Với nhiều trẻ, việc nhận được sự bao bọc của gia đình được xem như điều bình thường trong trách nhiệm nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái. Nhưng thay vì việc hướng dẫn con học cách tự lập trong thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, tôi thấy nhiều cha mẹ lại tự thực hiện hết thay con những công việc đơn giản nhất, rồi tạo ra một thói quen không tốt cho trẻ.
Một số cha mẹ vì thương con, sợ trẻ bị tổn thương nên khi mắc lỗi, nhưng thay vì giải thích cho con hiểu để sửa sai, họ lại chọn cách biện hộ cho khuyết điểm này của con với lý do "nó còn nhỏ, chưa biết gì". Để rồi, theo thời gian, trẻ lại học theo chính cách biện hộ đó từ cha mẹ, hình thành suy nghĩ "mình không bao giờ sai, vì mọi cái sai sẽ thành đúng dưới sự bảo vệ của cha mẹ".
Thậm chí, việc bao bọc quá mức của cha mẹ ảnh hưởng đến tính cách và sự phát triển của con. Bằng chứng là tôi từng thấy nhiều đứa trẻ, khi bắt đầu cuộc sống mới, rời xa vòng tay của cha mẹ, chúng lập tức không thể thích nghi với sự thay đổi trong môi trường mới, do thiếu đi kỹ năng tự chăm sóc bản thân khi không có người thân bên cạnh.
Việc bao bọc quá mức còn có thể làm giảm đi khi khả năng giao tiếp của con cái. Thiếu đi những kỹ năng giao tiếp cơ bản sẽ khiến bản thân chúng trở nên thu mình hơn trong các tình huống cần sự tương tác. Về lâu dài, trẻ sẽ trở nên khép kín, hạn chế tiếp xúc trong các quan hệ xã hội việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này.
>> Cả nhà chiều hư cháu gái bốn tuổi
Việc sống trong sự bao bọc của cha mẹ, tưởng chừng như một biện pháp an toàn, bởi khi khi đó, trẻ sẽ cảm thấy bản thân được bảo vệ và che chở. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra một hậu quả rất lớn, thể hiện ở việc giảm khả năng tự đưa ra quyết định khi vượt qua vòng an toàn của gia đình, bởi các em đã quen với việc nhờ cha mẹ làm thay. Điều này có thể ảnh hưởng đến tương lai khi bỏ lỡ cơ hội đến với bản thân và tạo nên tính cách thiếu chủ động ở trẻ.
Bên cạnh đó, việc bao bọc con quá mức có thể ngăn cản sự phát triển của trẻ trong tương lai. Khi trẻ không có sự trải nghiệm trong cuộc sống, bản thân chúng không phải đối mặt với bất cứ sự thất bại nào khi có bố mẹ, nên sẽ không thể tích lũy được kinh nghiệm sống cho bản thân để áp dụng giải quyết khi gặp các vấn đề tương tự. Lâu dần, trong chúng sẽ hình thành tâm lý chưa sẵn sàng để đối mặt với những biến cố trong cuộc sống.
Nguyên nhân nhiều cha mẹ Việt bao bọc con cái có thể xuất phát từ sự lo lắng con mình có thể gặp nguy hiểm. Thế nhưng, họ đâu biết rằng, chính điều này lại tạo nên những mối nguy, làm cản trở sự phát triển của trẻ, khi các em không được tham gia vào các hoạt động xã hội. Dần dần việc này sẽ tạo nên tâm lý kém tự tin ở trẻ.
Do đó, để giúp trẻ phát triển một cách thuận lợi, dựa vào độ tuổi của trẻ mà cha mẹ nên có những điều chỉnh để giáo dục phù hợp, giúp con có thể phát triển tối đa khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần trang bị cho trẻ các kỹ năng cần thiết để có thể tự mình giải quyết các tình huống khi gặp khó khăn sau này, tránh việc 20 tuổi vẫn là đứa con bé bỏng của cha mẹ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- 'Bắt con rửa bát, nấu cơm như một nghĩa vụ'
- Tôi rèn con 'làm việc nhà ra tiền' ngay từ nhỏ
- Tôi cho tiền để con tự giác đi tắm, đánh răng
- Dạy con làm việc nhà không đòi trả công
- Trả tiền cho con làm việc nhà
- Không cho con trai làm việc nhà vì sợ 'mất khí chất đàn ông'