Nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án vào chiều 15/12, cựu tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải khẩn cầu HĐXX xem xét việc bị cáo đã tránh tổn thất cho ngân hàng và "nếu có bất cứ phán quyết nào cũng không oán giận".
Trong khi bầu Kiên được 4 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cựu tổng giám đốc ACB có 3 người bào chữa, đề nghị huỷ một phần hành vi cố ý làm trái, xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Tiền được chuyển đi Vietbank, KienLongbank, vào hai công ty ACI và ACI - HN của Nguyễn Đức Kiên để đầu tư cổ phiếu, sau đó quay trở lại ACB rồi bị thâm hụt gần 688 tỷ đồng.
Việc ra chủ trương đầu tư cổ phiếu, uỷ thác cho nhân viên gửi tiền ở ngân hàng khác, sau khi bị bắt một số lãnh đạo ACB mới nhận thức đó là vi phạm pháp luật.
Tại phiên xử vụ bầu Kiên, TAND Hà Nội xác định ông Trần Xuân Giá đang bị bệnh hiểm nghèo không thể hầu tòa nên đã tạm đình chỉ vụ án với ông này.
Ngày mai, TAND Hà Nội mở lại phiên xử cựu phó chủ tịch Ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên cùng 8 người liên quan, tuy nhiên chưa rõ cựu chủ tịch Trần Xuân Giá có thể đến hầu tòa hay không.
Việc xét xử cựu phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên cùng nhiều lãnh đạo cao cấp nhà băng này có thể sẽ kéo dài nếu bị can Trần Xuân Giá (cựu chủ tịch HĐQT) không thể đến hầu tòa vì lý do sức khỏe.
Một ngày trước phiên xử, cựu phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên gặp 4 luật sư bảo vệ mình để bàn việc trình bày quan điểm tại toà với niềm tin kinh doanh đúng luật.
Chiều nay, ít phút sau khi điều khiển phiên xử các cựu lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB, chủ tọa tuyên bố hoãn phiên xử với lý do vắng mặt ông Trần Xuân Giá.
Dự kiến ngày 16/4, phiên tòa xét xử cáo buộc Nguyễn Đức Kiên cùng nhiều cựu lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB gây thiệt hại 1.700 tỷ đồng sẽ được mở tại TAND Hà Nội.
18h30, gần 60 trinh sát ập vào Ngân hàng ACB, phát hiện ông Kiên đang nép vào một góc ở tầng 4 tối om. Đi qua người chỉ huy cao nhất của công an ở đây, ông Kiên hỏi: "Anh ở C nào? C nào bắt tôi đây?".
Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiết kiệm gây thiệt hại gần 720 tỷ đồng xảy ra khi ông Phạm Trung Cang không còn là thành viên HĐQT Ngân hàng ACB, nhưng do ông không kiến nghị huỷ bỏ chủ trương này nên bị liên đới trách nhiệm.
Nhiều lúc ông ta nằm trầm ngâm trong phòng hoặc đứng lặng bên khung cửa sắt Người đàn ông quyền lực một thời giảm nhiều cân, ăn uống cũng chừng mực và đã trút bỏ được những suy nghĩ dằn vặt.
Trong 9 người bị cáo buộc gây thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB giờ có thêm ông Phạm Trung Cang (nguyên phó chủ tịch HĐQT). Chủ mưu vụ án là Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị giữ nguyên tội danh truy tố.
Ngày 20/1, VKSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra với ông Phạm Trung Cang, nguyên phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Khi phát hiện tham nhũng thì hành vi của tội phạm thường xảy ra từ nhiều năm trước nên việc thu hồi toàn bộ tài sản là không tưởng, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ.
Tại vụ án chiếm đoạt số tiền cực lớn do Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank chi nhánh TP HCM) làm chủ mưu, cơ quan điều tra đã khởi tố 23 người về 7 tội danh.
Vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh TP HCM) lừa đảo chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khoảng 4.000 tỷ đồng, VKSND Tối cao đã phải hai lần trả hồ sơ điều tra bổ sung đến nay vẫn chưa xong.
Các hãng tin quốc tế đồng loạt đăng tải thông tin về vụ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt giữ và việc thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay giảm điểm.
> Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt
Trong động thái trấn an dư luận về việc bắt "bầu" Kiên có thể ảnh hưởng tới một số ngân hàng, sáng nay Bộ Công an phát đi thông cáo cho rằng, Nguyễn Đức Kiên bị bắt chỉ liên quan đến vi phạm của 3 công ty do ông này làm Chủ tịch.
> Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt