Tôi bị coi là "nói xấu" người nghèo sau khi chỉ ra những khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Vậy tôi làm vậy có phải vì tôi "ích kỉ, thích kinh người nghèo" trong khi "đội người giàu lên đầu"?
1. Giàu do may mắn?
Vậy bí mật may mắn là gì? Nhiều bạn nói giàu có là do may mắn và nghèo là thiếu may mắn, vậy có đúng không? Điều này đúng, rất nhiều doanh nhân từng nói rằng yếu tố may mắn là một trong những yếu tố làm lên thành công. Nhưng ở người nghèo thường có xu hướng dừng lại ở đây, nhưng những người giàu thì không dừng ở đây mà còn hỏi thêm một câu hỏi nữa là "làm sao để có may mắn?" Hay "bí mật của sự may mắn là gì?".
Nếu trả lời những câu hỏi phía sau này bạn sẽ thấy vấn đề hoàn toàn khác. Bí mật của sự may mắn nằm ở "xác suất". Bạn may mắn hơn có nghĩa là "xác suất" bạn có trong tay phương án đúng, trường hợp khả thi cao hơn người khác. Tại sao bạn lại có "xác suất trông đợi" tốt hơn người khác? Chính là nhờ sự "nỗ lực hơn người khác".
Ai cũng biết nếu có cùng một tỉ lệ xuất hiện xác xuất trông đợi như nhau thì người nào có số lượng biến cố nhiều hơn thì sẽ có tổng xác xuất chiến thắng cao hơn.
Ví dụ cụ thể: một người mua 100 vé xổ số và một người mua một vé xổ số cùng một loại và một nhà quay thưởng. Tức là tỷ lệ trúng độc đắc (xác suất) như nhau cho mỗi vé số. Nhưng tổng xác xuất của người sở hữu 100 vé số sẽ cao hơn người sở hữu một vé số tới 100 lần. Như vậy có thể nói là người giàu là do may mắn nhưng may mắn lại do dự nỗ lực và "động năng" của họ (có thể của riêng họ hoặc được thừa kế từ tổ tiên, người khác...) lớn hơn người khác.
2. Tại sao cùng làm việc tốt mà "100 đồng của người giàu không bằng một đồng của người nghèo"?
Chắc các bạn đã từng biết nhiều việc tại sao các tỷ phú lại bỏ tiền ra để xây trường học, bệnh viện, cải tạo môi trường cho những người nghèo mà họ "không hề biết mặt, gọi tên dù chỉ một lần" ở một vùng đất xa xôi nào đó. Nhưng lại chẳng bao giờ được chú ý hay được xem trọng bằng việc một người nghèo chi một đồng từ thiện hay trả lại tiền nhặt được?
Thậm chí nhiều bạn còn bảo rằng các tỉ phú làm từ thiện, thành lập các quỹ từ thiện có thể vì vấn đề thuế. Có thật sự như vậy không? Ở nhiều nước phát triển thuế thừa kế và thu nhập cá nhân có thể lên tới 45-55%. Nghĩa là khi một tỷ phú có 100 tỷ đô qua đời, người thừa kế sẽ phải nộp cỡ tầm 50 tỷ đô tiền thuế. Chưa kể để kiếm được 100 tỷ đó, họ cũng đã nộp thuế thu nhập cá nhân lên tới 35-45% tức tầm 35-45 tỷ đôla. Nhưng khi thành lập các quỹ từ thiện thì họ sẽ không phải chi trả số tiền thuế đó mà tiền đó sẽ được chuyển vào quỹ từ thiện, mà tiền trong quỹ thì do họ tự quyết định, có thể cho hoặc không cho.
Thực vậy, có một số tỷ phú né thuế đã thành lập các quỹ từ thiện này. Thực ra đây chỉ là biện pháp thỏa hiệp để kéo dài thời gian thôi. Khi đã có luật pháp chặt chẽ hơn thì không thể né tránh việc phải cho đi vì bản chất từ thiện phải cho đi. Nhiều tỷ phú thành lập quỹ từ thiện là để né khoản thuế 55% thuế thừa kế. Tức là thay vì chi 55% số tiền họ có để giữ 45% số tiền còn lại thì họ quyết định cho cả 90% - 100% làm từ thiện để né thuế này. Vậy ở đây có phải họ là kẻ không biết tính toán không, khi mà thay vì chỉ mất 55% thì họ lại mất cả 100%?
Thực ra đồng tiền đi liền khúc ruột, đối với người đã nỗ lực rất nhiều để có họ rất quý trọng nó. Họ muốn sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhất. Họ muốn trực tiếp tiếp quản số tiền để làm việc thay đổi xã hội.
Nhiều tỉ phú Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển có thể vui vẻ nộp 45% thuế thu nhập và thừa kế. Nhưng có vẻ những việc này là hết sức bình thường với một tỉ phú nên truyền thông có vẻ không chú ý tới hoặc có thể các tỉ phú không muốn truyền thông chú ý tới vì sợ bị người ta nói là "khoe mẽ" nên giống kiểu "chìm xuồng".
Ngược lại người nghèo làm từ thiện, hay thể hiện lòng tốt thì người ta có xu hướng đồng cảm, tôn vinh người đó nhiều hơn, mức độ phủ sóng cao hơn. Vì sao vậy? Vì sao "100 đồng từ thiện của người giàu không bằng một đồng từ thiện của người nghèo"? Tại sao người nghèo làm tự thiện thì không bị xem là "khoe mẽ" còn người giàu làm mà khoe thì bị xem là "khoe mẽ"?
3. Tại sao sự khác biệt giữa người giàu, người nghèo lại quan trọng?
Việc ý thức được sự khác biệt này sẽ giúp người nghèo thay đổi cuộc sống của họ để cải tạo thói quen, nề nếp sinh hoạt để có thể giàu có lên. Nếu không có những người dũng cảm đứng ra tố cáo, bác bỏ những hủ tục, thói quen sống tùy tiện, thất bại thì làm sao xã hội có thể tiến lên.
Khi một tập hợp người đứng ra làm một cuộc thay đổi lớn về đời sống, lối sống, văn hóa, kinh tế... thì có thể nói là đã làm một cuộc cách mạng sâu sắc trong xã hội. Nhưng để làm được điều đó họ cũng trải qua nhiều sự chỉ trích, kết tội từ tầng lớp bảo thủ, đang hưởng lợi lớn từ thói quen, lối sống cũ.
Như tôi đã trình bày ở trên sự giàu có có thể đến từ sự may mắn, nhưng sự may mắn lại đến từ những nỗ lực thay đổi, cải tạo hoàn cảnh sống, không gian sống của chính cá nhân đó. Việc nói ra sự khác biệt giữa giàu và nghèo làm tăng sự hiểu biết, tăng sự nỗ lực của các cá nhân biết tiếp thu.
Điều này với người đã giàu mà nói thì có thể hiểu biết thêm để tăng sự may mắn nhờ ý thức rõ điểm mạnh và điểm yếu để có thể có bài học để tránh xa ranh giới của cái nghèo, tiến sâu vào vùng đất của sự giàu có.
Đối với người nghèo mà nói, có thể làm ra sự nhìn nhận đúng đắn để thay đổi bản thân thích nghi cuộc sống mới để tránh sự đào thải tự nhiên của xã hội, tiến tới ranh giới giữa nghèo và giàu để có thể tự bước qua vùng đất bên kia. Hoặc cũng có thể người nghèo khi nghe thấy chỉ để cho vui rồi chẳng cần phải bận tâm thêm, đối với họ cũng chẳng mất mát gì.
Sự khác biệt giàu nghèo cũng giống như cho bạn một tấm vé "xổ số" may mắn và giàu có. Còn việc nắm lấy hay không là do ý chí của bạn. Và nắm lấy vẫn chưa thể chắc chắn rằng bạn có thể trúng độc đắc nó chỉ làm tăng xác xuất bạn may mắn hơn.
Kẻ nịnh đầm mình ở đâu cũng có, nhưng kẻ có thể "chỉ ra cái sai của mình" không phải ở đâu bạn cũng có thể tìm thấy, có thể giống như một sự may mắn và việc của bạn là có muốn nắm lấy hay không thôi, chẳng ai ép bạn cả.
Thánh Tuệ
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.