Mới đây, khi theo dõi tin tức vụ việc nam sinh viên năm thứ nhất mất tích, sau đó được phát hiện đã tử vong, tôi có chút liên tưởng đến sự việc cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh cách đây hai năm. Cả hai vụ việc này đều làm dư luận rất quan tâm, xôn xao bàn luận. Điều đặc biệt là ở cả hai vụ việc, đều xuất hiện rất nhiều "fake news" (tin giả).
Điều đáng buồn là những tin giả đó được đưa ra bởi rất nhiều người có trình độ, trong đó đặc biệt có cả những người nổi tiếng, với lượng người theo dõi rất lớn trên mạng xã hội. Hàng loạt thuyết âm mưu được đưa ra từ chính những người có tầm ảnh hưởng lớn này. Điều này thực sự đã tạo dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến công tác điều tra của cơ quan công an.
Rất nhiều người nổi tiếng đã chia sẻ những câu chuyện không có thật, để rồi bị xử phạt sau đó. Điều đáng nói ở đây là dù án phạt thế nào thì vẫn có tới hàng trăm nghìn người khác đã vô tình tiếp nhận và lan truyền những tin giả này.
Việc phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả là rất quan trọng, bởi đôi khi việc này quyết định nhận thức rồi hành động của chúng ta. Giờ đây, khi đứng trước một ma trận tin tức khổng lồ thì để phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả sẽ là việc không hề đơn giản. Có người đã nói thế này: "Trước kia học là để lấy kiến thức; ngày nay việc học còn để phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả". Khi có kiến thức thì bạn sẽ có tư duy logic. Lúc đó, chúng ta sẽ có thể phân tích, phản biện trước bất kỳ một vấn đề hay tin tức nào, từ đó phân biệt được thật - giả.
Điều này sẽ có tác dụng ngay tức thì. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, khi tin giả về dịch bệnh tràn ngập khiến nhiều người hoang mang, lo lắng, đánh mất cả lý trí. Nhưng nếu chỉ cần bình tâm một chút, chúng ta sẽ thấy ngay nhiều điều vô lý. Chẳng hạn như chuyện đơn thuốc trị Covid-19 được rao bán nhan nhản trên mạng. Nhưng chúng ta phải hiểu, mỗi người một thể trạng khác nhau, dù có cùng bị dương tính với Covid–19 thì cũng không thể dùng cùng một đơn thuốc là khỏi được. Thế nhưng rất nhiều người vẫn lùng sục, săn tìm, bỏ số tiền lớn mua bằng được "thần dược" ấy. Hậu quả là tiền mất tật mang.
>> Tin giả tràn lan, Facebook vô can?
Cách đây một thời gian, dư luận có xôn xao chuyện "lu nước chống ngập". Có thể nhiều người đã hơi nhầm lẫn về cách dùng từ "lu nước" ở đây (để chỉ các dụng cụ và biện pháp để chứa, thoát nước mưa). Tuy vậy, nhà tôi đã đi ngược với đám đông ở vấn đề này. "Lu nước" nhà tôi là một bể nước ngầm 20 m3. Tôi dùng nước trong bể này để tưới cây, rửa xe, xả toilet...
Từ khi có bể nước này, tiền nước nhà tôi giảm khoảng một nửa. Gia đình tôi đang tham khảo để lắp đặt hệ thống lọc nước công suất lớn một chút, nước mưa trong bể sẽ được lọc để dùng hàng ngày thay cho nước máy, khi đó lượng nước máy dùng của gia đình tôi sẽ giảm khá nhiều, thậm chí có tháng có thể không dùng đến luôn. Việc này sẽ tiết kiệm một phần trong chi tiêu hàng tháng của gia đình.
Về giải pháp thoát, thấm nước mưa, tôi quan sát thấy rằng, dù người dân quê mình có trình độ dân trí khá cao, nhưng khi lát vỉa hè, người ta vẫn dùng biện pháp láng bê tông trước rồi mới lát gạch. Với cách làm kiểu này, mùa hè đã nóng lại càng thêm nóng, mùa mưa nước sẽ không có chỗ thoát, gây ra tình trạng ngập úng.
Bỏ ngoài tai "phong trào bê tông hóa" ở khắp mọi nơi, với diện tích 200 m2, gia đình tôi chỉ xây nhà với 50 m2 sàn, còn lại là sân, vườn. Gia đình tôi còn dự kiến là khi có đều kiện sẽ xây một bể bơi nho nhỏ. Bởi vậy nên nhà tôi có rất nhiều chỗ để thoát, thấm nước mưa. Không gian sống của gia đình tôi vì thế mà rất xanh mát, thoáng đãng, hài hòa với thiên nhiên.
>> Cần đưa môn đọc hiểu truyền thông vào chương trình giáo dục
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giống như một loại virus, theo thời gian, tiếp xúc với nhiều loại tin tức giả có thể làm suy yếu sức đề kháng của một người và khiến chúng ngày càng dễ "mắc bệnh". Một người càng tiếp xúc nhiều với một mẩu tin tức giả, đặc biệt nếu nó đến từ một nguồn có ảnh hưởng, họ càng có khả năng bị thuyết phục hoặc bị "nhiễm bệnh".
Cuốn sách kinh điển "Thế giới phẳng" được tác giả Thomas Friedman viết từ khá lâu. Vào thời điểm đó, khi mà internet chưa thịnh hành, nhưng ông đã viết những dòng đại ý thế này: Rồi sẽ có lúc những hành động của bạn sẽ được lưu lại. Tôi muốn biết bạn là ai thì tôi chỉ cần tra cứu, chỉ vài giây sau tôi sẽ biết bạn là ai, có hợp tác được không, có chơi được không?
Giờ đây, nhiều công ty khi tuyển dụng đã yêu cầu ứng viên cho xem Facebook cá nhân. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải ý thức về mỗi hành động của mình. Học để có phông kiến thức tốt, giúp tiếp nhận tri thức, để like, share, comment đúng; không lan truyền những tin giả, độc hại, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, điều đó lại càng có giá trị.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.