Thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/12/2019 quy định nội dung ghi trên văn bằng giáo dục đại học vẫn có xếp hạng tốt nghiệp (xuất sắc, giỏi, khá, trung bình), thay vì không quy định như dự thảo trước đó.
Độc giả có nickname Thích Chém Gió tán thành: Xếp loại tốt nghiệp giúp nhà tuyển dụng thuận lợi hơn trong việc chọn lọc hồ sơ ứng viên. Trong tình hình đào tạo như hiện nay, hình thức đào tạo cũng gắn với chất lượng đào tạo.
Cùng quan điểm, độc giả có nickname ADZ: Mặc dù xếp loại bằng chưa đánh giá đúng hết năng lực trong công việc của người sở hữu nhưng nó chứng tỏ sự đầu tư nghiêm túc sự chăm chỉ của người học. Tôi vẫn ủng hộ sự xếp loại này để không ai đánh đồng các bằng đại học như nhau. Tôi chỉ hơi băn khoăn giữa chất lượng bằng giữa các trường ở thành phố lớn với các trường địa phương.
Nhưng ở một khía cạnh khác, độc giả Phu Nguyen cho rằng: Năng lực thể hiện trên CV của ứng viên. Người có chuyên môn nhìn CV bạn sẽ biết năng lực người ứng tuyển. Điểm số chỉ nói lên một phần rất nhỏ là người học có siêng năng hay không.
>> Bằng đại học ghi xếp loại khác gì một 'bản án học lực'
Nhà quản lý giỏi chẳng ai nhìn bảng điểm và xếp loại tốt nghiệp tuyển dụng. Cái đó chỉ đánh giá được bạn hoàn thành ở mức nào nơi trường bạn đào tạo chứ chẳng phải tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần kỹ năng, năng lực thật sự. Tôi dám chắc rằng những người giỏi điểm số của họ không quá cao nhưng chắc chắn điểm số không bao giờ quá thấp.
Độc giả Tôn Ngọc Bá cho rằng: Xếp loại tốt nghiệp bỏ đi cũng được vì nhà tuyển dụng hay yêu cầu có bảng điểm, đồng thời phỏng vấn trực tiếp để đánh giá ứng viên. Còn Hệ đào tạo thì nên giữ vì hiện tại có quá nhiều đơn vị đào tạo bậc đại học, sau đại học mà chỉ cần có tiền là đi học được.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.