Nói đến đường sắt, người ta nghĩ ngay đến vận tải hàng hóa. Chính vì vậy, mặc dù tình hình vận chyển những năm gần đây có sụt giảm do nhiều nguyên nhân nhưng các quốc gia châu Âu, hay Trung Quốc vẫn mạnh dạnh đầu tư, mở rộng đường sắt nhằm hướng tới tương lai.
Không biết do đâu mà đường sắt ở ta không được quan tâm đầu tư đúng mức nên hơn một thế kỷ vẫn giậm chân tại chỗ.
Còn nhớ khi xem lại lịch sử ngành đường sắt Việt Nam, chuyến tàu đầu tiên chạy bằng đầu máy hơi nước đi từ Sài Gòn đến Hà Nội cũng chỉ mất có hơn 36 giờ và cùng tuyến đường này, hiện nay đi mất 30 giờ, không phải là chạy nhanh hơn mà là bỏ bớt, không dừng nhiều ga dọc đường.
Từ năm 1976 đến những năm 1990, vận tải hàng hóa đường sắt rất phát triển và là ngành vận tải quan trọng của quốc gia. Hiện nay đường sắt Việt Nam là ngành vận tải yếu nhất trong các ngành vận tải. Tôi thấy cơ quan chức năng cứ loay hoay giải pháp này nọ, bao nhiêu năm cũng chỉ trên giấy.
Muốn đổi mới là phải mạnh dạn đầu tư, thay mới, cứ chắp vá thì 1000 năm nữa cũng không phát triển. Còn về mô hình phát triển đường sắt thì học tập các quốc gia phát triển, cụ thể là đường săt Mỹ, hàng năm vận tải hàng hóa đường sắt đóng góp gần 280 tỉ USD vào nền kinh tế Mỹ.
Với quan điểm vận tải hàng hóa đường sắt là "xương sống" của nền kinh tế Mỹ, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các khoản đầu tư cho đường sắt tương lai. Bộ Giao thông nước này ước tính, cần phải tăng thêm 90% công suất để đáp ứng nhu cầu đặt ra đến năm 2035. Thiết nghĩ ngành đường sắt Việt Nam cần mạnh dạn đầu tư đổi mới để đáp ứng yêu cầu vận chuyển của nền kinh tế và chính là phục vụ nhân dân.
Đăng Ngọc Thắng
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.