"Tôi gặp khá nhiều trường hợp các 'bà thím' có hành động thô lỗ, bất lịch sự ở những phòng gym. Họ (cả nam và nữ) đến ngồi lỳ trên máy tập để xem điện thoại; trải thảm nằm chềnh ềnh giữa lối đi như chỗ không người; mặc áo hở lưng nằm dài trên ghế, mồ hôi chảy ra thật ghê sợ mà không thèm lau; nói chuyện oang oang không quan tâm đến người khác; để đồ lên ghế tập rồi thản nhiên đi buôn chuyện; đồ lót treo lung tung trong phòng tắm... Với những hành vi trên, bất cứ người nghiêm túc nào bắt gặp cũng sẽ thấy ngứa mắt và dần rời bỏ phòng tập để kiếm chỗ văn minh hơn".
Đó là nỗi bức xúc của độc giả Dragonman xung quanh câu chuyện ý thức của một bộ phận người đến phòng gym. Cấm cửa các 'bà thím', chỉ cho phép phụ nữ có học thức, thanh lịch được vào tập là hiện tượng đang xuất hiện ngày một nhiều tại các phòng gym ở Hàn Quốc. Chủ phòng gym giải thích buộc phải treo tấm biển này vì chịu quá nhiều thiệt hại từ các Ajumma (ám chỉ phụ nữ ngoài 30 tuổi có hành động thô lỗ, bất lịch sự). Tại Việt Nam, tình trạng tương tự cũng xuất hiện không ít tại nhiều phòng gym, gây bức xúc cho nhiều khách hàng.
>> Bốn thói quen đi thang máy gây khó chịu của nhiều người Việt
Ủng hộ hành động cứng rắn với người có hành xử kém nơi công cộng, bạn đọc Vy Vy bình luận: "Bản thân tôi cũng không thích vào những nơi có người bất lịch sự như vậy. Tâm trạng đang vui vẻ, thoải mái cũng sẽ dễ dàng bị làm cho 'tụt mood' khi bắt gặp những hành động vô ý thức, dù bản thân người đó có suy nghĩ tích cực thế nào đi nữa".
Đồng cảm với những bức xúc của chủ phòng gym với những khách hàng vô ý thức, độc giả Victor nhấn mạnh: "Tôi ủng hộ chủ phòng gym từ chối phục vụ khách hàng kiểu này. Nếu không gặp những phiền toái và thiệt hại đong đếm được thì chẳng việc gì người ta phải làm vậy. Có một sự thật là một nhóm người khi tới một độ tuổi nào đó thường không còn cảm giác ngần ngại hay cần phải giữ ý tứ, dễ gây khó chịu cho người xung quanh ở không gian công cộng.
Không phải nâng cao quan điểm, nhưng nhiều khi ở những nơi như phòng gym cũng cần có bộ quy tắc ứng xử, giống như thư viện vậy. Nếu người chủ nhận được những phản hồi tiêu cực liên quan đến một số cá nhân thì họ hoàn toàn có lý do chính đáng để từ chối cho những người vô ý thức kia tiếp tục đến tập".
- Người Việt kìm chân nhau vì tư duy chen lấn, chộp giật
- Tại sao người Việt hay chen lấn, giành chỗ?
- Trường dạy xếp hàng nhưng phụ huynh chen lấn
- Gia đình Việt tranh giành chỗ xuống máy bay
- Thói bon chen vô nghĩa nơi công cộng của nhiều người Việt
- Thói quen xấu khi đi máy bay của nhiều người Việt