Trái Đất cách siêu hố đen 25.800 năm ánh sáng Khoảng cách giữa Trái Đất và hố đen siêu khối lượng ở trung tâm dải Ngân Hà ngắn hơn khoảng 2.000 năm ánh sáng so với suy nghĩ trước đây.
Mô phỏng vụ va chạm giữa hai hố đen 'không cân sức' Các nhà thiên văn học sử dụng siêu máy tính mô phỏng sự kiện hợp nhất giữa hai hố đen có khối lượng chênh lệch nhau tới 128 lần.
Hố đen siêu khối lượng xé nhỏ và nuốt chửng sao Các kính viễn vọng bắt gặp hố đen kéo ngôi sao thành sợi nhỏ như mỳ ống trong thiên hà xoắn ốc thuộc chòm Eridanus cách Trái Đất 215 triệu năm ánh sáng.
Nữ giáo sư 25 năm truy tìm siêu hố đen Giáo sư Andrea Ghez và cộng sự vừa kỷ niệm 25 năm thực hiện dự án tìm kiếm hố đen Sagittarius A* ở trung tâm dải Ngân Hà trước khi đoạt giải Nobel.
Roger Penrose - người chứng minh hố đen có thể tồn tại Nhà nghiên cứu 89 tuổi người Anh đã sử dụng toán học để chứng minh hố đen là kết quả tự nhiên từ thuyết tương đối và không phải khoa học viễn tưởng.
Hố đen siêu khối lượng hình thành như thế nào? Các nhà vật lý thiên văn từ Đại học Colorado của Mỹ giải thích về quá trình hố đen phát triển đến "siêu khối lượng".
Nghiên cứu về siêu hố đen thắng giải Nobel Vật lý 2020 Giải Nobel Vật lý 2020 vinh danh ba học giả nhờ những phát hiện về hố đen siêu khối lượng, một trong những vật thể bí ẩn nhất vũ trụ.
Những nghiên cứu tiềm năng cho giải Nobel Vật lý 2020 Nghiên cứu về ảnh chụp hố đen đầu tiên, lý thuyết phiếm hàm mật độ và công nghệ thông tin lượng tử có thể sẽ được tôn vinh năm nay.
Tìm thấy hố đen siêu lớn trong 'mạng nhện' thiên hà Một hố đen hình thành từ vũ trụ sơ khai đã liên kết ít nhất 6 thiên hà để tạo nên cấu trúc khổng lồ giống như mạng nhện.
Hố đen lớn gấp 100 tỷ lần Mặt Trời có thể tồn tại Các nhà nghiên cứu dự đoán hố đen có thể phát triển tới khối lượng siêu lớn, góp phần hé lộ bí ẩn về vật chất tối.
Vụ va chạm hố đen lớn nhất trong vũ trụ Hai hố đen khổng lồ đâm vào nhau cách đây 7 tỷ năm, tạo thành hố đen mới có khối lượng lớn gấp 142 lần Mặt Trời.
Hố đen xoay tròn phát ra tia sáng nhấp nháy Các nhà nghiên cứu ở Đại học Würzburg nhận thấy tia sáng từ vùng bóng của hố đen ở chuẩn tinh 3C279 là kết quả của quá trình tái liên kết từ.
Nhịp tia gamma khiến giới nghiên cứu bối rối Cách một hố đen cung cấp năng lượng cho nhịp tia gamma của đám mây khí từ khoảng cách 100 năm ánh sáng vẫn là điều bí ẩn với các nhà khoa học.
Ngôi sao bay với vận tốc 24.000 km mỗi giây Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao di chuyển nhanh nhất quanh hố đen ở trung tâm dải Ngân Hà với vận tốc bằng 8% vận tốc ánh sáng.
Thiết bị mới giúp tìm kiếm hố đen trong hệ Mặt Trời Các nhà khoa học Mỹ công bố kế hoạch sử dụng cảm biến LSST tại đài quan sát ở Chile để tìm kiếm hố đen dựa vào sao chổi.
Kế hoạch tìm kiếm hố đen ở rìa hệ Mặt Trời Một nhóm nhà nghiên cứu đang kiểm tra giả thuyết hành tinh thứ 9 ẩn ở vành ngoài hệ Mặt Trời có phải hố đen nặng gấp 5 lần Trái Đất hay không.
Hố đen lớn gấp 34 tỷ lần Mặt Trời Với khối lượng hiện nay, hố đen phát triển nhanh mới phát hiện cần ăn ngôi sao lớn cỡ Mặt Trời mỗi ngày, theo tính toán của các nhà nghiên cứu.
Ngôi sao sáng gấp 2 triệu lần Mặt Trời biến mất bí ẩn Các nhà khoa học chứng kiến ngôi sao biến mất vào năm 2019 và suy đoán nó có thể trở thành hố đen lớn gấp 85 - 120 lần Mặt Trời.
Phát hiện ánh sáng rực rỡ từ cặp hố đen sáp nhập Các nhà thiên văn lần đầu quan sát hai hố đen hợp nhất bên trong đĩa bồi tụ của hố đen thứ ba, tạo ánh sáng mạnh gấp 1.000 tỷ lần Mặt Trời.
Chuẩn tinh chứa hố đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt Trời Các nhà thiên văn học tìm thấy chuẩn tinh lớn nhất từ trước tới nay trong vũ trụ sơ khai, cách Trái Đất hơn 13 tỷ năm ánh sáng.