Mứt cóc dẻo, ráo nước, hạt teo lại, vị chua ngọt hài hòa, thoảng mùi thơm của dứa rất hấp dẫn. Một món ngon đãi khách ngày Tết.
Sơ chế cóc
Cóc gọt vỏ, ngâm nước muỗi loãng cho ra bớt nhựa và giữ không bị thâm. Sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo.
Xiên cóc vào que
Dùng xiên tre hoặc dĩa ăn châm đều trên bề mặt quả cóc để giúp khi ướp đường thẩm thấu nhanh hơn. Hoặc bạn có thể bổ đôi trái cóc.
Ngâm cóc
Cho một lớp cóc xuống thau/âu đựng, rải một lớp đường, làm lần lượt cho tới hết và trên cùng là lớp đường. Để ngâm tối thiểu 6 tiếng hoặc qua đêm càng tốt.
Nấu cóc với đường
Cho hỗn hợp cóc và nước đường đã tan vào chảo sên ở lửa nhỏ vừa. Thỉnh thoảng hớt bỏ bọt và đảo nhẹ tay tránh bị nát.
Làm nước dứa
Ép hoặc xay 1/2 quả dứa (thơm) chín rồi lọc lấy nước.
Rim nước dứa với cóc
Khi hỗn hợp cóc rút nước còn 1/3 và hơi sánh kẹo lại thì cho nước dứa (thơm) vào rim cho tới khi lên màu nâu đỏ thẫm là được.
Hong khô cóc
Vớt cóc chần qua nước ấm (80-90 độ) cho bớt đường và bỏ bọt. Sau đó, cho cóc để lên giá hong hoặc mâm đem phơi nắng đẹp hai ngày hoặc đem sấy trong lò nướng ở nhiệt độ 60 độ C cho tới khi khô, dẻo là được.
Yêu cầu thành phẩm
Mứt cóc se dẻo, ráo nước, hạt teo lại, vị chua ngọt hài hòa, thoảng mùi thơm của dứa rất hấp dẫn. Một món ngon đãi khách ngày Tết. Bảo quản trong hũ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh khi ăn sẽ ngon hơn.