"Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết 'Vật lộn với tiếng Anh' về cách học ngoại ngữ sai lầm của người Việt. Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam là lấy "ngữ pháp" và "từ vựng" làm gốc, trong khi nền tảng cho việc sử dụng tiếng Anh hiệu quả lại nằm ở phần phát âm và nghe nói.
Tôi năm nay đã 43 tuổi, đang sinh sống ở Tỉnh Bang British Columbia (BC), phía Tây Nam của Canada, được 5 năm. Tôi đang theo học một khóa học về Trợ lý Y tá. Tại đây, tôi học cùng các bạn người Philippines, Ấn Độ, Châu Phi... Phải nói rằng, tôi khá tự tin ở khả năng ngữ pháp rất tốt của mình. Lý do là bởi tôi đã học Tiếng Anh từ hồi phổ thông ở Việt Nam. Tức là, tôi đã học Tiếng Anh được hơn 20 năm và cũng thường xuyên sử dụng ngoại ngữ để làm việc khi còn ở trong nước.
Thế nhưng, sau khi qua Canada sinh sống và làm việc, tôi mới nhận ra điểm yếu lớn nhất của mình chính là phát âm tiếng Anh. Trong giao tiếp, tôi sử dụng từ ngữ rất sách vở, không tự nhiên và đời thường như các bạn sinh viên nhỏ tuổi hơn mình.
Một phần lớn là vì trước đây, khi còn ở Việt Nam, tôi học Tiếng Anh tại trường chủ yếu chỉ tập trung vào ngữ pháp và từ vựng. Trong khi đó, về phần phát âm, ngay từ đầu tôi đã học sai. Vậy là dù qua cả một thời gian dài học tập và làm việc với tiếng Anh, tôi vẫn không cải thiện được nhiều.
>> 'Ép con phải đạt 8.0 IELTS trong hai năm dù tiếng Anh bập bẹ'
Đó là một vài lời chia sẻ của tôi dành cho các bạn về chuyện học tiếng Anh. Tôi cho rằng, quan trọng nhất trong việc học một ngôn ngữ mới chính là kỹ năng nghe, nói và phát âm chuẩn ngôn ngữ đó. Sau cùng mới là đến phần ngữ pháp.
Con gái tôi qua Canada từ năm ba tuổi, khi đó con không biết một chữ tiếng Anh nào. Thế nhưng chỉ sau một năm ở đây, hằng ngay chơi và giao tiếp với con của hàng xóm xung quanh, cũng như xem các kênh YouTube bằng tiếng Anh mà con tôi đã học ngoại ngữ rất nhanh. Đến giờ, con có thể phát âm như người bản xứ dù không cần phải tới trường lớp học một cách quy củ.
Có thể nói chỉ cần học qua giao tiếp hàng ngày, ai cũng có thể học ngoại ngữ một cách rất nhanh và chính xác. Mong rằng việc dạy và học Tiếng Anh ở môi trường giáo dục phổ thông tại Việt Nam sẽ được nghiên cứu, điều chỉnh sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Và chúng ta sẽ không còn phải đau đầu khi chứng kiến các thế hệ học sinh Việt giỏi ngữ pháp tiếng Anh nhưng vẫn giao tiếp bập bẹ".
Đó là quan điểm của độc giả Henrydoan xung quanh câu hỏi "làm sao để học sinh có thể nói tiếng Anh được?". Thực tế, học sinh, sinh viên Việt Nam có thể đạt điểm số rất cao trong các kỳ thi tiếng Anh, nhưng khi cần giao tiếp trong công việc hoặc ra nước ngoài du học, họ vẫn lúng túng, thiếu tự tin như gà mắc tóc khi sử dụng tiếng Anh. Việc không chú trọng luyện phát âm và nói, chỉ tập trung rèn học sinh ngữ pháp và viết vô tình làm trầm trọng thêm điểm yếu trong giao tiếp Tiếng Anh của các thế hệ học sinh Việt.
* Bạn học Tiếng Anh thế nào và có tự tin khi giao tiếp bằng ngoại ngữ?
- Luật sư 15 năm kinh nghiệm vẫn thất nghiệp vì kém tiếng Anh
- Chuyến du lịch nực cười vì hướng dẫn viên 'mù' tiếng Anh
- Nỗi lo thụt lùi nếu loại Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc
- 'Học sinh yếu giao tiếp tiếng Anh vì giáo viên dạy bằng tiếng Việt'
- Sáu năm 'cày ải' vì bị chê cười cách phát âm tiếng Anh
- Học sinh tốt nghiệp phổ thông chưa giao tiếp tốt tiếng Anh