Trả lời cho câu hỏi "vì sao nhiều người Việt lười đi bộ?", có ý kiến cho rằng lý do đến từ những yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết, khí hậu, hạ tầng đô thị không đảm bảo. Từ đó, họ cho rằng đi bộ ở Việt Nam là chuyện bất khả thi. Tuy nhiên, nhiều độc giả sinh sống và làm việc ở các nước phương Tây lại khẳng định, ý kiến đó hoàn toàn là bao biện:
Đồng quan điểm, độc giả Kha Tư Lệ cho rằng: "Người dân nước mình không chịu đi phương tiện công cộng vì đã quen với chữ 'tiện'. Xe buýt hay tàu điện phải đón tận ngõ mới chịu, còn phải đi bộ xa một chút, mất công một chút là họ đi xe riêng cho khỏe. Nhiều người cứ hở ra là nói ở các nước phương Tây giàu có, tiên tiến nên phương tiện công cộng thế này, thế kia. Họ đâu biết rằng, ở các nước đó, người ta đi bộ mỗi ngày 30-60 phút là chuyện bình thường".
Bạn đọc Phamthao202 bổ sung thêm: "Chuyện đi bộ rất bình thường ở Nhật. Vì thế, người Nhật rất hiếm khi béo. Thậm chí, đi bộ ở Nhật còn nhàn hơn đi xe, vì đường có quá nhiều dốc, phải dắt bộ nhiều. Cá nhân tôi ủng hộ việc đi tàu điện dù phải đi bộ 2 km. Chắc gì bạn đi xe máy từ nhà đến công ty đã nhanh hơn người đi bộ 2 km rồi lên tàu điện (với cùng địa điểm xuất phát)? Tôi cũng phản đối dùng xe máy, ôtô nếu không cần thiết, khi tàu điện đã đi vào hoạt động. Điều đó vừa giúp giảm khí thải, giảm ùn tắc, lại tiết kiệm thời gian, tiền bạc".
>> Người Việt ngồi xe máy kêu than tắc đường
Trong khi đó, không ít người ở Việt Nam cũng khẳng định, đi bộ ở trong nước không quá khó khăn như nhiều người tưởng tượng. Độc giả Bằng Lăng Tím chia sẻ: "Tôi ở miền Nam, cũng ước rằng thành phố cũng có tuyến đường sắt trên cao như Hà Nội để đi làm. Tôi rất thích mang balo, mang giày thể thao, mặc đồng phục công sở đi bộ khoảng 2 km, kết hợp phương tiện công cộng để đến chỗ làm. Bản thân tôi cũng đã làm như thế suốt hai năm nay rồi, người lúc nào cũng khỏe khoắn, dáng gọn hơn, vui vẻ, trẻ trung hơn dù đã gần 40 tuổi".
"Đi bộ 2 km là hoàn toàn bình thường khi đã hình thành thói quen. Cái gì cũng phải có điểm bắt đầu, bao gồm cả việc thay đổi thói quen đi lại. Hiện nay, đa số người dân Việt lười đi bộ, đó là nguyên nhân chính khiến chúng ta cứ bảo thủ với phương tiện cá nhân như xe máy, ôtô. Chỉ mong, toàn bộ mạng lưới tàu điện sớm hoàn thành và kết nối trong 10-15 năm tới để phục vụ người dân đi lại", bạn đọc Trần Thắng nói thêm.
Nhấn mạnh ý nghĩa của thói quen đi bộ và sử dụng phương tiện công cộng với giao thông nước nhà, độc giả Anhtuanng98 kết lại:
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.