VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 8/5/2025

Chào các bác sĩ. Họ hàng nhà cháu có nhiều trẻ bị dái dầm, có bé đến cấp 3 mới hết. Có đứa tự khỏi, có đứa uống thuốc đông y, tây y, có đứa châm cứu bấm huyệt... Bản thân cháu bị đái dầm đến 10 tuổi. Hai đứa con sinh đôi của cháu đã 4 tuổi cũng vẫn đái dầm, thường thì 1 ...

Mai Hiền, 26 tuổi, Hà Nội

BSNT Thân Thị Thùy Linh

Chào chị, theo các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiểu dầm ở các lứa tuổi 5 tuổi, 7 tuổi, 10 tuổi lần lượt là 20%; 10%; 5%... và cho đến khi trẻ 15-16 tuổi vẫn còn 1-1,5% trẻ còn tiểu dầm.

Hiện tượng tiểu dầm có thể là bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý thực sự. Vì vậy để có các biện pháp khắc phục tình trạng tiểu dầm, gia đình nên cho bé đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi để tìm được nguyên nhân và sớm giải quyết tình trạng tiểu dầm cho các bé, để không ảnh hưởng đến tâm lý (không tự ti) hoặc điều trị kịp thời nếu thực sự là bệnh lý. Cảm ơn gia đình đã tin tưởng các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúc 2 con mau chóng dứt điểm tình trạng tiểu dầm.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé nhà em là trai, lúc sinh được 2.9kg, vòng đầu 32cm. Đến nay bé được 8 tháng, nặng 8.4kg, vòng đầu 41.5cm. Trong khoảng thời gian bé được 6 - 7 tháng tuổi, vòng đầu của bé không tăng, sờ đầu thấy thóp đóng. Bác sĩ BV Nhi Đồng 1 có chỉ định chụp CT đầu cho bé, kết quả Thóp chưa đóng. Về ...

Thanh Thu, 37 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Tật đầu nhỏ là tình trạng đầu của trẻ nhỏ hơn đáng kể so với trẻ cùng độ tuổi và cùng giới tính. Bé bạn lúc sanh có vòng đầu 32cm nhưng bạn không cho biết lúc bé sanh là ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ nên chưa thể kết luận được bé có tật đầu nhỏ lúc sanh hay không. Khi bé được 6-7 tháng tuổi, bé dược chụp CT đầu do vòng đầu bé không tăng và thóp đóng khi bác sỹ thăm khám. Như vậy vào thời điểm đó, vòng đầu của bé là bao nhiêu? Vòng đầu của bé ngưng tăng lên trong thời gian bao lâu? Vòng đầu ở thời điểm 6-7 tháng so với 8 tháng có gì khác biệt không?

Do vòng đầu của bé tại thời điểm 8 tháng là 41.5 cm, so với tuổi thì bé có tật đầu nhỏ. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của tật đầu nhỏ này lên phát triển tâm thần vận động của bé thì gia đình cần cung cấp thêm một số thông tin về tình trạng sức khỏe của mẹ lúc mang thai (mẹ có bị mắc bệnh gì khi mang thai bé không: mẹ có bị nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus, rubella, thủy đậu hay ngộ độc kim loại nặng như chì, đồng...?), quá trình chuyển dạ và sanh của mẹ có gì bất thường không? Trong gia đình có ai mắc bệnh di truyền gì hay không? Vòng đầu của các thành viên trong gia dình như thế nào? Kết quả chụp CT não có cho thấy bất thường gì trong não không? Thóp của bé hiện tại như thế nào, đã đóng hay chưa?

Một số trẻ sinh ra với chứng đầu nhỏ, đặc biệt là những bé sinh ra trong những gia đình vốn có nhiều người đầu nhỏ, thường không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe và phát triển hoàn toàn bình thường. Một số trẻ khác lại gặp nhiều trở ngại như chậm phát triển tâm thần vận động từ nhẹ đến nặng hay có những vấn đề về thị lực, thính giác, thậm chí trẻ có thể bị co giật hay khiếm khuyết về trí tuệ.

Cho đến thời điểm hiện tại, theo như bạn mô tả thì có vẻ phát triển tâm thần vận động của bé bình thường. Tuy nhiên, để có thể trả lời các băn khoăn của bạn về phát triển tâm thần vận động của bé sau này, gia đình vui lòng thu xếp thời gian đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám, trao đổi thêm một số thông tin, và nếu cần sẽ làm thêm một số xét nghiệm để xác định được nguyên nhân, từ đó bác sĩ mới có thể suy đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Bé 8 tháng ngủ trung bình từ 12-14 tiếng, trong đó 9-10 giờ ban đêm và 2-3 giờ ban ngày. Như vậy con bạn có giấc ngủ hoàn toàn bình thường. Trẻ tháng thứ 8 thường có thể bắt đầu thức giấc giữa đêm. Vì vậy, bạn đừng quá lo khi thấy những thay đổi này từ bé, mọi việc sẽ dần ổn định hơn trong thời gian ngắn.

Bé 8 tháng, bạn cho ăn dặm với bột hoặc cháo xay nhuyễn bé sẽ dể ăn hơn là ăn thô. Giai đoạn này, bé chỉ mới tập ăn dặm được 2 tháng nên bạn cần kiên trì vì trung bình bé cần 10-15 lần thử món ăn mới để có thể chấp nhận món ăn mới, đôi khi một vài lần đầu bé không chịu ăn nhưng những lần sau bé hợp tác hơn. Để bé cảm thấy đói và muốn ăn khi ăn, bạn có thể cho bé bú khoảng 600-700 ml sữa mỗi ngày. Bạn có thể thử một số cách sau: tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi đến giờ ăn, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cho bé cảm giác đói trước bữa ăn (cữ sữa nên cách cữ ăn 2-3 giờ).

Về dinh dưỡng, bé 8 tháng, bạn cho ăn dặm với bột hoặc cháo xay nhuyễn bé sẽ dể ăn hơn là ăn thô. Giai đoạn này, bé chỉ mới tập ăn dặm được 2 tháng nên bạn cần kiên trì vì trung bình bé cần 10-15 lần thử món ăn mới để có thể chấp nhận món ăn mới, đôi khi một vài lần đầu bé không chịu ăn nhưng những lần sau bé hợp tác hơn. Để bé cảm thấy đói và muốn ăn khi ăn, bạn có thể cho bé bú khỏang 600-700 ml sữa mỗi ngày. Bạn có thể thử một số cách sau: tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi đến giờ ăn, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cho bé cảm giác đói trước bữa ăn (cữ sữa nên cách cữ ăn 2-3 giờ).

Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc bé! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Cho em hỏi, con em 4 tháng nặng 7kg. Từ khi sinh bé hay ọc và trớ sữa, đi khám chuẩn đoán trào ngược dạ dày thưc quản cho uống smethicon và men vi sinh biogaia. Bé dùng có đỡ nhưng hết thuôc là bị lại, em đã khắc phục cho bé nằm cao đầu, chia nhò cữ ăn, và vỗ ợ hơi, nhưng dạo ...

Tran Vanthach, 34 tuổi, Quận 12, TP.HCM

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Xin cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của bé. Bé nhà bạn 4 tháng nặng 7 kg là cân nặng khá tốt, đạt tiêu chuẩn.

Về vấn đề trào ngược của bé, bác sĩ xin chia sẻ một số thông tin như sau: trào ngược là tình trạng thường gặp ở các bé nhỏ và được xem là tình trạng sinh lý do hệ tiêu hóa còn non nớt và sẽ cải thiện dần theo tuổi, một số ít sẽ kéo dài trên 1 tuổi. Biểu hiện của trào ngược sinh lý như bé ọc 1- 2 lần/ngày, vẫn lên cân tốt, không khò khè... Vậy khi trào ngược không còn là tình trạng sinh lý sẽ gây nguy hiểm cho bé như gây khò khè kéo dài, chậm tăng trưởng do thường xuyên nôn ói.

Bác sĩ thấy bạn đã làm những biện pháp hỗ trợ không thuốc để hạn chế trào ngược rất tốt cho bé nhưng còn một số thông tin chưa rõ như bé đang bú loại sữa nào, mỗi cữ bé bú được bao nhiêu, bao lâu bé bú một lần... Vì vậy, với tình trạng biếng ăn, trào ngược của bé tốt nhất bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác về tình trạng của con bạn. Trân trọng!

Chào bác sĩ, vợ tôi đang mang bầu 2 tuần. Cô ấy thường xuyên bị đau đầu, đau dạ dày, nôn nao và buồn ngủ. Tôi muốn hỏi khi đau đầu có thể uống Panadol liều thấp được không và làm thế nào để cô ấy bớt cảm giác đau dạ dày khi không sử dụng thuốc? Tôi cảm ơn.

Danh Bình, 30 tuổi, Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Chào bạn!

Tình trạng của vợ bạn: thai 2 tuần không biết có phải là vợ bạn chậm kinh 2 tuần không? Với tình trạng vợ bạn hay cảm thấy đau đầu, đau bụng bạn nên đưa vợ đi thăm khám để xác định đã là xem thai đã ở trong tử cung hay chưa và tình trạng đau dạ dày cũng như đau đầu thì có liên quan đến bệnh lý nào khác không để bác sĩ có thể tư vấn giúp mình được chính xác nhất bạn nhé. Do đôi khi chúng ta cho là đấy là triệu chứng của nghén, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác. Nên nếu mình chậm kinh 2 tuần thì mình nên đi khám để bác sĩ xác định có phải triệu chứng nghén không hay mình cần thăm khám chuyên khoa khác nữa để xác định nữa.

Chúc gia đình anh sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 1800 6858 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Chào bác sĩ ạ. Em có thực hiện IUI và kết quả là có thai. Tuy nhiên chỉ số beta hCG thấp và có xu hướng thấp dần, bác sĩ nói thai sinh hoá và hiện tại em đang ra máu y như kỳ kinh. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em thai sinh hoá có ảnh hưởng tới khả năng có thai sau này của em không ...

Le Krystal, 32 tuổi, TP.HCM

Bác sĩ ơi, con gái em 6.5 tuổi mà nặng 18.5 kg, cao 115cm. Mỗi bữa con chỉ ăn được 1/3 bát cơm, uống rất ít sữa. Bé vận động và phát triển bình thường, sức đề kháng tốt, 3 năm nay chưa phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho em xin lời khuyên để con em tăng cân và tăng chiều cao với ạ.

...
Nhat Chi Mai, 33 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Chào bạn!

Trường hợp của bạn đã mổ basedow và hiện tại tình trạng ổn định. Vậy không biết bạn có nguyện vọng sinh con tiếp không? Trong trường hợp bạn có nguyện vọng tiếp tục sinh con và quan tâm đến tình trạng sức khỏe sinh sản, bạn nên thăm khám và theo dõi đồng thời với bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết để được tư vấn, chỉ định thăm dò một cách chính xác nhất.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858 để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé nhà em được 4 tuổi. Từ lúc sinh ra có vệt lớn trắng da, phần da đó trắng hơn so với làn da ngăm đen. Xin hỏi bác sĩ, bé bị bệnh gì ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Hồ Trúc Quỳnh Trâm, 4 tuổi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Xin cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ. Bạn không nói rõ về tình trạng da của bé nên bác sĩ không thể tư vấn cụ thể được. Bác sĩ cần biết thêm thông tin như hình dạng của sang thương, màu sắc có đồng nhất hay đậm nhạt khác nhau, có viền đỏ xung quanh, bề mặt láng hay gồ, diện tích có lan dần theo thời gian không, xuất hiện một vùng hay nhiều vùng trên cơ thể, có đối xứng 2 bên không, vùng da có tiếp xúc với ánh nắng không.

Có thể vùng da trắng của bé xuất hiện là do mất sắc tố melanin gây ra và có thể là do những nguyên nhân sau: bệnh bạch tạng, bệnh bạch biến hay mất sắc tố sau viêm. Để chẩn đoán chính xác bạn cần đưa bé đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để làm rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Trân trọng!

Cho em hỏi em đã cắt 2 vòi trứng ở bệnh viện Tâm Anh. Giờ em muốn IVF có thể mang thai được không ạ?

Hoang Linh, 30 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Lê Hoàng

Chào chị,

Trong trường hợp đã cắt hai vòi trứng, người phụ nữ vẫn có thể mang thai nếu được sự can thiệp của y học. Đó chính là nhờ sự tiến bộ của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trường hợp của chị có thể làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) để có thai. Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp sử dụng biện pháp kích trứng, chọc hút noãn và tạo phôi trong môi trường bên ngoài, sau đó chuyển phôi vào tử cung người mẹ để phôi thai làm tổ và phát triển. Để được cụ thể và chính xác, chị có thể tới thăm khám trực tiếp để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và đưa ra những tư vấn cụ thể nhất.

Để đặt lịch thăm khám tại IVF Tâm Anh, chị có thể liên hệ hotline 1800 6858 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn và chúc chị may mắn trên con đường tìm kiếm con yêu.

Con em năm nay 4 tuổi, cháu có tiền sử sốt co giật và đã bị 3 lần, nên gia đình rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ! Cháu có bị ảnh hưởng gì sau này không ạ và có nên đưa cháu đi khám tổng quát hay gì không ạ? Xin cảm ơn!

Lê Thanh Sang, 37 tuổi, Hội An, Quảng Nam

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra ở trẻ nhỏ và được kích hoạt bởi cơn sốt. Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ khoảng 6 tháng đến 5 tuổi là đối tượng dễ bị co giật do sốt nhất; nguy cơ này cao nhất ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Trẻ có nguy cơ sốt co giật nếu trong gia đình có ba, mẹ, anh, chị... đã từng bị sốt co giật.

Cơn co giật ở trẻ bị sốt cao co giật thường ngắn, kéo dài vài giây đến tối đa là 15 phút, trẻ co giật toàn thân, sau cơn giật trẻ hơi buồn ngủ chút nhưng sau đó hoàn toàn tỉnh táo, không có yếu chân tay sau cơn giật. Sốt cao co giật được xem là co giật lành tính vì sẽ hết khi trẻ được 6 tuổi và không để lại di chứng. Trẻ vẫn phát triển, sinh hoạt, học tập bình thường như những trẻ khác.

Bạn nên đưa bé đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Nhi để bé được thăm khám và loại trừ các nguyên nhân gây co giật khác cần phải điều trị. Thân mến!

Bác sĩ cho em hỏi, bé nhà em 3 tuổi 8 tháng, chiều cao 1m, cân nặng 14kg. Em đã cho con đi khám dinh dưỡng, uống sữa, men tiêu hoá và vitamin tổng hợp nhưng vẫn ko cải thiện, bé vẫn biếng ăn, chỉ ăn mấy món yêu thích: bánh mì pate, bánh mềm và rất lười ăn cơm cùng thức ăn. Con hay ...

Thu Trang, 33 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Chào bạn, căn cứ vào biểu đồ tăng trưởng bé của bạn 3 tuổi 8 tháng cao 1 m, nặng 14 không run giật chi, không nổi vân tím, thì nằn trong khoảng từ -2SD đến. Như vậy con chưa bị nhẹ cân thấp còi, nhưng việc đánh giá các chỉ số cân nặng chiều cao không chỉ dựa vào một thời điểm mà cần đánh giá cả quá trình theo dõi dọc con trên biểu đồ tăng trưởng nếu đường theo dõi đi ngang hoặc đi xuống là nguy hiểm, con cần được đến thăm khám với bác sĩ để tìm nguyên nhân.

Việc con biếng ăn và kén ăn là con có vấn đề dinh dưỡng chưa hợp lý con cần được thăm khám với bác sĩ nhi khoa để tìm nguyên nhân. Con thỉnh thoảng đau bụng trước khi đi vệ sinh, bạn kiểm tra xem phân con có bị khô? Nếu phân khô, hoặc cứng dù ngày nào con cũng đi, con vẫn bị táo bón, bạn cần đưa con đi khám cụ thể để giải quyết vấn đề của con bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh, chúc bé của bạn hay ăn chóng lớn.

Em sinh mổ bé lớn tháng 1/2015. Tháng 01/2021 em sinh thường bé thứ 2. Tới nay bé được 3,5 tháng em vẫn còn ra nước hồng giống như ngày kinh cuối, phải dùng băng vệ sinh hành ngày (em vẫn chưa quan hệ lại) Em có đi khám và siêu âm nhưng bác sĩ nói chỉ có thể trị dứt bằng thuốc ngừa thai, ...

Mỹ Mỹ, 36 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào bạn, ra huyết ít rỉ rả kéo dài sau sinh mổ có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong các nguyên nhân có thể là khuyết sẹo mổ mổ lấy thai. Để có thể chẩn đoán đúng và điều trị phù hợp, bạn có thể đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đánh giá lại.

Chúc mẹ và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Chào bác sĩ ạ!
Bé nhà em 17 tháng rưỡi được 12,5kg, nhưng bé chưa ăn thô được chút nào. Bé ăn cháo vỡ hạt ngày 3 bữa, ăn sữa ngày 2 bữa. Có 1 vấn đề em lo lắng là bé hay bị nôn trớ, từ khi 2 tháng tuổi tới giờ. Hồi nhỏ nhỏ thì có khi 1 ngày trớ đến 5,6 ...

Việt Hà, 31 tuổi, Ninh Bình

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Chào mẹ.

Về cân nặng, dù là bé trai hay bé gái đều nằm trong giới hạn bình thường. Ở trẻ em, tình trạng nôn trớ thường hay xảy ra, nhất là khi trẻ ho hoặc khi có dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, khoang miệng của trẻ còn hẹp và dạ dày ở tư thế nằm ngang hơn người lớn nên các bé rất dễ bị nôn trớ khi bị kích thích (ví dụ khi bị viêm họng, khi khóc nhiều, khi ho..). Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Nếu tình trạng này đã kéo dài, mẹ có thể đưa bé đến khám để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn cho bé.

Con em sinh ngày 06/01/2020, bé có cục bướu ở nách từ hồi 6 tháng tuổi, đến giờ bướu to hơn trái tranh. Xin hỏi bác sĩ có sao không ạ và em cần phải làm gì cho bé?

Đỗ Thanh Thiện, 41 tuổi, Huyện Châu thành, tỉnh Kiên Giang

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Bạn sờ thấy một cục bướu ở nách của bé từ khi bé 6 tháng tuổi, đến nay bé được 15 tháng và kích thước bằng trái chanh là khá to. Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để bác sĩ có thể có hướng chẩn đoán cho cục bướu của bé. Từ lúc bạn phát hiện bé có cục bướu, bé có được bác sĩ nào thăm khám hay chưa? Nếu có thì chẩn đoán là gì? Cục bướu có ở cùng bên với vị trí chích ngừa lao không? Bé có các biểu hiện gì khác kèm theo hay không (sốt, sụt cân, xanh xao, chảy máu bất thường...)? Kích thước của cục bướu diễn tiến như thế nào? Tính chất cục bướu mềm hay chắc, cứng? Da trên cục bướu có gì lạ không?...

Khi có đầy đủ các thông tin bác sĩ mới có thể có hướng chẩn đoán đây là hạch phản ứng sau chích ngừa lao hay u bướu; nếu là u bướu thì lành hay ác. Do đó, để có chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp cho bé, bạn cố gắng thu xếp đưa cháu đi khám chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn. Thân mến!

Bé nhà em được 3 tháng, từ tháng thứ 2 em đã bổ sung vitamin D3&K2 cho bé rồi. Vậy cho em hỏi trẻ sơ sinh chỉ cần bổ sung D3 hay cả K2 nữa ạ? Em đang bổ sung cả D3 và K2 thì có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không ạ? Em xin cảm ơn ạ.

A. Trương Thường, 33 tuổi, 708 cc-199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.3, TP.Vũng Tàu

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào anh chị,

Vitamin D3 và vitamin K2 là cần thiết và có thể sử dụng cho mọi độ tuổi, tuy nhiên sau sinh bé đã được chích 1 liều cao vitamin K (theo hướng dẫn của Bộ Y tế dành cho các cơ sở y tế để dự phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh) nên thời điểm hiện tại bé chỉ cần bổ sung vitamin D3.

Trong cấu trúc xương, có một số loại protein như osteocalcin cũng cần vitamin K2 cho chuyển hoá xương. Song các bằng chứng hiệu quả về việc bổ sung vitamin K2 thường quy đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng, cần được nghiên cứu thêm và chưa được khuyến cáo rộng rãi. Do đó, bạn không nhất thiết phải bổ sung thêm loại vitamin K2 này cho bé.

Chúc bé nhiều sức khỏe!

Con em sinh được 1 tháng 15 ngày mà tăng cân chậm. Lúc sinh cháu được 4,6kg mà giờ có 5kg. Bé bú sữa mẹ được 1 chút là ngủ nên em thường vắt ra bình cho bé ti, mỗi lần là 60ml-80ml. Ban ngày bé ngủ không sâu giấc, có ngày bé ngủ được 30 phút là giật mình khóc rồi thức đến 2-3 ...

Võ Mình Hợi, 36 tuổi, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào bạn,

Bé nhà bạn lúc sinh được 4.600 gram, thuộc nhóm lớn cân so với tuổi thai (nếu bé sinh đủ tháng). Hiện nay, bé được 1 tháng 15 ngày và có cân nặng 5.000 gram, thuộc nhóm cân nặng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mình cần theo dõi bé tiếp tục trong những tháng tiếp theo để xác định tốc độ tăng cân và đường phát triển thể chất của bé. Nếu được, bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ như bé trai hay bé gái, tổng lượng sữa mỗi ngày của bé là bao nhiêu và số lượng tiêu tiểu của bé trong ngày thế nào thì bác sĩ mới có thể nắm tình hình để đánh giá và tư vấn dinh dưỡng cho bé cụ thể hơn.

Về vấn đề ngủ của bé thì bạn có thể cho bác sĩ biết tổng thời gian ngủ một ngày (24 giờ) của bé trung bình là bao nhiêu tiếng. Mỗi giấc ngủ của trẻ thường từ 30 - 40 phút và trong một đợt ngủ sau bú, bé có thể ngủ 2 - 3 giờ. Do đó, nếu bạn thấy bé thức giấc sau một giấc ngắn 30 - 40 phút, bé cần có ba mẹ bên cạnh để vỗ về bé đi lại vào giấc ngủ kế tiếp. Bạn có thể để ý thời gian bé hay thức giấc để vỗ về bé trở lại giấc ngủ kịp thời.

Thông thường trẻ sơ sinh cần phải ngủ khoảng 16 - 20 giờ mỗi ngày. Ở giai đoạn này, do trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây chính là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất. Còn đối với trẻ 1 - 4 tháng thì cần ngủ 14 - 15 giờ mỗi ngày. Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, thời gian ngủ lại dài hơn và kéo dài 4 - 6 tiếng. Bạn có thể điều chỉnh thời gian ngủ dài này rơi vào buổi tối để bé hoà nhịp chung với cả nhà. Để đàm bảo cho con có giấc ngủ ngon thì bạn cần đảm bảo cho con đã bú đủ (không phải bú quá no), bé không khó chịu vì tiêu tiểu, môi trường xung quanh thoải mái dễ chịu (không quá nóng quá lạnh, không quá nhiều ánh sáng... Lau nước ấm và massage cho bé sẽ làm bé ngủ ngon hơn.

Đây là các cách để bạn giúp bé có giấc ngủ đủ. Theo mô tả của bạn thì bé biết vận động tay chân liên tục và biết hóng chuyện là những biểu hiện của sự phát triển bình thường ở trẻ phù hợp với lứa tuổi bạn nhé!

Chúc bé nhiều sức khỏe!

Bé trai nhà em đã 4 tháng tuổi, da bé khô ráp, cổ chân còn hay bị bong tróc. Em đã bôi kem dưỡng da baby Aveeno cũng như Sudocrem nhưng mãi vẫn không khỏi. Mẹ cháu có bị tình trạng viêm da cơ địa, chàm, nên không biết bé có bị ảnh hưởng không? Xin bác sĩ tư vấn thuốc điều trị hoặc cách ...

Trâm, 29 tuổi, Hồ Chí Minh

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Bé nhà bạn bị tình trạng da khô ráp, cổ chân bị bong tróc; mẹ bị chàm, viêm da cơ địa, nhiều khả năng bé cũng bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng khô da như dị ứng, viêm da do nguyên nhân khác... Để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất cho bé, bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa.

Đối với tình trạng khô da của bé, dưỡng ẩm da đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần lưu ý khi chăm sóc da cho bé:

- Tắm rửa:

● Nên tắm cho bé bằng nước ấm, tắm nhanh dưới 10 phút.

● Dùng sữa tắm không chứa xà phòng và chất tạo bọt.

● Tránh chà xát mạnh, sau khi tắm xong, dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.

- Sản phẩm dưỡng ẩm và thuốc thoa:

● Thoa sản phẩm dưỡng ẩm lên da bé ngay sau khi tắm xong.

● Thoa sản phẩm dưỡng ẩm 2-3 lần mỗi ngày lên toàn bộ cơ thể, trong đó một lần ngay sau khi tắm.

● Đối với từng giai đoạn của bệnh và từng vị trí trên cơ thể, có thể cần đến những sản phẩm dưỡng ẩm khác nhau. Vì vậy, nếu sản phẩm đang dùng không hiệu quả bạn nên cho bé khám bác sĩ để lựa chọn thuốc thoa và kem dưỡng ẩm phù hợp.

Ngoài ra, cần chú ý:

● Chọn các sản phẩm giặt xả quần áo không màu và không mùi và xả sạch.

● Không để bé tiếp xúc với nước hoa, thuốc xịt, mỹ phẩm, hóa chất...

● Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Đôi điều chia sẻ, mong tình trạng khô da của bé sớm được khắc phục!

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con em mới sinh được hơn 2 tuần, khi bú sữa bé thường đi vệ sinh luôn và ngừng bú. Bác sĩ cho em hỏi là em nên lau cho bé rồi cho bú tiếp hay vỗ ợ hơi rồi mới cho bú tiếp? Vì nếu để bé nằm xuống để vệ sinh, em sợ bé bị trớ hoặc nôn ói. Còn vỗ ợ hơi ...

Lê Ngọc Thành, 30 tuổi, TP. Thủ Đức

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào bạn,

Bé sơ sinh khi bú thì sẽ có kích thích nhu động ruột nên sẽ thường thấy tình trạng bé vừa bú vừa đi ngoài. Bé nhà bạn khi đi ngoài xong và ngừng bú thì có thể là bé đã bú khá đủ. Bạn có thể làm vệ sinh cho bé trước để bé cảm thấy sạch sẽ dễ chịu. Khi đặt xuống làm vệ sinh, để tránh tình trạng trào ngược gây nôn trớ, bạn nên đặt bé xuống nhẹ nhàng, từ từ và nằm ở tư thế đầu và lưng cao 30 độ, tạo độ dốc cho cả thân người.

Không phải tất cả trẻ cần phải vỗ ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Một số trẻ cần giúp ợ hơi nhiều hơn, trong khi một số khác lại không cần. Việc vỗ ợ hơi cho trẻ cần linh hoạt thay đổi tùy theo biểu hiện của từng bé. Về vấn đề nôn trớ, việc đầu tiên bạn cần làm ngay khi bé bị nôn là cho bé nằm nghiêng, xoay người sang một bên để bé nôn ra ngoài, tránh cho bé bị hít sặc bởi chất nôn. Còn việc có nên tiêp tục cho bú hay không thì phải tùy vào tình trạng bé trong thời điểm đó xem bé bú đã lâu chưa, đủ no chưa, bụng bé có chướng hơi không...

Thông thường tốt nhất là không nên cho bú lại ngay khi vừa nôn trớ mà nên cho bé nghỉ ngơi một khoảng thời gian, xem xét tình hình bé để quyết định bạn nhé. Nếu bé vẫn còn tiếp tục nôn trớ nhiều cữ trong ngày và bạn không an tâm vấn đề sức khỏe bé thì tốt nhất nên cho bé đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Chúc bé nhiều sức khỏe!

Cháu năm này 15 tuổi. Cháu bị bệnh đái dầm vào ban đêm từ nhỏ đến giờ vẫn chưa khỏi. Mong chuyên gia giúp cháu ạ.

Hà Ngọc Khoa, 15 tuổi, Tân Sơn, Phú Thọ

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào cháu,

Trẻ em đến 5 tuổi là trong não vùng dưới đồi đã tiết đủ hormon vasopressin sau đó được tích lũy tại vùng thùy sau tuyến yên nên gần như lúc đó trẻ không còn tiểu đêm nữa. Nên cháu đã 15 tuổi thì không còn gọi là tiểu dầm sinh lý nữa mà cần đi khám.

Cháu có uống nước đêm không? Cả ngày tiểu bao nhiêu ml? Cháu cần cho chúng tôi biết thông tin này để loại trừ tiểu đêm do bệnh thận mạn. Trong gia đình cháu có ai bị tiểu dầm không? Từ ngày bé tới giờ có lúc nào cháu không tiểu dầm không? Thường nếu chúng tôi loại trừ cháu không bị bệnh thận mạn hoặc không bị các bệnh khác ví dụ đái tháo nhạt, bệnh lý ống thận... rồi thì cháu có thể điều trị bằng 1 trong 2 phương pháp sau:

- Dùng đồng hồ báo thức hoặc dùng hormon. Trước hết cháu cần hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.

+ Dùng đồng hồ báo thức được, nếu sau 3 tháng không cải thiện thì cháu cần đi khám. Đồng hồ báo thức là cháu được dùng một loại dụng cụ có 2 phần: 1 phần gắn với quần lót (có phần cảm nhận với độ ẩm nên khi cháu chỉ cần có 1 giọt nước ra quần là máy sẽ báo động) 1 phần là chiếc loa. Khi cháu nghe tiếng loa kêu sẽ thức giấc và sau 3 tháng trẻ tạo được phản xạ cứ nước tiểu chảy ra quần là trẻ thức giấc và tự dậy đi tiểu.

Nhược điểm của phương pháp này là:

+ Nếu mùa hè để nóng quá, cháu chảy mồ hôi nên bộ nhận cảm có thể kêu nhầm;
+ Khi loa kêu sẽ làm người ngủ cạnh cũng thức giấc;
+ Nếu cháu không tỉnh ngủ hẳn khi loa kêu mà bố mẹ thức dậy giúp cháu và cháu vẫn mơ màng thì lúc đó dùng đồng hồ sẽ không hiệu quả
+ Không có tác dụng nhiều nếu cháu có đêm ướt (tiểu dầm), đêm khô (không tiểu dầm). Dùng hormon điều trị cũng là phương pháp điều trị cải thiện khá tốt với những trẻ không cải thiện với dùng đồng hồ báo thức.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi có bác sĩ chuyên khoa thận nhi. Nếu không đỡ, cháu có thể qua bác sĩ khám và điều trị! Chúc cháu thành công. Cảm ơn cháu đã tin tưởng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi!

Con em lúc mới sinh không có bớt. Lúc cháu 3 tuần tuổi thì bắt đầu nổi vài chấm nhỏ giống như tàn nhang ở 2 chân. Sau 2 tháng thì nổi 1 bớt rất to và đậm màu trên bắp tay gần vai, và nhiều đốm nhỏ khắp người. Đến nay bé được 1 tuổi, trên mặt bắt đầu có vài chấm nhỏ và ...

Nguyễn Thị Thanh Thúy, 43 tuổi, 389/5/16 QL13, P.hiệp bình phước, Q.thủ đức, Tp.hcm

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Xin cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ. Tàn nhang ở trẻ em là một dạng rối loạn sắc tố da với biểu hiện đặc trưng là các đốm nhỏ màu nâu từ nhạt đến đậm, mọc thành cụm ở mặt, cổ, lưng và tay. Tình trạng này có thể xuất hiện từ lúc bé lên 2 - 3 tuổi đến khi dậy thì. Bé gái thường bị tàn nhang nhiều hơn bé trai.

Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý da liễu thường gặp, không lây, lành tính và có thể chữa được. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh này đẩy nhanh quá trình lão hóa da đồng thời khiến trẻ tự ti về làn da của mình. Nhưng nếu con bạn nổi tàn nhang kèm có bớt to và đậm màu thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám để bác sĩ tìm nguyên nhân vì bé có thể mắc những bệnh lý và hội chứng di truyền hoặc bẩm sinh.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Cháu nhà tôi có bớt đỏ dưới mi mắt, rộng khoảng 1cm, nền da nhẵn. Cháu bị từ lúc đẻ, cháu được 3 tuổi. Bây giờ tôi phải làm gì cho mờ vết đó cho cháu. Xin cám ơn bác sĩ.

Nguyễn Văn Trang, 45 tuổi, P.Thạch Khôi, TP.Hải Dương

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào mẹ. Theo như mẹ mô tả thì có một "bớt đỏ" dưới mí mắt từ nhỏ, không biết vết bớt đỏ này có lan rộng ra xung quanh hoặc là gồ ghề trên mặt da hay không? Đôi khi có những u máu dưới da cũng có biểu hiện tương tự vậy hoặc nhiều trường hợp có thể là viêm da cơ địa, ngoài ra bé có các biểu hiện, triệu chứng gì khác không?

Hiện tại bác sĩ cũng không nhìn thấy được hình ảnh trực tiếp tình trạng của bé. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để bác sĩ có thể quan sát trực tiếp từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị cho bé, mẹ nhé.