VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ ba, 4/6/2024

Bé nhà em 14 tuổi tiêm kháng thể này được không vì sức đề kháng của bé không tốt, đi học hay ở nhà đều dễ bị bệnh vặt, em rất lo lắng. Và sau khi tiêm kháng thể này thì có cần tiêm vaccine Covid-19 nữa không ạ?

Ái Liên, 50 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Kháng thể đơn dòng của AstraZeneca là kháng thể đơn dòng dành cho nhóm suy giảm miễn dịch, hoặc nhóm không thể có được sự bảo vệ từ vaccine phòng Covid-19. Trường hợp sức đề kháng bé không tốt, nhưng không có tiền sử dị ứng vaccine thì nên tiêm vaccine Covid-19 để có miễn dịch chủ động cho cơ thể.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Chào bác sĩ, con tôi 12 tuổi. Cháu sinh non (1,5kg), lúc nhỏ tiêm ngừa vaccine mũi 5 trong 1, cháu bị tím tái phải nhập viện. Vậy giờ cháu có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không ạ?

Thanh Lan, 36 tuổi, Hà Nội

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Trường hợp con bạn vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại bệnh viện với sự giám sát của các thầy thuốc. Nếu gia đình lo sợ, thì có thể đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca. Nhưng kháng thể đơn dòng chỉ dành cho bé trên 12 tuổi, nặng từ 40kg. Nếu cháu bé có đủ số kg thì có thể được đăng ký tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em đang điều trị bệnh viêm tủy thị thần kinh. Em uống từ tháng 1/2020 đến nay, đã bị tái phát một lần vào ngày 26/8/2021, được chỉ định điều trị bằng truyền corticoid liều cao trong 5 ngày. Lúc bệnh tái phát em đi kiểm tra thì phát hiện bị ung thư tuyến giáp, hiện nay đã cắt thùy phải và đang uống hormone ...

Trần Thanh Hà, 30 tuổi, Hải Phòng

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực; Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Căn cứ vào nhóm đối tượng trên và các thông tin cơ bản bạn đã cung cấp, bạn có thể được tiêm kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19 (2 mũi AstraZeneca và 1 mũi Pfizer) và nồng độ kháng thể ở dưới mức 12AU/mL. Tôi chưa nhiễm Covid-19, mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính. Xin bác sĩ tư vấn có nên tiêm kháng thể đơn dòng để bảo vệ không? Xin cảm ơn!

Phạm Hùng, 55 tuổi, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Trường hợp bạn làm việc trong môi trường nguy cơ nhiễm Covid-19 cao như: bán hàng, giao hàng, thu ngân, lễ tân, kinh doanh... thì có thể tăng cường bảo vệ bản thân bằng kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19. Nếu đã tiêm vaccine và không có phản ứng xảy ra, bạn vẫn có thể tiêm mũi tăng cường hoặc mũi bổ sung để bảo vệ mình trước các biến chủng của Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Lần trước, tôi tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 bị sốc phản vệ nặng. Hiện tại đang điều trị bệnh cường giáp. Vậy tôi có thể tiêm loại kháng thể đơn dòng này không?

Nguyễn Cường, 57 tuổi, Quận 12, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Nếu bạn đã từng bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Covid-19 thì bạn nằm trong nhóm đối tượng có thể tiêm loại kháng thể đơn dòng phòng ngừa Covid-19 của AstraZeneca nhé!

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi tiêm vaccine Covid-19 bị phản ứng dị ứng cấp độ 2, và ngưng tiêm vaccine đến nay đã 6 tháng. Liệu tôi có được đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không? Nó có an toàn cho tôi không? Mong được bác sĩ tư vấn.

Gia Linh, 39 tuổi, Hậu Giang

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM


Trường hợp của bạn có thể được xét duyệt đủ điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca. Việc triển khai tiêm kháng thể đơn dòng sẽ được thực hiện tại bệnh viện, có hệ thống y bác sĩ theo dõi, nên bạn có thể yên tâm. Các nghiên cứu cho thấy kháng thể đơn dòng cũng có tác dụng phụ rất nhẹ như: sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy...

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Cơ thể tôi bình thường, sau khi đi tiêm vaccine mũi 1 ngừa Covid-19 tôi có uống một chút bia. Tối đó tôi bị tím tái phải nhập viện cấp cứu. Từ đó tôi rất sợ phải tiêm vaccine nên đến nay vẫn chưa dám tiêm mũi 2. Vậy kháng thể đơn dòng có gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng không?

Nguyễn Hải, 45 tuổi, Bình Thuận

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM



Bất kỳ loại thuốc, vaccine nào cũng có thể tác dụng phụ. Kháng thể đơn dòng của AstraZeneca có thể có các tác dụng phụ rất nhẹ như: sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy... Những phản ứng phụ này sẽ tự hết mà người tiêm không cần phải lo lắng gì.

Cảm ơn câu hỏi của anh, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789) hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Bố tôi mới được chẩn đoán ung thư gan, giai đoạn 2 chưa tiếp nhận điều trị. Tôi mới nghe nói là tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca có thể tiêm cho người bị ung thư, như bố tôi thì nên tiêm trước hay sau khi điều trị ung thư?

Trần Hải, 38 tuổi, Rạch Giá

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vaccine Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực.

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Trường hợp của bố bạn cần đến khám, đem theo toàn bộ hồ sơ bệnh. Sau khi thăm khám, xem hồ sơ và thực hiện thêm các xét nghiệm (nếu cần thiết), các bác sĩ sẽ tư vấn về việc nên tiêm trước hay sau điều trị.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tháng 2 vừa qua, tôi được ghép giác mạc, tôi không biết giác mạc là tạng đặc hay rỗng. Và tôi cũng có uống thuốc chống thải ghép và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với lửa... Tôi muốn hỏi là sau bao nhiêu lâu nữa thì tôi được phép và cần tiêm kháng thể đơn dòng? Trước khi ghép giác mạc, ...

Nguyễn Vinh, 64 tuổi, Bắc Giang

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Thuốc kháng thể đơn dòng của AstraZeneca được chỉ định cho các trường hợp sau:

- Nhóm người suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng: người bệnh ung thư hoặc các bệnh lý về máu ác tính đang điều trị, điều trị chống thải ghép sau ghép tạng, HIV ...

- Nhóm người không thể tiêm vaccine do sốc phản vệ hay dị ứng nặng với thành phần của vaccine hoặc có người dù đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 vẫn không tạo đủ kháng thể chống lại sự tấn công của virus.

Trường hợp của bác đang dùng thuốc chống thải ghép là những thuốc ức chế miễn dịch (dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch thì cơ thể dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm như Covid-19), bác hoàn toàn có thể tiêm được kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt để có kháng thể bảo vệ sớm và lâu dài.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Cháu nghe thông tin là kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không tiêm được cho người có hệ miễn dịch suy giảm như ung thư tạng đặc. Như mẹ cháu bị ung thư dạ dày thì có phải là ung thư tạng đặc không ạ, mẹ cháu có thể tiêm được không ạ?

Hữu Khoa, 28 tuổi, Bến Tre

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccinne Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Trường hợp của mẹ bạn nằm trong nhóm bệnh nhân có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi từng ghép gan và cũng đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn thành F0. Tôi sợ mình không tạo đủ kháng thể, vậy tôi tiêm kháng thể đơn dòng này có được không? Và sau khi khỏi F0 thì nên tiêm lúc nào?

Văn Minh, 60 tuổi, Sóc Trăng

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chúng tôi cần có thêm các thông tin cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý gan/ ghép gan và thời điểm đã mắc, cũng như thời điểm khỏi bệnh Covid-19 để xác định quý khách có thể được tiêm kháng thể đơn dòng hay không.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mẹ em 63 tuổi, có nhiều bệnh nền, bác sĩ Khanh cho em hỏi là trường hợp mẹ em đã tiêm 3 mũi vaccine AstraZeneca rồi thì có cần tiêm thêm kháng thể này không? Cám ơn bác sĩ và mong được giải đáp.

Huỳnh Vân, 41 tuổi, Bình Tân, TP HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM



Nếu mẹ bạn là người có nhiều bệnh nền, dù đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn cảm thấy có nguy cơ cao nhiễm nCoV và trở nặng thì vẫn có thể tiêm kháng thể đơn dòng. Bởi vì kháng thể đơn dòng này có thể đưa thẳng kháng thể vào cơ thể, còn khi tiêm vaccine đòi hỏi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người có thể tạo ra kháng thể nhiều hay ít, nồng độ cao hay thấp. Trong khi kháng thể đơn dòng này đã được các nhà nghiên cứu tính toán cả rồi, với một liều lượng như vậy có thể bảo vệ người tiêm tránh được bệnh nặng, tránh nguy cơ tử vong, và thời gian bảo vệ có thể kéo dài 6-9 tháng.

Do vậy, nếu cảm thấy cơ địa của mẹ bạn dù tiêm ngừa đủ 3 mũi vaccine mà vẫn cảm thấy không an toàn thì vẫn có thể tiêm kháng thể đơn dòng, và đặc biệt kháng thể đơn dòng này không "chỏi" hay tương tác gì với vaccine, mà chỉ tăng thêm nồng độ kháng thể bảo vệ.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789) hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Người ghép tạng có nên tiêm Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 không thưa bác sĩ, sau ghép tạng bao lâu thì nên tiêm thuốc thưa bác sĩ?

Nguyễn Lưu Ly Na, 35 tuổi, Đồng Xuân, Phú Yên

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Đối với những bệnh nhân chuẩn bị ghép tạng, bác sĩ thường sẽ làm tầm soát trước để phát hiện những bệnh cần phòng ngừa và tư vấn để bệnh nhân tiêm phòng trước, xác định đã có kháng thể trong cơ thể mới tiến hành cho bệnh nhân ghép tạng. Trong tình hình đại dịch, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân tiêm vaccine phòng virus nCoV trước khi ghép.

Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị thận giai đoạn cuối, đã tiến hành lọc máu đặc biệt là sau ghép có dùng thuốc ức chế miễn dịch, làm cho sức đề kháng của bệnh nhân sẽ giảm xuống nhiều. Dù đã tiêm vaccine phòng Covid-19 nhưng chưa chắc đã tạo ra kháng thể hoặc lượng kháng thể sản sinh ra quá ít không đủ để chống lại virus.

Đối với các bệnh nhân ghép tạng, chúng tôi khuyến khích các bệnh nhân nên tiêm kháng thể đơn dòng để phòng ngừa nCoV vì sau khi ghép tạng xong sức đề kháng của bệnh nhân sẽ xuống rất thấp, dễ bị virus tấn công, bị nhiễm trùng hoặc bùng phát tình trạng viêm gan siêu vi dù trước đó tình trạng vẫn ổn định.

Trước đây khi xã hội thực hiện giãn cách theo quy định 5K, tỷ lệ người nhiễm Covid-19 thấp nhưng gần đây tỷ lệ viêm nhiễm đã tăng lên nhiều, nhiều bệnh nhân sau ghép tạng đã không may nhiễm Covid-19. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Mẹ em bị xơ thận và đã phẫu thuật ghép thận, bà được tiêm 2 mũi nhưng vẫn bị Covid-19, giờ bệnh đã khỏi trên 1 tháng, kết quả PCR có chỉ số CT là 34 lúc xét nghiệm. Như vậy có phải là bà không đáp ứng vaccine hay không và mẹ em có thể tiêm được kháng thể đơn dòng này không thưa ...

Trần Việt Thảo, 28 tuổi, Quảng Nam

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Kết quả PCR chỉ số CT là 34 tức là tại thời điểm đó vẫn còn sựu hiện diện của virus nCoV trong cơ thể, tuy nhiên với chỉ số này khả năng lây nhiễm cho người khác là rất ít hoặc không có. Đối với trường hợp của mẹ bạn vẫn nên tiêm kháng thể đơn dòng này bởi vì kháng thể tạo ra khi nhiễm bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, tối đa là 6 tháng, sau đó vẫn có nguy cơ nhiễm Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Xin hỏi bác sĩ, tôi nghe nói kháng thể đơn dòng này tạo ra trong phòng thí nghiệm, tiêm vào cơ thể là kích hoạt chế độ "phòng dịch" sau vài giờ tiêm có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hồ Nhân Bích, 60 tuổi, Q. Tân Bình, TP.HCM

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Trong thành phần của kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 có sự kết hợp của hai kháng thể: tixagevimab và cilgavimab. Hai kháng thể này gắn vào 2 vị trí riêng biệt, không trùng lặp nhau trên protein gai của nCoV, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào bên trong tế bào vật chủ (ngăn không cho protein gai tương tác với thụ thể ACE2 trên màng tế bào, dẫn đến nCoV không thể xâm nhập vào tế bào người). Theo báo cáo từ nhà sản xuất, nồng độ bảo vệ đạt được ngay 6h sau khi tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Con tôi năm nay 12 tuổi, bị tim bẩm sinh đã phẫu thuật, tôi lo con có bệnh nên chưa dám đăng ký cho cháu tiêm vaccine Covid-19. Trường hợp của cháu có tiêm kháng thể đơn dòng được không, nếu cháu tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca thì có bị hành nhiều hơn không?

giấu tên, 43 tuổi, Lâm Đồng

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Với những thông tin bạn cung cấp, tôi cũng chưa rõ là cháu bị thuộc tim bẩm sinh nào. Nếu là tim bẩm sinh tím thì thường là bệnh đã nặng hơn tim bẩm sinh thường. Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 được, hiện nay chúng ta đã có một số vaccine tiêm cho độ tuổi trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Tôi khuyên trường hợp này nên tiêm vaccine thường, và nên tiêm ở bệnh viện để bác sĩ có thể theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi bị u phổi phải, kết quả sinh thiết ung thư biểu mô tuyến, hiện tại tôi đang điều trị thuốc Tarceva 150mg ngày 1 viên. Tôi chưa tiêm vaccine phòng Covid 19, qua tìm hiểu tôi được biết BVĐK đang có chương trình tiêm kháng thể đơn dòng dự phòng Covid 19 cho những bệnh nhân có bệnh nền. Liệu tôi có thể tiêm ...

Đan Thanh, 30 tuổi, Cà Mau

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bạn là người bệnh ung thư phổi đang điều trị đích với thuốc Tarceva. Trong hoàn cảnh sống thích ứng an toàn với Covid-19, F0 có mặt khắp nơi và các biện pháp cách ly bị nới lỏng, mọi người có thể bị nhiễm Covid-19 bất cứ lúc nào. Người bệnh ung thư thường có hệ miễn dịch yếu hơn nên dễ mắc bệnh và mắc ở mức độ nặng. Bạn hoàn toàn có thể tiêm được kháng thể ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt để có kháng thể bảo vệ luôn và kéo dài ít nhất 6 tháng. Bạn cũng có thể phối hợp thêm với tiêm vaccine Covid-19 nếu không có tiền sử dị ứng nặng với vaccine nhé.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Xin chào bác sĩ, tôi từng mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch đùi cách đây 10 năm trước. Tôi chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19. Liệu tôi có thể tiêm loại kháng thể mới ngừa Covid-19 này không? Tôi phải cần làm những thủ tục gì và đăng kí như thế nào? Cảm ơn bác sĩ!

Tuyết Lan, 40 tuổi, TP.HCM

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bệnh huyết khối tĩnh mạch của quý khách đã xảy ra cách 10 năm, như vậy khả năng bị tái phát rất thấp. Do vậy bệnh không ảnh hưởng đến việc tiêm thuốc kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19. Quý khách chưa tiêm hoặc đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 mà đáp ứng các tiêu chuẩn tiêm thuốc do Bộ Y tế cấp phép thì đều có thể tiêm thuốc này. Để giúp cho việc theo dõi sức khỏe của quý khách sau tiêm thuốc được tốt nhất, quý khách nên khám chuyên khoa tim mạch, siêu âm đánh giá lại hệ tĩnh mạch chân trước tiêm thuốc (vì nhiều khi các huyết khối xuất hiện không có triệu chứng rõ).

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi có bệnh nền K phổi giai đoạn 3 đang sử dụng hoạt chất Obsimertinib. Tiêm vaccine không có phản ứng, nghi ngờ không tạo được kháng thể. Tôi rất mong được tư vấn về loại kháng thể ngừa Covid-19 cho trường hợp của mình. Cảm ơn bác sĩ!

Loan Trần, 35 tuổi, Thủ Đức

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bạn là người bệnh ung thư phổi đang điều trị đích với thuốc Osimertinib. Trong hoàn cảnh sống thích ứng an toàn với Covid-19, F0 có mặt mọi nơi và các biện pháp cách ly bị nới lỏng, mọi người có thể bị nhiễm Covid-19 bất cứ lúc nào. Người bệnh ung thư thường có hệ miễn dịch yếu hơn nên dễ mắc bệnh và mắc ở mức độ nặng. Tiêm vaccine phòng covid-19 cũng rất tốt, nhưng trên những người có suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, bệnh ung thư, ghép tạng...) có thể có miễn dịch không đủ để bảo vệ cơ thể trước nCoV. Vì vậy nên phối hợp tiêm thêm kháng thể đơn dòng phòng chống Covid-19. Bạn hoàn toàn có thể tiêm được kháng thể này càng sớm càng tốt để có kháng thể bảo vệ luôn và kéo dài.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng.)

Tôi đã tiêm mũi 2 ngày 10/8/2021 vaccine Astra. Tôi có bệnh nền suy thận độ 2, viêm cầu thận mạn 10 năm và tăng huyết áp. Đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Tôi muốn đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 liệu có sao không?

Thanh Thanh, 30 tuổi, Hải Phòng