nhờ bác sĩ Nam Anh giải thích rõ hơn đâu là thời gian "vàng" để điều trị chấn thương?
- Bác sĩ Nam Anh: Thời điểm vàng là lúc đó nếu xử lý đúng thì hậu quả sẽ không kéo dài. Ví dụ nữ hay bị lật cao gót lúc mang giày cao gót, nếu lật mạnh, ngay lập tức nghe cái rắc, bạn đi cà nhắc, máu chảy... hôm sau sưng tím, chảy máu, một tuần sau sẽ sưng. Khi đó những biện pháp sơ cứu ban đầu sẽ không hiệu quả, dẫn đến việc rối loạn dinh dưỡng, cứ đi là sưng, tiến dần đến việc nằm ngủ cũng đau, cảm giác cắn rứt liên tục.
Ba tháng sau, đi chụp X-quang xương đã bị hủy như mối mọt ăn, thậm chí có người còn bị chẩn đoán nhầm là ung thư, kèm tình trạng đau nhức kéo dài. Tình trạng rối loạn dinh dưỡng phải mất 3-6 tháng mới có thể hồi phục. Nếu ngay tức áp dụng phương pháp RICE gồm nghỉ ngơi, băng thun ép, chườm lạnh, kê cao chi. Thuốc chống phù nề, giảm đau sưng rất quan trọng. Nếu trong 5 ngày giải quyết dứt điểm các tình trạng này, sau đó mọi thứ sẽ nhẹ nhàng, nếu kéo dài đến một tuần sẽ gây hậu quả nặng nề. Thời điểm vàng bao gồm đúng thời điểm, đúng người, đúng biện pháp để mau chóng giải quyết chấn thương.
- Nếu đã gặp phải, nhất là những chấn thương nặng thì có những phương pháp điều trị chấn thương thể thao nào các bác sĩ?
- Bác sĩ Nam Anh: Cách đây khoảng 10 năm về trước, y học thể thao của Việt Nam chưa phát triển, cầu thủ phải ra nước ngoài để điều trị. Nhưng 10 năm sau, thế giới có những kỹ thuật nào, Việt Nam cũng gần như có những kỹ thuật đó. Chúng ta áp dụng những phương pháp mà cả thế giới đang làm, ví dụ ngày trước có một thời gian dài, chúng ta không có gân nhân tạo, không có gân nhân đồng loại. Nhưng hiện giờ chúng ta đều có đủ gân nhân tạo, gân đồng loại và khi nào chỉ định dùng loại gân nào thì bác sĩ sẽ quyết định.
Ngày trước, chúng ta chỉ có phương pháp tái tạo nhưng hiện giờ có thể ghép gân. Bác sĩ có thể ghép gân, khâu gân ở giai đoạn sớm. Về mặt kỹ thuật, Việt Nam không thua kém thế giới. Để thực hiện những kỹ thuật cao, chúng ta đã có máy móc hiện đại. Trước đây, nghe nói đến robot là điều xa vời, nhưng hiện nay tại Hệ thống Bệnh viện Tâm Anh vẫn sử dụng robot để định vị đường hầm, định vị vị trí bám, do đó tăng tỷ lệ thành công rất cao.
Hệ thống nội soi rất mờ, hiện nay hệ thống nội soi không gian 3 chiều để thấy rõ từng động mạch. Hiện hệ thống MRI có độ phân giải cực cao, có thể chẩn đoán được nhiều tổn thương dây chằng, tổn thương bên cạnh dây chằng, sụn để có phương án điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể nhìn tổng thể tổn thương của bệnh nhân để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Từ điều kiện chẩn đoán, phương tiện để mổ, địa điểm để mổ, điều kiện vệ sinh vô trùng, chúng ta đều đạt chuẩn nên tỷ lệ thành công cao hơn. Dây chằng khâu lại sớm hoặc tái tạo lại dây chằng, phương án nào bác sĩ Việt Nam cũng có thể làm được. Gân nhân tạo, gân đồng loại, chúng ta cũng đều có, có phương án mổ tối ưu. Vấn đề còn lại là chọn phương án nào cần có sự thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân dựa trên tổn thương của bệnh nhân. Ví dụ nếu bạn bị 6 tháng nhưng đề nghị bác sĩ mổ nối lại thì thực hiện không được. Chúng tôi phải chụp MRI để xem gốc dây chằng còn hay không, nếu còn sẽ thực hiện kỹ thuật ghép gân. Bác sĩ có đầy đủ trang thiết bị và tùy vào đối tượng, từng thời điểm, thời gian tổn thương mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
Bác sĩ Anh Vũ: Dây chằng chéo có rất nhiều phương pháp điều trị. Khi nào nối dây chằng (tức dùng dây chằng cũ đã đứt dính lại trong điểm bám) theo nghiên cứu, khuyến cáo của bác sĩ là 21 ngày đầu. Vì trong 21 ngày đầu, sợi dây chằng vẫn còn đủ dài để đính lại điểm bám, vẫn còn mạch máu và thần kinh để nuôi, dây chằng chưa bị teo. Tuy nhiên, nếu 14-15 ngày, sợi dây chằng qua nội soi đã bị cụt, teo, độ dài không đủ thì phải chuyển qua phương án khác - ghép dây chằng hoặc sử dụng dây chằng nhân tạo.
Các bác sĩ khuyến cáo đầu tiên khi chấn thường thì đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bệnh viện Tâm Anh có cấp cứu dây chằng để chữa trị càng sớm càng tốt. Ví dụ trong 1-2 tuần, bạn mới bị tổn thương thì bác sĩ sẽ "cứu lại" tức để không mất đường gân (vì phương pháp bình thường phải lấy gân ra cuộn lại), vẫn dùng được dây chằng tự nhiên, cơ đùi chưa teo. Nếu để 1-2 tháng sau có thể cơ đùi đã teo, thời gian phục hồi sẽ dài hơn. Nếu sử dụng dây chằng nhân tạo sẽ về đến Việt Nam. Bệnh viện Tâm Anh là bệnh viện đầu tiên và dây nhất sử dụng dây chằng nhân tạo.
Dây chằng nhân tạo có cấu trúc từ các sợi polyetylen, có thể chịu lực tối đa 570 newton (tức chịu lực 570 kg) không thể nào đứt được. Dây chằng nhân tạo sử dụng khi bệnh nhân bị đứt dây chằng lâu, không có khả năng nối nữa và không muốn mất cọng gân trên cơ thể thì mới sử dụng dây chằng nhân tạo. Đây là phương pháp mới để phục hồi nhanh hơn, không cần mất thời gian để lành vì dây chằng đã vững, sau 2-3 ngày có thể bước xuống đi bộ, 1-2 tuần có thể chạy trên giàn.
Hiện tại, các phương pháp mổ dây chằng tạo giàn leo để mô cơ xung quanh bám lên và tạo sợi dây chằng mới. Hiện tại, Việt Nam sử dụng giàn lep tự thân là lấy gân mình để làm. Ở Singapore và những nước khác dùng giàn leo của người hiến tặng. Giàn leo bằng polyetylen đã vững, không cần thời gian để chuyển giao giữa dây chằng cũ và mới, sẽ bám theo đó để mọc lên dây chằng mới, giúp bạn tự tin tập luyện thoải mái nhất, mạnh nhất để trở lại chơi thể thao.
- Nguyên nhân gây tái đứt dây chằng là gì thưa bác sĩ?
- Bác sĩ Nam Anh: Theo thống kê, nguyên nhân thất bại của mổ dây chằng thường gặp nhất là bác sĩ khoan đường hầm không đúng vị trí giải phẫu của người đó hoặc đường hầm nằm quá ra trước, quá ra sau và dây chằng dễ bị chấn thương nên đứt trở lại.
Môi trường: ví dụ trồng một cái cây nhưng không tưới nước, bón phân thì kết quả không như mong muốn, giống như một người phẫu thuật nếu cắt hết , làm sạch sẽ hết và khoan lỗ, đặt dây chằng vào nhưng không có mạch máu nuôi, thụ cảm thể xung quanh cũng không còn nên tỷ lệ thành công thấp.
Dây chằng chắc khỏe thì phải có đường kính, dây càng to thì càng chắc. Đặc điểm của người Việt không chơi thể thao từ bé nhiều như người ngước ngoài nên sợi gân rất nhỏ. Ngày xưa, chúng tôi làm kỹ thuật cũ khoảng 2010 về trước là 6 mm ở phụ nữ, 7 mm ở nam giớ, dưới 8 tỷ lệ thất bại rất cao nên đường kính không đủ.
Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân không luyện tập, dây chằng không kích thích để phát triển, cơ teo, gối mất vững, dẫn đến sự thất bại. Có trường hợp không tìm ra nguyên nhân hình thành sợi dây chằng nhưng có lưu ý hút thuốc là một trong những nguyên nhân làm cho dây chằng không thể tái tạo được.
- Phương pháp trị liệu sinh học bằng huyết tương huyết tương giàu tiểu cầu được thực hiện trong y học thể thao thế nào?
- Bác sĩ Anh Vũ: Trong chấn thương y học thể thao, dùng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) khi bạn bị tổn thương khớp nào đó thường không tổn thương dây chằng không đâu mà còn tổn thương sụn khớp xung quanh như nứt, đứt, thủng lỗ một chút. Huyết tương giàu tiểu cầu để bơm vào đầy vào vết nứt, lắp đầy chỗ thủng. Tuy nhiên, chỉ dùng khi các vết nứt nhỏ, nếu lớn cần chuyển sụn, ghép sụn - kỹ thuật cao hơn. Những vết nứt nhỏ, đường nứt dễ làm cho khớp bị thoái hóa nhanh hơn nên sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để trám lấp. Trám lấp bằng cách tiêm chất dinh dưỡng vào thành lập những mô xơ sụn và lấp đầy những "ổ gà" trên đường, để cử động trơn lán, vết nứt không lan rộng.
Phương pháp thứ hai là trường hợp đứt dây chằng, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu như tiêm chất dinh dưỡng, vì mô xơ mọc nhanh hay chậm cần nguyên liệu xung quanh và huyết tương giàu tiểu cầu là nguyên liệu.
Khi tái tạo dây chằng chụp 2-3 tháng, qua chụp phim MRI thấy dây chằng có nhưng chưa đậm (tức chất dinh dưỡng chưa đủ) thì có thể tiêm huyết tương giàu tiểu cầu như là cách cung cấp chất dinh dưỡng nuôi dây chằng mới.
- Thưa bác sĩ, em là nữ, năm nay 17 tuổi. Em hay chơi bóng chuyền ở trường học. Khoảng hơn một tuần trước, em có bị đau, sưng nề ở đầu gối, đi lại vận động sẽ đau nhiều. Trước đây, em cũng bị như vậy mấy lần, chỉ dán cao giảm đa. Nhưng 1-2 hôm gần đây, em bỗng có cảm giác đầu gối, cứ như bị lỏng lẻo, đi lại ngày càng đau tăng, nhất là đi lên xuống bậc cầu thang, toàn phải đi còng người do không thể duỗi thẳng chân được. Theo bác sĩ trường hợp của em bị làm sao vậy? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
- Bác sĩ Nam Anh: Tôi cần biết bạn có chấn thương không, nếu có thì có thể tổn thương dây chằng hoặc sụn khớp gối. Bạn cần đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chụp MRI, từ đó, đưa ra phác đồ điều trị.
Trường hợp bạn vẫn tập luyện được mà đầu gối sưng lên có thể là quá tải, như một giai đoạn tập nhiều hơn mà cơ thể không đáp ứng, đầu gối sưng lên để phản ứng. Bạn cũng có thể bị viêm, sưng lên, tụ dịch... khi uống thuốc thì xẹp xuống, sau đó càng nặng, cần đi khám để được bác sĩ tư vấn. Trường hợp khác là bạn chơi bóng chuyền nên khá cao, mảnh khảnh... rất dễ mắc bệnh lỏng lẻo đa khớp, tức các khớp trên cơ thể lỏng hơn thông thường khiến các vận động mạnh không vững, bệnh này có thể khắc phục.
Điều bạn cần là đến gặp bác sĩ, loại trừ các nguyên nhân còn lại để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, giúp xung quanh lớn hơn, bù trừ lại phần khớp lỏng lẻo. Việc dán cao sẽ không hiệu quả.
- Em là nam 25 tuổi, có đi tập thể hình. Hơn 3 tuần gần đây, em hay đau ê ẩm vùng thắt lưng vào mỗi sáng, nhất là khi nằm ngửa phía trước bụng cũng đau theo, cơn đau có giảm đi khi nằm nghiêng hoặc đứng lên đi lại. Dáng đi của em cũng bị ảnh hưởng không thẳng được như trước. Bác sĩ cho em biết em bị bệnh gì và chữa trị như thế nào? Nhờ bác sĩ cho em xin địa chỉ của bệnh viện nơi Bác sĩ Nam Anh đang khám bệnh? Em cảm ơn bác sĩ.
- Bác sĩ Nam Anh: Gym là loại hình tập cũng khá nặng, dĩ nhiên còn tùy vào từng người. Những người trẻ thường nghĩ mình mạnh và đẩy tạ rất mạnh nhưng khi đẩy sai tư thế thì cơ và dây chằng bị ảnh hưởng. Bạn nằm ngửa giảm đau nhưng nằm nghiêng bị đau nhiều hơn. Bạn đi khòm lưng chứng tỏ cơ bị co thắt rất nhiều, có thể bạn đã đẩy tạ sai.
Tôi đã từng khám cho nhiều trường hợp đẩy tạ, nâng tạ sai thế khiến bị thoát vị đĩa đệm cấp và rất đau. Để chẩn đoán, bác sĩ cần khám bệnh nhân, tìm nguyên nhân và cần chẩn đoán bằng máy móc như chụp X-quang, MRI phần mềm, nếu nghi ngờ gãy mấu khớp thì cần chụp thêm CT. Dựa trên chẩn đoán hình ảnh hiện đại, bác sĩ mới đưa ra kết luận. Tôi đang công tác tại Bệnh viện Tâm Anh, địa chỉ số 2B đường Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, bạn có thể gọi số hotline chăm sóc khách hàng 0287 102 6789.
- Thưa bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, em là nam, năm nay 21 tuổi, mấy hôm trước em có bị ngã khi chơi bóng, bác sĩ kết luận bị đứt dây chằng chéo trước và cần thực hiện mổ. Em muốn hỏi bác sĩ là hiện tại có những phương pháp mổ nào để tái tạo dây chẳng chéo trước, ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp là gì? Chi phí như thế nào ạ?
- Bác sĩ Nam Anh: Phương pháp cổ điển nhất là lấy sợi gân để tái tạo dây chằng. Phương pháp này có nhiều phương án cố định, tức lấy sợi gân cuộn lại, chập làm đôi, chốt neo ở trên, bắt vít ở dưới. Phương pháp này trước giờ vẫn làm, nhưng điểm yếu là con vít nằm ở dưới, dây chằng khi cuộn lại thường không đủ độ lớn, thường đường kính khoảng 7 mm, dưới 8 mm. Đường kính dây chằng khi đặt vào trong cơ thể đường kính dưới 8 mm thường thất bại rất cao. Sau đó, có phương pháp All inside mà chúng tôi hay làm, tức cuộn dây chằng lại 4 vòng, đường kính lên tới 9 mm hoặc 10 mm, có 2 nút treo 2 đầu nên rất vững và còn sử dụng nẹp bên trong (có sợi chỉ luồng bên trong gân, gọi là Internal Brace). Trong giai đoạn đầu tiên, sợi chỉ sẽ giữ cho độ căng dây chằng liên tục, khi đặt gân vào bên trong sau 1-2 tháng sẽ yếu đi nên dễ bị đứt sợi. Sợi Internal brace sẽ bảo vệ trong 3-6 tháng đầu tiên để dây chằng tạo ra dây chằng mới.
Phương án all inside mà chúng tôi đã dùng từ năm 2011 đến giờ và cho tỷ lệ khá tốt. Phương án này dùng cho các bệnh nhân đứt dây chằng lâu, không còn gốc dây chằng. Bệnh nhân tới sớm hơn những vẫn còn trễ hơn 3 tuần đầu tiên sau chấn thương, qua chụp MRI, chúng tôi đánh giá các gốc dây chằng còn thì vẫn sử dụng phương pháp All inside và Interal brace nhưng đường kính nhỏ hơn một chút (khoảng 8-9 mm), sử dụng gốc dây chằng và có kỹ thuật khoan để luồng dây chằng mới nằm bên trong dây chằng cũ để bảo vệ mạch máu, hệ thống sensor cảm biến của bệnh nhân đó. Việc đặt đúng vị trí của dây chằng vì còn mạch máu nên sẽ nuôi cho tỷ lệ hồi phục cao. Nếu bạn đến sớm, mới bị chấn thương trong 3 tuần lễ đầu tiên, dây chằng vẫn còn thì tiến hành kỹ thuật mổ nối lại dây chằng.
Trong trường hợp không muốn lấy gân (vì trong cơ thể không có gì là dư thừa, ngay cả ruột thừa cũng không dư vì cắt bỏ ruột thừa đi dễ bị viêm mang trành) làm yếu gối đi, do đó dùng dây chằng nhân tạo để làm tấm cốp pha, dựa vào đó cơ thể mới đổ bê tông lên. Về chi phí, trang thiết bị mới, hiện đại thì mắc hơn. Chi phí mổ dây chằng như nối hoặc sử dụng dây chằng nhân tạo khoảng 100 triệu đồng và bảo hiểm chưa chi trả. Mổ tái tạo dây chằng bằng cách lấy gân khoảng 70-80 triệu, bảo hiểm trả một phần.
Minh Tú - Ngọc An