Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu các khái niệm liên quan tới "tiền":
Tiền: là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản nhất có thể thì tiền chính là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ của con người. Tiền cũng tuân theo quy tắc của cung - cầu: tiền nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ sẽ dẫn tới lạm phát (giá tiền, sức mua của đồng tiền giảm xuống); tiền ít hơn hàng hóa, dịch vụ thì giá tiền cao, sức mua của đồng tiền tăng lên.
Thế nhưng, vẫn có những người phản đối quan điểm tiền là một loại hàng hóa, vì cho rằng ngay từ đầu, hàng hóa đổi lấy hàng hóa là cơ bản, và hoạt động đó chỉ phát sinh một giao dịch (đổi hàng lấy hàng của hai người). Nhưng khi xem tiền là một loại hàng hóa thì nó sẽ phát sinh tới hai giao dịch (đổi hàng lấy tiền, rồi lại dùng tiền đổi lấy hàng). Vậy, nên xem tiền là một loại giấy nợ đại diện cho một mối quan hệ nợ (người cầm tiền là cầm giấy đòi nợ). Dù tiền là gì đi nữa thì nó cũng là công cụ đo công (sức) lao động của con người nhưng giá trị này không có tính ổn định mà chịu sự tác động của hai chu trình:
- Lạm phát: lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trong khi sản lượng không thay đổi sẽ dẫn đến giá cả tăng lên. Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó là lạm phát. Tức là cùng một lượng tiền, hôm nay mua được một kg gạo, ngày mai chỉ còn mua được 0.5 kg gạo hoặc các mặt hàng khác có giá tăng theo thời gian.
- Giảm phát: khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khi sản lượng không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biện pháp của ngân hàng quốc gia gây ra hay khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi (khi người dân và doanh nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng).
Cách thức hoạt động kinh tế của xã hội loài người:
1. Quy luật tổ chức kinh tế "kẻ đi săn và con mồi" hay "quy luật tổ chức bầy đàn"
Trong thế giới động vật: con bọ ngựa chỉ săn được sâu bướm, các sinh vật bọ cánh cứng nhỏ khác. Lớn hơn một chút là con cáo có thể săn thỏ, săn động vật gặm nhấm và chim chóc, gà rừng. Một con sói có thể săn được động vật gặm nhấm, chim chóc, gà rừng, hươu... Một đàn sói lớn liên kết lại có thể ngoài các động vật nhỏ có thể săn được các động vật lớn hơn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, nai sừng tấm, tuần lộc.
Khi vào mùa khí hậu khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm các con mồi lớn như nai sừng tấm, linh dương đầu bò, ngựa vằn... không còn hoặc quá hiếm hoi, thì đàn sói lớn sẽ tự tan rã thành các đàn sói nhỏ hơn, thậm chí từng cá thể độc lập. Nguyên nhân của sự tan rã chính là để đảm bảo thành quả của mỗi cuộc săn sẽ đủ chia phần và duy trì sự sinh tồn cho từng cá thể trong đàn. Việc duy trì một đàn lớn lúc này không hiệu quả vì các con mồi săn được rất nhỏ, không đủ chia phần cho các cá thể, bộ máy bầy đàn quá cồng kềnh nên khi chia phần thì các cá thể có địa vị thấp sẽ chẳng còn gì mà ăn.
Nhưng khi vào mùa săn lớn, có các con mồi xuất hiện chúng quần tụ lại thành các đàn săn lớn hơn để đảm bảo sức mạnh có thể săn được các con mồi lớn hơn. Đây gọi là quy luật "thịnh - suy" của tự nhiên.
Trong xã hội loài người: xã hội loài người dù có văn minh tới đâu cũng phải tổ chức theo mô hình kinh tế của xã hội nguyên thủy là "kẻ đi săn và con mồi", mất cân bằng kinh tế giữa "kẻ đi săn" và "con mồi" là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế. Một con người sức lực có hạn nên chỉ làm được các việc nhỏ, nhưng khi liên kết lại sẽ hình thành một tập thể, một tổ chức có thể làm được nhiều việc lớn hơn. Các hình thái kinh tế từ làm thuê, tự làm, tự cung, tự cấp, đến hình thức kinh tế quy mô hộ gia đình, hộ cá thể, tổ chức doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn, liên kết tập hợp kinh tế lớn gọi là Hội liên hiệp doanh nghiệp, đều là các hình thức tổ chức "đàn săn" của "kẻ đi săn" sao cho hiệu quả, phù hợp với mục đích kinh doanh, sản xuất của từng tổ chức.
Khi có các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, thị trường thay đổi... thì cũng có hình thức tổ chức lại như thu nhỏ, sa thải nhân viên... để đảm bảo phù hợp với quy tắc tổ chức của "đàn sói" hay sự tương ứng của "kẻ đi săn và con mồi", đảm bảo thành quả kinh tế có thể nuôi sống được các cá nhân trong tổ chức đó. Việc tổ chức đa dạng nền kinh tế như vậy người ta gọi là "nền kinh tế thị trường".
Ngược lại với kinh tế thị trường là kinh tế tập trung bao cấp. Kinh tế bao cấp là kinh tế thống nhất tài sản, của cải trong xã hội về một đầu mối và chịu sự quản lý, phần chia từ đầu mối này. Đầu mối đó thường là cơ quan quyền lực cao nhất của xã hội đó. Kinh tế tập trung bao cấp phù hợp với các thiết chế xã hội cần sự trưng mua, trưng thu tài sản, của cải trong dân chúng cho những mục đích nhất định, ví dụ như cứu trợ, thiên tai, địch họa... Việc này đảm bảo phân phối tài sản, của cải của xã hội cho những mục đích đặc biệt quan trọng như phục vụ quân lương cho chiến tranh, lương thực cho dân chúng vùng cứu trợ khẩn cấp.
>> >> Đạo đức của người có tiền
2. Quy luật tổ chức kinh tế "kim tự tháp"
Mô hình kinh tế tự cung tự cấp, quy mô cá thể chỉ giải quyết được các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ nghỉ... Nhưng để tổ chức hiệu quả theo mô hình quy luật kinh tế "kẻ đi săn và con mồi" thì việc phân công, phân cấp đã trở nên rõ ràng. Từ đó cho phép xã hội loài người có thể giải quyết được các bài toán lớn hơn về tăng năng suất và tập trung cho các công việc to lớn hơn ví dụ như tổ chức giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu, quản lý xã hội, khoa học, bảo vệ lãnh thổ quốc gia...
Như vậy ở tầng dưới đáy của kim tự tháp thì các công việc này, các tầng lớp dưới này sẽ củng cố vững chắc cho các tầng lớp xã hội ở bên trên. Nếu mất cần băng bằng thì kim tự tháp xã hội này sẽ sụp đổ. Độ rộng lớn, vững chắc của tầng đáy sẽ củng cố vững chắc các tầng lớp bên trên. Ngược lại, độ suy yếu của tầng lớp bên dưới sẽ làm sụp đổ các tầng lớp bên trên. Thấy rõ nhất là nông dân và hệ thống sản xuất hàng hóa tiêu dùng sẽ ở bên dưới tầng đáy này.
Tiền vốn là "giấy ghi nợ" không thể ăn được hay tiêu dùng được. Để đảm bảo có giá trị và có thể "thu hồi được nợ" thì phải được đảm bảo bằng hàng hóa của tầng lớp dưới đáy này tạo ra. Thành quả kinh tế của tầng lớp dưới đáy này sẽ quyết định sự ổn định hay sụp đổ của tầng lớp bên trên, thông qua việc quyết định giá trị của "giấy nợ" mang tên tiền. Trong các xã hội hiện đại thì việc bảo vệ tầng lớp bên dưới này sẽ quyết định tới giá trị và sự tồn vong của xã hội hiện đại. Vì không một kim tự tháp nào có thể tồn tại mà thiếu phần đáy. Các xã hội phương Tây sẽ chi tiền để bảo vệ tầng lớp nông dân và hệ thống sản xuất hàng hóa trước tiên rồi mới tới việc duy trì các dịch vụ bên trên.
Tầng lớp bên trên của kim tự tháp xã hội chủ yếu sống bằng dịch vụ. Họ đổi lấy dịch vụ hàng hóa không trự tiếp tiêu dùng lấy các giấy nợ (tiền) rồi đi quy đổi nó thành các hàng hóa có thể tiêu dùng cá nhân. Đối với một xã hội được tổ chức tốt thì các tầng lớp bên trên sẽ luôn ý thức được việc bảo vệ các tầng lớp bên dưới và hệ thống sản xuất hàng hóa bên dưới có yếu tố quyết định sống còn và giá trị của cải, công việc mà họ đang làm nên họ sẽ mạnh tay cứu trợ, chi tiền để bảo vệ.
Với xã hội tiên tiến các bạn sẽ không thấy lạ khi các tỷ phú, doanh nhân chi hàng tỷ đồng, tỷ đôla giải cứu các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, nông dân, không chỉ phải vì đạo đức mà là trực tiếp bảo vệ tài sản, công ty, tổ chức của họ. Ví dụ dễ thấy nhất cho mô hình kinh tế này là sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn. Khu vực thành phố hiện đại thường không sản xuất hàng hóa nhưng lại sống tốt bằng dịch vụ. Còn khu vực nông thôn, nông nghiệp thường là đích đến của các giấy nợ mang tên tiền nhưng lúc này thường chịu lạm phát.
Các bạn sẽ không lạ lẫm khi trên thế giới này sẽ luôn xuất hiện các khu "ổ chuột" bên cạnh cách thành phố, khu dân cư siêu giàu, siêu sang. Bởi vì cuộc sống của các thành phố siêu giàu, siêu sang sẽ đẩy tốc độ lạm phát tăng cao nhất, phi mã nhất (người giàu sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn cho những món đồ ít giá trị sử dụng nhưng xa lạ). Ở gần thành phố thì tốc độ lạm phát sẽ tác động lớn hơn hàng hóa tiêu dùng sẽ có giá trị cao, trong khi đó người giàu ở thành phố bên cạnh sẽ có xu hướng bỏ qua, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ quá quen thuộc nên giá trị của chúng không theo kịp tốc độ lạm phát ở đó.
Nhưng những khu vực sản xuất hàng hóa xa lạ có giá trị mới có thể chen chân vào đây sẽ nhanh chóng giàu có lên. Ví dụ điển hình là người giàu sẵn sàn chi hàng triệu đồng cho những lọ thực phẩm chức năng có cũng được mà không có cũng được (giá trị sử dụng không cao) và gà rán, thức ăn nhanh thương hiệu nước ngoài có giá trị cao nhưng lại không trả giá cao cho các đồ ăn uống cần thiết (liên quan trực tiếp tới sự sống) hằng ngày như trái cây, nông sản trong nước.
>> Dạy con kiếm tiền trước khi ước mơ
3. Quy luật tiêu dùng theo "hiệu ứng vầng hào quang"
Hay còn gọi là hiệu ứng tâm lý "yêu ai, yêu cả đường đi, ghét ai, gét cả tông ty họ hàng". Bạn có biết những người xinh trai, đẹp gái thường được đánh giá hoặc ưu ái cao hơn những người bình thường về ngoại hình? Sự thật thì khoa học chỉ ra rằng, năng lực chẳng liên quan gì tới sắc đẹp cả. Nhưng những người xinh trai, đẹp gái dù có phạm tội cũng sẽ được thông cảm và xử nhẹ nhàng hơn những người không xinh trai, đẹp gái bằng. Thành viên bồi thẩm đoàn cũng ít tin rằng những người "xinh trai, đẹp gái" lại phạm tội.
Chúng ta có xu hướng tin và nhớ những gì mà các nhân vật thành công nào đó phát biểu dù không phải chuyên môn của họ, nhưng lại không nhớ những gì mà các chuyên gia khác có chuyên môn trong lĩnh vực đó phát biểu nếu họ không thành công. Thậm chí, khi các nhân vật nổi tiếng nói những câu nói bình thường, ai cũng có thể nói, ai cũng làm nhưng bạn sẽ đánh giá là "hay, tuyệt vời, hoặc là tuyệt vời nhất mà bạn từng nghe..." vì "hào quang" họ tỏa ra. Người ta gọi đây là hiện tượng "người mình thích nói cái gì cũng đúng", ngược lại "người mình ghét nói cái gì cũng sai".
Trong tiêu dùng, văn hóa phim ảnh, ca nhạc, KOL... sẽ đi trước để chiếm lấy tình cảm của các bạn, hay còn gọi là tạo vầng hào quang lên người tiêu dùng, sau đó sẽ chinh phục người tiêu dùng bằng các sản phẩm khác. Còn gọi là chiến lược "tấn công văn hóa trước, hàng hóa sau". Nhắc tới Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... ai cũng nghĩ sản phẩm của họ tuyệt vời, cao cấp vì "hào quang" tỏa ra từ phim ảnh bom tấn, ca nhạc... đã thuyết phục bạn. Lúc này, bạn sẽ bỏ tiền ra để mua lấy vài gói mỳ tôm, vài viên thuốc, thực phẩm chức năng... với giá trị cao hơn rất nhiều so với sản phẩm trong nước. Chất lượng thì chưa bàn tới nhưng tình cảm đã ăn đứt rồi. Ngược lại, với sản phẩm của nước láng giềng bên cạnh, vừa nghe tên các bạn đã "từ chối, gắn mác đại diện cho hàng lởm, hàng tồi".
4. Hoạt động lừa đảo kinh tế đa cấp
Như các phần tôi đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng tiền và các hoạt động kinh tế, tổ chức kinh tế của con người liên quan tới các nhu cầu của con người, không liên quan lắm tới "đạo đức" xấu của đồng tiền như các bạn thường thấy trong các cấu truyện cổ tích, ngụ ngôn hay dân gian, sách báo sai lầm về tiền. Nhưng khi bị "nhồi sọ" tiền là xấu, giàu là thất đức, bóc lột... thì xuất hiện những lớp người tin tưởng tuyệt đối. Đặc biệt dưới tác động của "hiệu ứng vầng hào quang", những câu nói sai lầm về tiền tệ càng làm cho nó khắc sâu đậm hơn.
Vì tin giàu là xấu mà ai cũng muốn giàu, nên xã hội đã xuất hiện tầng lớp người "làm người xấu để được giàu" hay viện lý do muốn giàu chỉ có thể trở thành người xấu. Họ tìm mọi cách chiếm đoạt công sức lao động của người khác. Để khẳng định cho niềm tin này tôi nêu ra một số ví dụ dưới đây:
Hầu hết xe ôtô của các tỷ phú khi đậu gần các khu ổ chuột không có người trông coi sẽ bị cào xước hoặc bị bôi sơn, chọc thủng lốp... vì đám thanh niên ở đó đã đổ lỗi thất bại vì người giàu hơn đã cướp đi tiền của họ. Hay như một thanh niên kiếm được 30 nghìn đôla mỗi tháng vẫn nghèo, không để dành được đồng nào quyết định nhờ các nhà tâm lý học tìm hiểu vấn đề. Họ phát hiện ra rằng, người mẹ của anh ta luôn lặp lại câu "lũ nhà giàu xấu xa đã lấy đi hết tiền và công việc" của bà, hậu quả là cậu con trai dù kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại tiêu hoang, phung phí vì luôn chứng tỏ rằng mình là người tốt, sợ tích tiền sẽ giàu và trở thành người xấu. Anh ta có xu hướng làm ngược lại những nhà giàu khác vì tin như vậy mới là người tốt, làm như nhà giàu là xấu.
Lịch sử một gia tộc từng bị kết tội là "bóc lột" dù sau này đã được minh oan, nhưng vì niềm tin "nhà giàu là những kẻ bóc lột" nên con cháu họ khi làm ăn, trồng trọt gì cũng bị những người nông dân cho là người xấu. Hậu quả: họ trồng khoai thì người ta ra đào, móc, ăn trộm vì cho rằng như thế là đòi lại công bằng. Không những thế những nhà xung quanh lại liên tục xâm lấn bờ đất, dịch chuyển bờ đất nhà mình sang để lấn đất nhà người ta vì cũng cho rằng đang đòi lại những gì bị "bóc lột", buộc nhà họ phải bán đất, chuyển nhà...
Quay trở lại với đa cấp, đây có thể được xem là hình thức lừa đảo dựa trên "hiệu ứng vầng hào quang". Ban đầu các cá nhân lừa đảo sẽ tạo ra cho họ một hình tượng doanh nhân thành đạt, có nhà, có xe, có công ty... rất bóng bẩy để chiếm được tình cảm của mọi người. Sau đó, họ sẽ bán cho các bạn những sản phẩm có cũng được mà chẳng có cũng không sao, hoặc các sản phẩm giả, kém chất lượng với những lời hứa hẹn đường mật.
Đây là hình thức ăn cắp công sức lao động, chiếm đoạt tiền của người khác thông qua dối trá về sản phẩm và thành công của cá nhân. Ngược lại, họ còn bắt các bạn lôi kéo khách hàng cho hệ thống của họ. Ở trong đó, bạn không chỉ là khách hàng, nạn nhân mà còn là đối tác, nhân viên được chia sẻ lợi nhuận nếu kéo theo được những nạn nhân khác tham gia.
>> Dạy con kiếm tiền hay ước mơ?
Cách thức hoạt động của hệ thống giá trị đạo đức của xã hội loài người
Đạo đức: để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên.
Nghĩa vụ: chính là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Có hai loại nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. Khi nhu cầu, lợi ích cá nhân nảy sinh mâu thuẫn với nhu cầu lợi ích xã hội: cá nhân phải biết hy sinh cái riêng vì cái chung; xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu, lợi ích của cá nhân.
Lương tâm: có thể được hiểu như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn, thôi thúc con người ta làm những điều tốt, ngăn cản, chỉ trích làm những điều xấu. Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội. Sự hình thành lương tâm là quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp xã hội.
Các mức độ phát triển của lương tâm:
- Ý thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội hoặc ý niệm tâm linh.
- Ý thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trước người khác và trước dư luận xã hội.
- Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân. Khi cá nhân xấu hổ với bản thân, với những hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lương tâm. Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ, hành vi của mình thì đó chính là lương tâm.
Vì thế lương tâm có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụ của con người. Khi con người làm những điều xấu, độc ác thì lương tâm cắn rứt. Trái lại, khi cá nhân làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thản. Do vậy, trong cấu trúc của lương tâm tồn tại khái niệm xấu hổ, hối hận. Trong nhiều trường hợp, đạo đức bị phân ly thành nhiều dạng được gọi là tốt hoặc xấu so với một chủ quan. Đạo đức chỉ là một cái ảo giác về ý nghĩa. Con người là do những ham muốn, những tư duy khác nhau trong từng thời điểm, có những bản năng và vô thức ẩn dấu dưới sự ham muốn nào đó tạo nên. Một hành động đạo đức được dạy để bồi đắp cho cái tôi.
Ví dụ, một người thấy người đi đường rơi một cái ví có thể có ít hoặc rất nhiều tiền:
Trường hợp trả lại vì chủ quan: Người đó định tâm không muốn lấy ví của người kia, nhưng lại cần một lời cảm ơn hay gì đó làm thỏa mãn cái tôi của anh ta (là một người có đạo đức), anh ta tự tâm đắc trong lòng là như vậy. Và nếu có ai bảo anh ta vô đạo đức, anh ta sē nhớ lại hành động tốt của mình và ấm ức trong lòng. Thực ra hành động trả ví trên là một hành vi chuộc lợi vô thức mang yếu tố tâm thần, những ham muốn được có cái tôi đạo đức bị ẩn đi, chỉ lộ ra hành động đạo đức không có lý do rõ ràng.
Trường hợp trả lại vì khách quan: Anh ta trả lại ví do có nhiều con mắt người khác, hoặc sợ gặp rắc rối, hoặc đắn đo giữa ham muốn đạo đức, ham muốn tiền vì sợ người khác lấy miễn phí,. Sau đó, anh ta chọn một phương án an toàn một cách vô thức.
Trường hợp không trả lại: Anh ta định tâm sē lấy trộm tiền, nếu anh ta trả lại tức là ham muốn chủ quan trên nhiều hơn ham muốn tiền bạc vì nhiều lý do như tiền ít chẳng hạn. Lúc này, quá trình tư duy tâm thần giống trường hợp chủ quan, nếu không trả bị phán xét là vô đạo đức.
Trường hợp không lấy không trả: Nếu anh ta không lấy, cūng không trả lại, anh ta không ham muốn tiền, đạo đức cái tôi, anh ta không chăm chút cho cái tôi của mình nữa bởi nhiều lý do như chán trường, thù ghét xã hội, hoặc thậm chí là do lựa chọn có "ý thức" khi đã giác ngộ... Lúc này, cái đạo đức kia sē phán xét anh ta là vô đạo đức.
Kết luận lại, đạo đức là một cách gọi các hành xử xã hội chỉ được tạo bởi các phản ứng vô thức, vô ngã. Ngược lại với đạo đức là đạo đức giả. Cùng với những thói ích kỷ, đố kỵ, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệ giữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó có thói đạo đức giả. Đạo đức giả không đồng nghĩa với nói dối.
Nói dối có nhiều mục đích khác nhau:
- Nói dối mà có lợi cho cả người nói và người nghe: là một biểu hiện của trêu đùa, bông đùa... Đây nhiều khi là liệu pháp tâm lý giúp người nghe, được ứng dụng trong Tâm lý trị liệu.
- Nói dối mà có lợi cho người nói, không có lợi (hoặc có hại) cho người nghe: được gọi là dối trá, là một biểu hiện của lợi dụng, tham nhũng, bệnh thành tích, đạo đức giả, nịnh hót, mị dân... Trong chiến tranh thì nói dối có thể là chiến thuật, mưu kế...
Nói dối mà không có lợi cho người nói, có lợi cho người nghe: là một biểu hiện của lòng cao thượng.
Nói dối mà có hại cho cả người nói và người nghe: là khi thói dối trá bị lật tẩy, đôi khi là hậu quả của lời nói dối tưởng như vô hại.
Có thể nói đạo đức tốt hay xấu không liên quan tới tiền mà là mức độ và cách thức phản ứng vô thức, vô ngã, chủ ý hay chủ quan của con người trước các sự vật hiện tượng xã hội trong đó có tiền. Và mưu cầu đạo đức không phải là không có sự chi phối của "lòng tham, cái tôi" bản ngã của từng cá nhân. Đạo đức có thể xem như một món lời, hàng hóa kinh doanh.
>> Dạy trẻ tiết kiệm để không trở thành 'nô lệ tình cảm'
Nghề môi giới đạo đức, làm từ thiện bằng tiền của người khác
Như các phần trình bày ở trên, việc tầng lớp bên trên cứu trợ các tầng lớp bên dưới của xã hội không chỉ là hành vi đạo đức, lương tâm mà còn là động cơ cứu lấy hệ thống sản xuất hàng hóa, duy trì giá trị của giấy nợ mang tên tiền mà họ đang giữ trong tay, duy trì sinh kế của cả xã hội và cộng đồng một cách bền vững.
Đạo đức và lương tâm ở chỗ: Hà cớ chi một vị tỷ phú chi ra hàng tỷ đôla làm từ thiện, xây bệnh viện, trường học cho những người ở một vùng quê nào đó, một quốc gia nào đó mà không hề biết mặt, gọi tên dù chỉ một lần? Hà cớ chi kiếm đến hàng tỷ đôla mà trong khi chẳng bao giờ tiêu hết số lẻ trong đó? Hà cớ chi ở cùng một ngôi nhà, ăn cơm ngày ba bữa, ngủ một chiếc giường, cưới một vài cô vợ (có những quốc gia duy trì chế độ đa thê) mà phải kiếm chừng ấy tiền và phần lớn chẳng bao giờ dùng tới cho nhu cầu cá nhân hay người thân? Các giấy nợ mang tên tiền này sẽ bị tiêu tán theo thời gian, phân phát lại cho xã hội vì trượt giá của đồng tiền. Để liên tục giàu, họ phải liên tục kiếm thêm và số kiếm thêm phải nhiều hơn tốc độ lạm phát.
Động cơ cá nhân và cộng đồng ở chỗ: Họ chi tiền cứu trợ kinh tế, cứu trợ các nạn nhân của hệ thống sản xuất hàng hóa, nông dân cũng nhằm duy trì giá trị tiền tệ mà họ đang giữ trong tay. Vì không có hàng hóa thì mọi đồng tiền họ đang giữ cũng chỉ là giấy vụn. Chưa kể hàng hóa dịch vụ mà họ cung cấp cho xã hội phần lớn là dựa trên các sản phẩm đầu vào của nông dân và hệ thống sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác.
Do đó, nhu cầu làm từ thiện, phân phát lại tài sản, của cải trong xã hội là một thị trường có thực và có tiềm năng. Để kết nối người cho đi và người nhận lại thì xuất hiện tầng lớp trung gian. Tầng lớp trung gian ấy gọi là "môi giới từ thiện" hay "bà mai, ông mối từ thiện".
Nghề môi giới từ thiện có lịch sử xuất hiện cũng rất lâu đời. Các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tâm linh có lẽ là những người đầu tiên hành nghề này. Giờ có thêm các tầng lớp mới nổi như Youtuber, KOL, ca sĩ, diễn viên... cũng tham gia lĩnh vực này. Nhiệm vụ của họ là nhận tiền của người cho đi và mang tới cho người nhận lại. Còn quá trình hoạt động có sản sinh giá trị mới hay chi phí phát sinh duy trì, trục lợi không thì tôi chưa bàn tới.
Tôi chỉ trách nhiều người hoạt động trong lĩnh vực này có quan niệm sai lầm về tiên bạc, thậm chí cổ súy tiền không quan trọng, tiền là xấu vì họ nghĩ như thế sẽ có nhiều người cho đi. Để đạt được mục đích mà họ cũng bất chất đạo lý. Thậm chí, họ còn kết tội người khác vì không cho đi, hay dùng quan điểm, hiệu ứng vầng hào quang cá nhân để phán xét sai lầm về tiền bạc. Đây là điều không nên làm. Qua phân tích hoạt động của tiền, của nền kinh tế, tôi hy vọng họ hiểu và nhận ra để điều chỉnh lại hành vi và đạo đức của mình.