Sau bài viết "Facebook biết mọi nhu cầu riêng tư của tôi", câu chuyện về quyền riêng tư và bảo mật thông tin người dùng mạng xã hội lại một lần nữa nóng lên với câu hỏi: Liệu hành động thu thập thông tin người dùng của Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung, có chính đáng và được kiểm soát? Sự an toàn của người dùng có được đảm bảo?
Bên cạnh những ý kiến chỉ trích hành động thu thập dữ liệu cá nhân của Facebook, bao gồm cả việc truy xuất và lưu giữ dữ liệu lịch sử cuộc gọi của người dùng, không ít người cho rằng, bản thân người sử dụng mạng xã hội cũng có một phần trách nhiệm khi quá chủ quan, thiếu kiến thức tự bảo vệ thông tin cá nhân:
>> Vợ tôi đăng mọi thứ lên Facebook
Mạng xã hội là nơi chứa đựng một kho thông tin cá nhân, tiết lộ mọi thứ từ quan điểm chính trị đến khuynh hướng tình dục. Người dùng trong thực tế đã ngầm ủy thác cho các mạng xã hội lưu giữ dữ liệu cá nhân của mình. Tất cả các công ty cung cấp dịch vụ mạng đều có chính sách về bảo mật thông tin của người dùng, nhưng các chính sách này thường đơn giản, thiếu toàn diện và không phải lúc nào cũng được tuân thủ đầy đủ. Họ cũng không tiết lộ nhiều thông tin về cách thức họ lưu giữ dữ liệu của người dùng.
Tuy nhiên, bản thân người sử dụng dịch vụ mạng cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này, dễ dãi cung cấp các thông tin cá nhân cho nhà cung cấp dịch vụ, vô tình ảnh hưởng đến an toàn của bản thân:
>> Facebook chỉ là một cái chợ
Nếu bạn không muốn trở thành một "miếng mồi ngon", trước hết bạn phải làm sao để không lọt thông tin cá nhân vào dữ liệu của các công ty tiếp thị và Internet, như Google và Facebook, vốn dựa nhiều vào quảng cáo để mở rộng hoạt động kinh doanh của họ. Trong lúc này, người dùng Internet không có cách nào khác hơn là phải cực kỳ cẩn trọng:
>> Bạn có từng gặp rắc rối bị Facebook thu thập dữ liệu cá nhân? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.