Không cần phơi nắng nhưng dưa góp (dưa món) vẫn giòn ngon, đậm vị mặn ngọt, để cả năm vẫn được. Đây là món ăn truyền thống ở miền Trung, miền Nam vào ngày Tết cùng bánh chưng, bánh tét giúp cân bằng vị.
1. Sơ chế
2. Thực hiện
Từ xưa, các gia đình miền Trung và miền Nam thường hay phơi nắng cho ráo nước. Một cách khác nhanh và đơn giản hơn là áp dụng quy tắc ẩm thực ''muối tách, đường giữ''. Trút tất cả củ quả đã thái vào âu lớn, cho 80 gr muối hạt vào xóc đều và để ngâm khoảng 2-3 giờ. Lúc này muối tách nước bên trong làm cho củ quả teo lại. Rửa kỹ nhiều lần, rồi ngâm nước ấm 40 độ cho bớt mặn, tiếp tục rửa sạch, để ráo nước.
Ướp củ quả với 600 gr đường cát nâu qua đêm cho tới khi đường tan hoàn toàn. Vớt củ quả ra để trên rổ cho ráo nước, giữ lại phần nước đường để nấu cùng mắm ngâm.
Trút phần nước đường ngâm vào nồi, thêm 200 ml nước mắm rồi cho lên bếp nấu ở lửa vừa, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt. Khi lượng mắm đường trong nồi giảm 1/2 và sánh keo lại là được. Để cho nguội hoàn toàn, cho tỏi, ớt vào rồi vớt ra. Cho phần củ quả vào hũ/lọ thủy tinh đã tiệt trùng phơi khô, rót phần nước mắm đường đã nguội vào và đậy kín. Sau 1 - 2 ngày là đem ra dùng được. Dưa món bảo quản ở nơi thoáng mát. Nếu làm nhiều thì cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng cả năm vẫn ngon.
Chú ý:
Tùy theo sở thích mà linh hoạt chọn các củ quả khác thêm như su hào, đu đủ...
Ướp muối giúp cho việc tách nước trong củ quả ra nên khi ngâm sẽ giòn. Chú ý cần rửa kỹ nhiều nước cho giảm vị mặn sau khi ngâm.
Nước đường ngâm củ quả nấu với nước mắm cho tới khi giảm nửa, sánh lại và để nguội hoàn toàn thì khi ngâm sẽ để được lâu.