Từ 0h ngày 23/3, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội, 7 ngày liên tục không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới trên cả nước, độc giả Tuấn Mạnh cho rằng trong giai đoạn thứ ba của cuộc chiến chống Covid-19 này cần tập trung vào nguồn lây nhiễm ngoại nhập:
Bước vào giai đoạn 3 này, Việt Nam tập trung nguồn lực để "đánh" vào nguồn lây nhiễm dịch bệnh duy nhất là dòng người nhập cảnh. Do đó Việt Nam nên đề ra cách đánh "cuốn chiếu", khả năng tác chiến từ các cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cách ly và điều trị bệnh đến đâu thì tiếp nhận lượng người nhập cảnh về đến đó theo từng đợt, có như thế mới đảm bảo việc nới lỏng cách ly xã hội nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất đi vào ổn định và ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả. Nên phòng thủ chặt trước khi nghĩ đến việc tấn công, bởi đối thủ rất nguy hiểm và khó lường, nếu lơ là, lập tức "vỡ trận" như chơi.
Độc giả Trọng Nguyễn có cùng lo lắng: Điều tôi lo lắng nhất là lượng người nhập cảnh. Xét cho cùng, các ca nhiễm tại Việt Nam đều có yếu tố ngoại nhập. Việt Nam cần xem xét cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài, khách du lịch. Còn đối với kiều bào hồi hương, cần có các chuyến bay riêng để cách ly tập trung một cách triệt để.
>> Có nên tiếp tục cách ly tất cả người nhập cảnh 14 ngày?
Độc giả có nickname Bentley Arnage cho rằng cả nước đã trải qua ba tuần thực hiện cách ly xã hội, khi nới lỏng giãn cách xã hội thì người dân phải tập "sống chung an toàn với Covid-19": Chấp nhận sống chung một phần với lũ thôi. Chứ cách ly mãi cũng chết. Quan trọng là ý thức phòng dịch của mỗi người dân, không tiếp xúc gần, đeo khẩu trang, luôn khử khuẩn khi tiếp xúc các nơi công cộng.
Độc giả nguyen khang: Sống chung với Covid-19 là chính sách đúng vì không biết khi nào mới hết dịch, hết nước này thì phát sinh nước khác. Nếu cách ly xã hội lâu nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng sẽ mạnh hơn, tác hại nhiều hơn.
Sống chung là biện pháp tốt và lâu dài nhất, quan trọng là sống chung như thế nào? Cần tuyên truyền cho người dân ra đường giữ thói quen đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, các loại hình hoạt động giải trí như quán bar, chiếu phim ... nên kéo dài việc tạm ngưng đến khi ổn định.
Đồng quan điểm, một số độc giả cho rằng việc nới lỏng cách ly xã hội và các hoạt động kinh doanh là điều cần thiết, tuy nhiên người dân cần làm quen với "cuộc sống bình thường mới" bởi các hoạt động xã hội chưa thể bình thường hoàn toàn như trước:
Không nên chủ quan, hiện tại vẫn chưa nên mở lại các dịch vụ không thiết yếu, tập trung đông người và có nguy cơ cao như phòng gym, rạp chiếu phim, quán bar, quán nhậu, khu vui chơi... Vừa mới nghe tin giãn cách ly là đã thấy trên Facebook mọi người ầm ầm rủ nhau đi ăn, đi chơi. Thật chẳng yên tâm xíu nào.
Vui thôi đừng vui quá các bạn nhé. Mỗi người chúng ta luôn cảnh giác: Hạn chế đi lại, ra ngoài đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, tránh tụ tập..., mà tốt nhất về nhà ăn cơm với vợ con, gia đình. Mong mọi người mạnh khoẻ.
TP HCM làm vậy là thỏa đáng. Vấn đề còn lại là yêu cầu quán nhậu và tụ điểm vui chơi, tôn giáo nên hạn chế qua 3/5. Ra đường vẫn yêu cầu tránh tụ tập quá 3 người và bắt buộc đeo khẩu trang, phạt tụ tập nhậu nhẹt. Cách ly triệt để 100% người nhập cảnh dù âm tính hay ko có biểu hiện. Mọi người nếu không có việc vẫn nên hạn chế ra đường.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.