Theo huấn luyện viên thể hình Trần Vũ Thành Nhân, những chỉ số tính vóc dáng ngoài việc giúp bạn tự kiểm tra chuẩn đẹp của thân hình còn có thể dự báo các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... nếu cân nặng dư thừa do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ.
Trong đó, mỡ phân bố đều toàn thân gồm mặt, cổ, vai, ngực, bụng, mông, đùi thì gọi là béo phì toàn thân. Nếu mỡ tập trung nhiều vùng eo thắt lưng và bụng là béo phì kiểu trung tâm, còn gọi là béo phì kiểu "đàn ông". Kiểu béo phì này có nhiều nguy cơ bệnh tật. Mỡ tích tụ nhiều vùng quanh mông, bẹn và đùi thì gọi là béo phì phần thấp, béo kiểu "đàn bà". Đây là kiểu béo phì có ít nguy cơ bệnh tật hơn.
Chỉ số BMI
BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Đây là phương pháp thông dụng nhất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dùng để đánh giá tình trạng béo của cơ thể.
Chỉ số WHR (Waist Hip Ratio)
Người Việt Nam nên có BMI trong khoảng 18,5-22,9. Thông thường chỉ số BMI lý tưởng đối với các bạn gái trẻ là 18,5-20; với phụ nữ trung niên và người lớn tuổi là 20-22.
WHR được tính bằng kích thước vòng eo (cm) chia cho vòng mông (cm). Trong đó, vòng eo được đo ngang rốn, vòng mông đo ngang qua điểm phình to nhất của mông. Chỉ số này giúp đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể.
Nếu WHR của nam giới lớn hơn 0,95 và của nữ lớn hơn 0,85 thì có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim...
Chỉ số Skelie
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ giữa thân người và đôi chân. Không phải chân dài đồng nghĩa với việc bạn sở hữu vóc dáng hoàn hảo, chúng còn phụ thuộc vào việc đôi chân của bạn có phù hợp với chiều dài của lưng hay không.
Tỷ lệ chân = (Chiều cao đứng - chiều cao ngồi) x 100.
Chỉ số Skelie của người châu Phi là cao nhất, người châu Âu cao nhì và người châu Á thuộc loại thấp. Ở người Việt Nam trung bình là 50.