(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Tác giả Tăng Kim Sang quản lý một doanh nghiệp dịch vụ du lịch và lữ hành, chia sẻ những khó khăn khi làm việc với ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Sau nhiều ngày chèo bài xin xỏ ngân hàng thì tôi đúc kết được tâm sự của ngân hàng và người đi vay khi nói về chủ trương ân hạn gốc lãi, miễn giảm lãi do ảnh hưởng Covid 19.
Suy cho cùng, ngân hàng cũng chỉ là doanh nghiệp, đi vay và cho vay. Khách hàng gửi tiền thì mong muốn được lãi suất cao. Ngân hàng trong mùa dịch không thể gọi khách gởi tiết kiệm đến để xin bớt lãi suất huy động được. Nhưng khách hàng vay lại mong hạ lãi suất, thậm chí còn đòi miễn lãi. Ngân hàng kẹt ở giữa, căng não với bài toán cân bằng hai bên.
Có những cuộc điện thoại sẻ chia làm chúng tôi hết sức đồng cảm, thấy thương khách hàng, chỉ mong sao có thể giúp được gì cho họ vượt qua sóng gió.
Một ngân hàng nói có công ty nọ, chủ là người Nhật, muốn gia hạn, họ nói: Chúng tôi rất khó khăn nhưng chúng tôi biết rằng ngân hàng cũng khó khăn không kém, chúng tôi sẽ xếp hàng chờ để được hỗ trợ. Nếu không được cũng không trách vì chính chúng tôi là người chịu trách nhiệm tự giải quyết trước.
Nhưng bên cạnh đó, cũng không thiếu trường hợp chưa đến mức không cầm cự nổi nhưng vẫn ào ào lên tiếng yêu cầu phải hỗ trợ, phải được hưởng chính sách. Nếu không được hoặc chưa được xử lý kịp thì sẵn sàng gào lên rằng "ngân hàng chỉ biết hút máu, kiếm lời trên mồ hôi nước mắt khách hàng" và rằng chúng tôi không thực hiện chỉ đạo của chính phủ. Còn hăm doạ sẽ để quá hạn, chây ì...
>> Gánh nặng trả nợ ngân hàng mùa dịch
Xin hãy hiểu cho chúng tôi...trong thời điểm này thì xác định ai cũng khó khăn cả, đến anh nhân viên công sở nếu không bị thất nghiệp đã là cám ơn trời đất, lương giảm đi cũng vẫn còn tốt hơn bao người không có lương.
Lúc càng khó khăn thì chúng ta càng cần giữ trật tự một cách nhân văn, nếu còn đứng được thì xin hãy cố trụ vững, nhường ghế ngồi cho những người không còn đủ sức để đứng vì chúng tôi thật sự cũng đang khó khăn và không đủ ghế ngồi cho tất cả mọi người. Nói tóm lại người đi vay hiểu cho ngân hàng, thì ngân hàng có cho chúng tôi khất nợ hay không?
Còn phía ngân hàng đối với người đi vay thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) yêu cầu như sau :
1. Phải ra chi cục thuế, sở kế hoạch đầu tư nơi đơn vị đăng ký kinh doanh, nộp thuế để thông báo ngừng hoạt động trước xong họ sẽ giải quyết ngay. Chứ còn làm ở nhà hay online , vẫn nghe điện thoại của khách hàng abcd là không phải tạm ngưng hay dừng hoạt động.
2. Chứng minh được khoản lỗ, sụt giảm doanh số so với cùng kỳ. Như kèm theo thông tin khách hàng, nếu làm vé máy bay, thuê xe , vận chuyển như grap... thì phải chứng minh được bằng mã vé, số điện thoại của khách hàng, thông tin hành khách đặt xe, chuyển khoản lại, hay biên lai sụt giảm....
Khi đi vay, người làm kinh doanh cũng đau đầu tính toán, vay như thế nào, kinh doanh làm sao để hàng tháng ngoài trả lãi và vốn, còn dư ra một khoản tiền lời là công sức làm việc của mình và nhân viên – cái này có thể gọi là vốn dự phòng hay không? Trừ những trường hợp đầu cơ, thiếu kinh nghiệm, liều ăn nhiều, còn lại, đã gọi là dân làm ăn, thì ai cũng phải kỹ càng, tự biết thế nào là hợp lý.
3. Doanh nghiệp tôi làm ăn bao nhiêu năm, không hề chậm trả nợ. Tôi nghĩ làm ăn có qua có lại, có bạn nói 90% doanh nghiệp nhỏ không có quỹ dự phòng rủi ro, có vay có chịu, phải có trách nhiệm với hành động của mình, tại sao lại cứ đẩy trách nhiệm về phía ngân hàng... Nhưng thử hỏi liệu ngân hàng có quỹ dự phòng rủi ro không? Nếu có thì sao trong trường hợp cấp bách như vậy không đem ra dùng, hỗ trợ chính bạn hàng của mình được phần nào hay phần đó?
>> Những việc cần làm ngay để phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch
Vị giám đốc này nói sẽ cấp cho bên tôi thẻ tín dụng hạn mức 500 triệu đồng để dùng trong chi tiêu, và trã lãi gốc ngân hàng trong các tháng dịch. Hiện tôi chưa cần do giai đoạn này là phải giữ gìn sức khỏe doanh nghiệp và không thể tái đầu tư thì vị giám đốc ngân hàng nói là khả năng tài chính của phía của chúng tôi rất ổn nên có khả năng họ sẽ không đồng thuận trong việc cho giản nợ, với tình hình này công ty chúng tôi cố gắng xoay tiền để không bị chuyển nhóm nợ và bị kéo xe.
Không phải chúng tôi cố đẩy trách nhiệm về phía ngân hàng, mà thực tế ngân hàng lại đang đẩy khó khăn về phía doanh nghiệp. Đã xoay tiền bằng tiền tích lũy chỉ cần thêm một đến hai tháng là chúng tôi không thể xoay tiền ra, trăm thứ dồn vào, chúng tôi còn phải nghĩ xem bán được thứ gì để trả lãi ngân hàng, trong khi thực tế dịch bệnh như hiện nay, muốn bán cũng không phải dễ.
Hiện công ty ngoài vay mua xe phục vụ kinh doanh du lịch lữ hành chúng tôi còn mua nhà dùng làm kinh doanh cho thuê trọ (Mùa này không cho thuê được, nên gia đình dọn về ở luôn cho giảm chi phí ). Khi tôi đến ngân hàng xin giảm lãi, gốc thì lại được bảo được nếu ngân hàng chấp thuận cho việc chỉ đóng lãi suất từ 03 tháng hoặc 06 tháng theo yêu cầu doanh nghiệp.
Nhưng, chúng tôi lại được tính hàng tháng gần 25,8 triệu đồng -tính tròn 25tr (14 triệu tiền gốc + 11 triệu tiền lãi tôi xin ân hạn 03 tháng theo yêu cầu ngân hàng ), giữ gốc thì sau khi hết thời gian ân nợ sẽ phải thanh toán từ tháng thứ 4 là (14 triệu tiền gốc *6 tháng + tháng thứ 5 bao gồm lãi và gốc ) cái này thực tế gọi là dời nợ thì DNNVV cũng chết. Và phải chứng minh được doanh thu trước 2 tháng để đảm bảo khả năng thanh toán nợ, và đặc biệt sẽ bị chuyển qua nhóm nợ 3.
Chúng tôi là khách hàng lâu năm, theo như cách gọi thông thường là "mối ruột", có lẽ cũng cần phải được phía ngân hàng chủ động xem xét, giải quyết linh hoạt, chia sẻ gánh nặng. Nếu cứ vin vào quy định này kia để ép nợ thì có lẽ không bao giờ tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp. Như tôi trong thời điểm này, khách hàng có khả năng trả cho chừng nào hay chừng đó, sợ nhất là họ phá sản, mình cũng tiêu luôn cả vốn.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiếntại đây.
Tăng Kim Sang