Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tạo ra thị trường xây dựng khổng lồ 33,5 tỷ USD, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp về hệ thống điều khiển, cấp điện.
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ có tàu nhanh chạy 5 giờ 20 phút, tàu thường 6 giờ 50 phút dừng nhiều ga hơn, và tàu khai thác khu đoạn ngắn.
Giấc mơ về tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam - siêu dự án “đắt đỏ” nhất Việt Nam - được ấp ủ từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa thể trở thành hiện thực.
Khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua TP Nam Định sẽ đạt lợi ích khoảng 400 triệu USD trong 30 năm so với tuyến đi thẳng, theo Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, tàu chạy 350 km/h trên đường sắt tốc độ cao Bắc Nam chỉ dừng ở 5 ga, đảm bảo từ Hà Nội đến TP HCM mất 5,5 giờ.
Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.
Sáng 13/11, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ hiệu quả tài chính của dự án, việc tính toán giá vé đường sắt tốc độ cao bằng 60-70% giá vé máy bay.
Một trong những giải pháp thu hút vốn đầu tư làm đường sắt tốc độ cao là huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn, lãi suất phù hợp, theo Thứ trưởng Bùi Văn Khắng.
Đường sắt tốc độ cao chi phí lớn, phù hợp nhu cầu đi lại ở cự ly dài và theo quy hoạch đã có sự kết nối với đường sắt liên vùng tới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cà Mau.
Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Đặt nhà ga ở Nam Định, tuyến đường sắt tốc độ cao không được thẳng, nhưng sẽ phục vụ 4 triệu dân các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, tăng hiệu quả vận tải.
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030 tầm nhìn 2050 để đảm bảo 10.827 ha cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép huy động nguồn vốn trong nước để đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trong 12 năm (2024-2035), trung bình 5,6 tỷ USD mỗi năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Trung Quốc, Hàn Quốc đã thành lập các liên danh với nước ngoài để nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao, sau đó tự phát triển công nghệ của mình.
Dự án đường sắt tốc độ cao tạo nhu cầu sản xuất thiết bị, phương tiện trị giá hàng chục tỷ USD, mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các ngành phụ trợ.
JICA cho biết Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm Nhật Bản khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, do nước này phát triển dự án đầu tiên trên thế giới.
Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, nhằm tính đúng, phù hợp.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang thu hút sự kỳ vọng và chú ý đặc biệt. Tuy nhiên, dự án tập trung chủ yếu vào vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.