Vận động, tập thể dục thể thao là cách để bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh cùng vóc dáng cân đối. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách lại dễ gây ra các chấn thương cho cơ thể, thường gặp nhất là các chấn thương cơ như đau cơ, căng cơ, rách cơ, chuột rút cơ...
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khuyến cáo, chấn thương cơ rất dễ gặp trong quá trình tập luyện thể thao, tùy vào mức độ tập luyện của từng người mà chấn thương có độ nặng nhẹ khác nhau. Điều quan trọng chính là cần phát hiện và điều trị kịp thời bằng các phương pháp chính xác, hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe bệnh nhân.
Các chấn thương cơ thường gặp
- Đau cơ
Đau cơ được xem là một trong những tình trạng thường gặp của chấn thương cơ. Tình trạng đau cơ sau khi tập luyện còn gọi là đau nhức cơ khởi phát, thường xuất hiện khi bắt đầu chương trình rèn luyện mới; thay đổi thói quen tập thể dục; kéo dài thời gian luyện tập; tăng cường độ tập luyện... Cơ bắp đột ngột hoạt động nhiều hơn so với trước đó hoặc thay đổi cách vận động chính là nguyên nhân gây tổn thương cho các sợi cơ gây ra hiện tượng đau nhức và căng cứng.
- Căng cơ
Căng cơ là hiện tượng cơ bị căng ra do cơ thể mệt mỏi, lạm dụng tập luyện quá mức. Căng cơ có thể xảy ra ở mọi cơ trên cơ thể nhưng thường phổ biến nhất là lưng dưới, cổ, vai, đùi sau...
Khi bị căng cơ, bạn thường cảm thấy: đau đột ngột; di chuyển cơ khó khăn, hạn chế phạm vi chuyển động; có các vết bầm tím, đổi màu; sưng tấy; cảm giác như bị trói, cơ bắp co thắt; cơ bắp bụi cứng; cảm thấy mệt mỏi cơ bắp...
Các sợi cơ khi bị căng sẽ xuất hiện hiện tượng bị xé rách một vài sợi cơ hoặc toàn bộ dẫn đến chảy máu cục bộ và làm khu vực rách cơ bầm tím. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ thấy đỡ nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày nhưng nếu bị chấn thương nặng sẽ kéo dài cơn đau và gây khó khăn cho việc vận động.
- Rách cơ
Khi vận động nặng quá nhiều hoặc do khởi động chưa kỹ trước khi chơi thể thao, các sợi cơ sẽ bị đứt và rách. Rách cơ chính là tình trạng một cơ hoặc gân (gắn vào cơ) bị rách hoặc căng ra do chấn thương hoặc cơ bắp mệt mỏi. Rách cơ là một dạng chấn thương cơ xảy ra ở những người thường xuyên vận động và chơi thể thao.
Khi rách cơ, người bệnh thường có các biểu hiện như đau khi sử dụng cơ bắp; sưng trên khu vực bị ảnh hưởng với vết bầm tím và ban đỏ; đau dữ dội tại chỗ bị thương hoặc cơ bị ảnh hưởng; đau khi nghỉ ngơi; yếu cơ; mất khả năng hoạt động của cơ...
- Chuột rút
Khi bạn gặp cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút chính là hiện tượng chuột rút xảy ra ở chân. Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm với những cơn co thắt đột ngột. Chấn thương cơ này cũng có thể gặp ở đùi hoặc bàn chân, xuất hiện lúc bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút chính là do ban ngày bạn vận động quá sức, cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan một cách quá mức mà không kịp bổ sung calo sẽ dẫn đến chân bị chuột rút.
Các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán, điều trị
Chấn thương cơ thường phổ biến trong các hoạt động thể dục thể thao. Với các trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Các trường hợp phức tạp cần được áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán, điều trị để tránh những thương tổn cho cơ thể cũng như khả năng vận động về sau của bệnh nhân.
Đối với các trường hợp rách cơ hoặc tổn thương phức tạp, ngoài việc thăm khám lâm sàng các bác sĩ sẽ siêu âm và chỉ định chụp cộng hưởng từ để xác định mức độ để từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Một số lời khuyên của các chuyên gia y học thể thao trong việc chăm sóc và điều trị chấn thương cơ bao gồm:
Nghỉ ngơi: Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên để cơ bị thương nghỉ ngơi trong một thời gian, tránh vận động nhiều. Nếu sau hai tuần nghỉ ngơi, tình trạng đau vẫn tiếp tục cần đến gặp bác sĩ.
Chườm lạnh: với các trường hợp đau cơ nhẹ, bác sĩ khuyên nên dùng túi vải hoặc khăn dày đặt đá bên trong để chườm lên vết thương 15- 20 phút, cách mỗi 2 giờ trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương. Nhiệt lạnh sẽ giảm chảy máu, sưng và viêm.
Băng nén: Băng thun để bảo vệ vết thương trong 48-72 giờ đầu. Bạn không nên dùng băng quá chặt vì máu sẽ không lưu thông.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh khuyến cáo thêm, để đề phòng chấn thương cơ, người bệnh cần lưu ý:
- Thực hiện đúng tư thế trong lao động, sinh hoạt.
- Tập thể dục đúng động tác, đúng kỹ thuật, vừa sức.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là khi vận động nhiều.
- Thường xuyên đứng dậy và thực hiện các động tác giãn cơ sau khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tổn thương lặp lại sau điều trị.
- Ngoài ra, nên tránh chườm nhiệt, dùng cồn hoặc rượu bia, vận động quá sức, xoa bóp vùng bị thương... sẽ dễ làm nặng hơn chấn thương cơ.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng... Nơi đây trở thành địa chỉ khám và điều trị các chấn thương trong thể thao được nhiều vận động viên, người chơi thể thao không chuyên lựa chọn.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm...; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet... để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp...
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Hệ thống BVĐK Tâm Anh
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858
TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)