VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 13/12/2024

Tôi có con 13 tuổi mắc bệnh Down. Cháu đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 cách đây hơn 4 tháng. Gia đình tôi rất lo lắng khi đã liên hệ nhiều nơi vẫn không được tiếp nhận tiêm mũi 3 tăng cường cho cháu. Xin hỏi hiện BVĐK Tâm anh có thể tạo điều kiện cho cháu được tiêm mũi 3 tăng cường được không ...

Thanh Liêm, 45 tuổi, Quận 8, TP HCM

Tôi chưa tiêm vaccine. Đã nhiễm Covid-19 và đã khỏi. Vậy tôi có nên tiêm kháng thể đơn dòng không?

dangtranhiep50, 74 tuổi, Lê Thanh Nghị, Hà Nội

Tôi bị bệnh Lupus 10 năm hiện đang uống medrol 4mg và 1 viên HCQ 200mg/ngày, đã tiêm 3 mũi vaccine AstraZeneca nhưng vẫn bị nhiễm Covid-19. Khi nhiễm tôi có uống thuốc molnupiravir 400mg để điều trị. Tôi có thể tiêm kháng thể đơn dòng được không?

Tôn Thị Mỹ Dung, 42 tuổi, Phường 12, Gò Vấp

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Bạn đã tiêm 3 mũi vaccine ngừa Covid-19 mà vẫn mắc thì chứng tỏ vaccine đã không tạo được hoặc không tạo đủ kháng thể ngừa Covid-19. Sau khi mắc Covid-19 cơ thể sẽ tạo kháng thể. Tuy nhiên kháng thể đó có đủ để tránh tái nhiễm hay không và tồn tại bao lâu, lại là 1 vấn đề. Nếu đã tiêm mũi 3 vaccine mà vẫn bị tái nhiễm thì có thể lượng kháng thể vẫn chưa đủ. Kháng thể tạo ra cũng giảm và gần như hết hiệu lực sau 6 tháng. Như vậy, bạn có thể tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được. Khi tiêm kháng thể đơn dòng không phải thay đổi liều thuốc ức chế miễn dịch.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em tiêm vaccine mũi 1 bị sốc phản vệ cấp độ 2. Vậy em có được tiêm kháng thể dòng đơn được không?

Lê Văn Trứ, 32 tuổi, Đông Hòa, Phú Yên

Những bệnh nhân ung thư nào thì nên tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19? Riêng với bệnh nhân ung thư thận thì sao? Cảm ơn bác sĩ!

Đăng Khoa, 32 tuổi, TP HCM

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Bệnh nhân ung thư, ghép tạng nói chung, nếu như sức khỏe đã ổn định rồi và không cần sử dụng thuốc nữa thì có thể tiêm vaccine. Còn trong trường hợp đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoid với liều tương đương hoặc trên 20 mg prednison, thì tiêm vaccine có thể không tạo được kháng thể hoặc kháng thể không đủ để bảo vệ trước nCoV. Trong những trường hợp đó, không riêng gì ung thư thận và không riêng gì một loại ung thư nào cả, mà nhiều loại ung thư nếu như đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch thì nên sử dụng kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Vì sao bệnh nhân ghép tạng đặc như ghép thận, ghép gan... cần phải tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19? Cảm ơn bác sĩ!

Thanh Tú, 29 tuổi, Bình Thuận

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Tỷ lệ ghép thận, ghép tim, ghép phổi, ghép gan tại nước ta trong những năm gần đây khá nhiều. Theo sự phát triển chung của thế giới, trong các phương pháp điều trị (điều trị thận thì có lọc màng bụng, có thận nhân tạo và ghép tạng) thì ghép tạng là phương pháp điều trị ưu điểm nhất, hoàn thiện nhất.

Cũng tương tự, những trường hợp như gan và tim nếu như không được ghép thì bệnh nhân cũng khó qua khỏi, không có sự lựa chọn giống như thận có thể lọc máu, thận nhân tạo hoặc ghép thận. Vì thế, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam càng phát triển. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây do dịch Covid-19 nên tỉ lệ ghép đã giảm xuống.

Tỷ lệ ghép thận năm 2019 bằng tỷ lệ của 10 năm trước đó cộng lại, trong khi là năm 2021 lại giảm đi. Tương tự, các tình trạng ghép tim, ghép gan cũng không nhiều hơn, một phần là do dịch, giãn cách xã hội, tỉ lệ lây nhiễm quá nhiều nên phải trì hoãn.

Nguyên nhân là do người bệnh hoặc người cho bị nhiễm Covid-19. Thực ra, người ghép tạng không chỉ dùng kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19, vì kháng thể đơn dòng chỉ mới được phát minh trong thời gian gần đây. Trước kia, những bệnh nhân ghép tạng luôn được khuyên tiêm các loại kháng thể phòng ngừa trước. Ví dụ như bệnh nhân không có kháng thể viêm gan B, phải cho bệnh nhân tiêm phòng ngừa trước, bởi vì tìm một người chưa bị viêm gan B để cho một người nhận đã viêm gan B rất khó, vì tỉ lệ viêm gan B trong cộng đồng rất cao. Vì vậy chúng ta phải tiêm phòng.

Lý do, nếu người bệnh đó đã có viêm gan B trước rồi và đang ổn định, sau khi ghép xong dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể bùng phát bệnh viên gan B, viêm gan C. Hoặc nếu như người bệnh chưa hề có viêm gan B, viêm gan C trước đó, khi ghép dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể xuất hiện bệnh. Tương tự, đối với Covid-19, nếu như không ngừa thì nhóm người này có nguy cơ nhiễm rất cao. Thậm chí có những người đã tiêm vaccine 3 mũi nhưng vẫn có tỉ lệ nhiễm khá cao, nhất là trong đợt dịch này. Trước kia có nhiều người đã tiêm vaccine 2 mũi, 3 mũi vẫn có thể nhiễm, vì đó là có thể họ không tạo được kháng thể, hoặc là tạo kháng thể nhưng không đủ để phòng ngừa Covid-19.

Đối với những người ghép tạng, khi ghép tạng xong, bất kể là ghép tạng gì, đều sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhưng khi sử dụng thuốc này thì sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm xuống, có những lúc xuống rất thấp, do đó những người ghép tạng rất dễ nhiễm. Không chỉ riêng Covid-19 mà tất cả các nhiễm trùng, từ nhiễm trùng thông thường cho tới nhiễm trùng đặc hiệu mà trong nghề chúng tôi hay gọi là CMV (Cytomegalovirus).

Một khi nhiễm CMV hoặc Meka virus... thì điều trị rất khó, tỉ lệ kháng thuốc cao; kinh phí điều trị rất mắc mà không phải chi phí nào bảo hiểm cũng chi trả. Vì vậy biện pháp tốt nhất là phòng ngừa. Đối với phòng ngừa Covid-19, thực tế là người bình thường vẫn có nguy cơ nhiễm mặc dù đã đủ kháng thể (tiêm 3 lần vaccine), huống chi là những người ghép tạng. Những người này thậm chí có thể không tạo ra kháng thể hoặc kháng thể không tạo đủ, họ rất dễ nhiễm. Trước kia chỉ có vaccine và mới đây có thêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 - một giải pháp hữu hiệu.

Vì đối với những người ghép tạng, chỉ tiêm vaccine thì chưa chắc cơ thể đã tạo ra đủ kháng thể. Còn với kháng thể đơn dòng thì cơ thể đã đưa sẵn kháng thể đó vào bên trong, có nghĩa là trong cơ thể người bệnh đã có sẵn "vũ khí". Đó cũng là lý do có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng cho những người ghép tạng hoặc đã ghép tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tại sao nhóm người sử dụng corticoid kéo dài hoặc liều cao lại không đủ sinh kháng thể ngừa Covid-19 khi tiêm vaccine Covid-19? Những bệnh nào hay dùng corticoid để trị bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Tuấn Anh, 40 tuổi, Cái Bè, Tiền Giang

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Khi bệnh nhân dùng corticoid nhiều loại khác nhau ví dụ như prednison, prednisolon,... liều tương đương với liều trên 20 mg của prednison là liều ức chế miễn dịch. Khi thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng thì bệnh nhân sẽ kém đáp ứng hoặc thậm chí là không đáp ứng với cả vaccine hoặc tất cả các loại thuốc khác. Phải hết sức lưu ý, liều trên 20 mg là liều ức chế miễn dịch, liều dưới 20 mg có thể là liều kháng viêm thôi hoặc là giảm liều của ức chế miễn dịch. Những người sử dụng liều ức chế miễn dịch khi tiêm vaccine chưa chắc đã tạo ra được kháng thể hoặc tạo ra kháng thể nhưng không đủ để phòng ngừa được bệnh, không tạo được hiệu ứng kháng thể mong muốn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Thưa bác sĩ, vì sao những bệnh nhân liên quan đến vấn đề thận, nhất là ghép thận dễ mắc Covid-19 hơn? Những trường hợp nào bị suy giảm miễn dịch có liên quan đến các bệnh về thận - tiết niệu? Cảm ơn bác sĩ!

Minh Hà, 36 tuổi, Cần Thơ

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Thật ra người bị nhiễm Covid-19 trước đó không bệnh, nhưng sau nhiễm có thể bị bệnh. Chúng ta chỉ tính về chức năng thận, nCoV khi vào trong cơ thể người bệnh có thể gắn với các thụ thể ACE2 để di chuyển khắp nơi trong cơ thể và thận là cơ quan có rất nhiều các thụ thể này. Vì vậy, nhiễm Covid-19 đầu tiên là ở phổi, sau đó là thận, ruột,... thậm chí là suy đa cơ quan, trong đó có thận. Cho nên chúng tôi đã khuyến cáo những người trước đó có thể không có bệnh gì, nếu đã bị nhiễm Covid-19 thì sau đó nên đi khám để phát hiện các bệnh lý, trong đó có thận.

Trở lại là những người đã bị bệnh thận rồi hoặc một bệnh nền nào khác, thì khi nhiễm Covid-19 cộng với bệnh nền trước đó, có thể chức năng thận sẽ xấu hơn. Thực tế cho thấy, có các bệnh nhân bị Covid-19 nặng phải lọc máu, thậm chí phải sử dụng đến ECMO khi các cơ quan bị suy đồng thời chứ không riêng gì thận cả. Sức để kháng của người bị suy thận rất kém cho nên rất khó chống đỡ được các nhiễm trùng, trong đó có nCoV.

Thậm chí, với những người sức đề kháng kém dù có tiêm vaccine cũng không đủ kháng thể để chống lại các bệnh lý, không phải chỉ riêng nCoV, ví dụ như viêm gan B hoặc viêm phổi, hoặc tiêm rồi nhưng vẫn có thể bị nhiễm. Thường thì phác đồ của viêm gan B là 2 hoặc 3 mũi là đủ, nhưng đối với người suy thận có khi là 4 mũi hoặc thậm chí là 5 mũi mới có thể tạo ra kháng thể. Do sức đề kháng bị suy giảm, vì vậy những người bị bệnh thận là những người dễ bị tổn thương và khi tổn thương thì dễ bị nặng hơn những người khác.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Thưa bác sĩ, ở một bệnh nhân chuẩn bị có chỉ định ghép tạng chưa được tiêm vaccine Covid-19 do chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Vậy cần tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 trước hay lo trị liệu trước. Cảm ơn bác sĩ!

Trường Thành, 33 tuổi, Bến Lức, Long An

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Nếu như người chuẩn bị ghép tạng vì một lý do nào đó mà chống chỉ định với tiêm vaccine (có thể vì lý do sốc, dị ứng,...) thì phải lưu ý là nguy cơ rất cao nhiễm sau khi người bệnh ghép xong và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Nên sử dụng kháng thể đơn dòng, bởi vì kháng thể đơn dòng là một "chiếc áo" bảo vệ, ít ra kháng thể có thể bảo vệ thời gian sau ghép. Ngay cả trong trường hợp tiêm vaccine xong mà không đủ kháng thể, sau khi ghép xong có thể bị nhiễm.

Nếu muốn sử dụng liều vaccine bổ sung hay tăng cường thì phải chờ ít nhất là 3 tháng sau khi ghép, tất cả những người tiêm liều vaccine bổ sung hay tăng cường đều phải chờ sau ghép 3 tháng. Lúc đó kháng thể đã giảm, huống chi những người ghép tạng chưa được tiêm 1 mũi vaccine nào, gần như sẽ không có bất cứ sự bảo vệ nào.

Dịch Covid-19 không biết bao giờ mới hết, vào ngày 18/3 vừa rồi, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố còn lâu mới chấm dứt dịch Covid-19, thậm chí là chúng ta chỉ mới đang ở đỉnh của dịch. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng là bảo vệ mọi người, trong đó có những người cần được ghép tạng. Bảo vệ cho những người ghép tạng rất cần thiết, nên phòng ngừa trước, bởi vì ghép thận nếu không ghép lúc này thì ghép lúc khác, có thể trì hoãn lại được, nhưng nhiễm Covid-19 có thể đến bất cứ lúc nào, huống chi trong giai đoạn dịch bùng phát rất dễ nhiễm như hiện nay.

Gần đây, Tâm Anh thường xuyên nhận được cuộc gọi của nhiều bệnh nhân đã ghép, tỷ lệ người bệnh cũng đã bị nhiễm Covid-19 khá nhiều, mặc dù một trong số đó đã tiêm vaccine, một số khác cũng rất giữ gìn về việc tiếp xúc. Nếu như các bệnh nhân chưa tiêm vaccine, chưa nhiễm Covid-19 thì nên phòng ngừa, chuyện ghép tạng có thể để lui lại. Hơn nữa nếu dùng kháng thể đơn dòng thì kháng thể xuất hiện rất nhanh, chỉ 6 tiếng sau khi tiêm theo các nghiên cứu.

Ngược lại, nếu như tiêm vaccine thì phải chờ mũi thứ nhất ít nhất là 3 tuần, 4 tuần mới có thể tiêm mũi thứ hai. Và 3 tháng sau mới tiêm tiếp mũi thứ 3. Thời gian này quá dài đối với một người ghép tạng. Nếu dùng kháng thể đơn dòng thì người bệnh có thể yên tâm với Covid-19, các bác sĩ cũng có thể yên tâm để ghép tạng cho bệnh nhân.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Thưa bác sĩ, người bệnh liên quan đến các vấn đề về thận, khi đến đây tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 sẽ được khám sàng lọc như thế nào? Cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Kim Dung, 37 tuổi, Gò Vấp, TP HCM

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Khi đến để sàng lọc tiêm kháng thể đơn dòng, không chỉ những người bệnh thận mà còn có rất nhiều người khác, ví dụ như ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (COPD) hoặc những người bị các loại bệnh thận khác như: suy giảm do hội chứng thận hư, viêm thận lipid, viêm thận IgA, bệnh việm khớp, bệnh vảy nến,... những bệnh đang sử dụng corticoid liều cao, tương đương với liều của 20 prednison thì sẽ được kiểm tra.

Đầu tiên là kiểm tra bệnh nền có ổn định hay chưa, có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào khác như: sốt, ho, đường định đường huyết. Chúng ta có thể trì hoãn không tiêm hôm nay, trì hoãn 1 vài ngày hoặc 1 vài tuần để tất cả các bệnh lý gặp phải được điều trị ổn định sau đó mới tiêm cũng không sao cả. Ngoài ra, phải đảm bảo người được tiêm nếu là phụ nữ thì không đang mang thai, người trên 12 tuổi, trên 40 kg. Khi tiêm kháng thể đơn dòng phải tầm soát tất cả không riêng gì những người bệnh thận. Khi sàng lọc, bác sĩ sẽ tuân thủ đầy đủ các bước, dựa trên những khuyến cáo của Bộ Y tế, hoặc của Tổ chức Y tế tế giới, hoặc là của FDA về việc phòng ngừa cho những người tiêm kháng thể đơn dòng. Sau đó sẽ chuyển sang bác sĩ chuyên về sử dụng thuốc, ký quyết định cho đi tiêm và khi sang. Và khi tiêm sẽ được tiêm tuần tự 2 mũi bên 2 vị 2 mông khác nhau ngay thời điểm cùng lúc. Và bệnh nhân sẽ được theo dõi 1 giờ sau tiêm để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra.

Khi người bệnh tiêm xong ra về, chúng tôi sẽ có một bảng hướng dẫn để người bệnh có thể biết việc tiêm sẽ gặp 1 số phản ứng phụ. Nếu như nhẹ thoáng qua thì không sao, những trường hợp có phản ứng phụ nặng như: ói mửa, mệt, nhịp tim nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp,... thì có thể liên hệ với số điện thoại cung cấp hoặc lên đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Người bị bệnh tim không thể tiêm vaccine phòng Covid-19 thì tiêm thuốc kháng thể đơn dòng này có đảm bảo không? Đơn giá cho việc tiêm là bao nhiêu? Cảm ơn nhiều ạ

Phạm Thị Minh Huệ, 48 tuổi, Tuyên Quang

Tôi có một vấn đề thắc mắc về kháng thể đơn dòng, cụ thể:

1. Giá bao nhiêu?
2. Đà Nẵng đăng ký ở đâu? Có thể đăng ký qua mạng được không? Số điện thoại tư vấn trực tiếp là bao nhiêu?
3. Sau khi tiêm sẽ xuất hiện triệu chứng gì, phải chuẩn bị những gì để phòng tránh?
Cảm ơn bác ...

phongvu2104, 64 tuổi, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Đây là loại kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 được Bộ Y tế chỉ định tiêm tại bệnh viện và hiện chỉ có tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh (cơ sở Hà Nội và TP HCM). Giá gói tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 là 19.700.000 bao gồm: thuốc, chi phí khám trước tiêm (khám bệnh lý và sàng lọc tiêm), tiêm, chăm sóc sau tiêm và các dịch vụ đi kèm. Kháng thể đã được sử dụng từ lâu trong y học.

Tính đến năm 2019, FDA đã cấp phép cho hơn 80 kháng thể đơn dòng, sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực ung thư, khớp học, huyết học. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng kháng thể đơn dòng là: sốt, ớn lạnh, đau đầu, nôn ói, phát ban...

Nếu có nhu cầu tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 này bác có thể đăng ký tại website và hotline, chờ nhận tin nhắn mời đến tiêm từ hệ thống BVĐK Tâm Anh.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mẹ tôi bị suy tim, suy thận độ 2, huyết áp cao, đã tiêm 1 mũi Pfizer và bị phản ứng phải điều trị ở viện tỉnh mất hơn 1 tháng, tổn hại khá nhiếu sức khoẻ. Vừa rồi mới bị Covid-19 đã khỏi dc 1 tuần nhưng sức khoẻ còn yếu. Tôi muốn hỏi như vậy mẹ tôi có tiêm được loại thuốc này ...

Lê Trung Kiên, 43 tuổi, Trần Duy Hưng

Tôi bị Lupus ban đỏ có được tiêm kháng thể đơn dòng không? Nếu được tiêm thì đăng ký như thế nào?

Nguyễn Thị Hồng Cúc, 39 tuổi, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Bạn không nói rõ trường hợp của bạn có đang dùng thuốc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (như Prednisone và Cellcept) hay không. Nếu có dùng thuốc thì sẽ không thể nào tiêm ngừa Covid-19 theo các thuốc chủng ngừa hiện nay vì sẽ không tạo ra kháng thể.

Kháng thể đơn dòng là 2 kháng thể đơn dòng hỗn hợp có hiệu quả khoảng 6 tháng, do đó sẽ rất có hiệu quả trong trường hợp này. Nghiên cứu khoa học chứng minh thuốc có hiệu quả cao trên 83% trường hợp.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi năm nay 80 tuổi, tôi đã nằm viện rất lâu và rất nhiều bệnh viện tuyến trung ương. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị crushing do thuốc, huyết áp, tim mạch và thoái hóa cột sống. Và gần đây nhất tôi bị nhiễm Covid-19 (do chưa tiêm mũi vaccine Covid-19 nào) sau khi cách ly được 12 ngày tôi lại nhập viện và chuyển ...

Phạm Thị Đê, 84 tuổi, Trà Vinh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Trường hợp của bác đã bị hội chứng Cushing và tuổi trên 80 là hai trong số những nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu có thể bác nên tiêm kháng thể đơn dòng để phòng ngừa Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Thưa bác sĩ, bố tôi mắc các bệnh dưới đây:

1) K đại tràng giai đoạn 2 (đã mổ, hóa trị và xạ trị) hoàn thành điều trị được 18 tháng và hiện tại các kết quả test máu, siêu âm và MRI chưa phát hiện bất thường (hiện tại không dùng thuốc).

2) Viêm gan B 36 năm đang uống thuốc Planovir ...

Khanh Chi Nguyen, 19 tuổi, TP Thủ Đức, TP HCM

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bố bạn bị khá nhiều bệnh, K đại tràng đã điều trị phẫu thuật, hóa chất, xạ trị; viêm gan virus B đang điều trị thuốc kháng virus ổn định; đã tiêm 3 mũi vaccine và mắc Covid-19 tháng 2/2022.

Trường hợp của bố bạn nếu có điều kiện vẫn nên tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 vì những lý do sau:

1. Người mới mắc Covid-19 vẫn có thể sớm tái nhiễm vì có nhiều biến chủng khác nhau;

2. Bố bạn tiêm vaccine mũi 3 vào tháng 12/2021, sau 3-4 tháng lượng kháng thể đã giảm dần;

3. Tiêm kháng thể đơn dòng có tác dụng ngay và kéo dài, hiệu quả bảo vệ lên đến 83% trong 1 năm. Nếu có điều kiện, bạn nên cân nhắc và cho bố tiêm sớm nhé.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Người bị bệnh tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh có được tiêm kháng thể đơn dòng không ạ?

tranloan6718, 39 tuổi, TP HCM

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Tất cả chúng ta nhất là người bệnh nền đều cần phòng ngừa Covid-19 bằng vaccine. Trường hợp chống chỉ định với vaccine thì tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em là bệnh nhân Lupus ban đỏ biến chứng thận đã 22 năm. Thận tổn thương độ IV. Hiện đang điều trị thuốc Medrol 8mg mỗi ngày. Em có thể đăng kí tiêm ngừa kháng thể đơn dòng này được không ạ?

Đỗ Hoàng Kiều Trân, 36 tuổi, Cần Thơ

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Lupus ban đỏ 22 năm và gây suy thận độ IV, dù liều Medrol 8mg (tương đương Prednison 10 mg) là tình trạng khá nặng, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nên người bệnh cần phòng ngừa Covid-19 bằng vaccine. Trường hợp chống chỉ định với vaccine thì tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em đang điều trị tiểu đường tuýp 1 được 9 năm, đã tiêm 3 mũi vaccine, tuy nhiên vẫn bị nhiễm 2 lần Covid-19, lần nào cũng mệt nhiều, lần 2 được chỉ định uống kháng virus Molnu 400mg. Vậy em có nên tiêm kháng thể đơn dòng không ạ? Em cảm ơn.

Trần Phương, 33 tuổi, TP HCM

TTƯT.TS.BS Hoàng Kim Ước

Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm cho những người bị suy giảm miễn dịch từ mức độ trung bình đến nặng và không đáp ứng miễn dịch đầy đủ sau tiêm vaccine. Trường hợp của bạn bị đái tháo đường type 1 là thuộc nhóm có suy giảm miễn dịch và thực tế bạn đã tiêm 3 mũi vaccine mà vẫn bị Covid-19 tới 2 lần càng chứng minh điều đó. Vì vậy bạn vẫn có thể sử dụng kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Bà của em hiện đã 90 tuổi, khám sàng lọc ở bệnh viện ở Phú Thọ thì bác sĩ nói do tim quá yếu nên không thể tiêm vaccine (bà có tiền sử huyết áp cao). Vậy em muốn xin tư vấn trường hợp của bà có thể tiêm được kháng thể đơn dòng này không ạ?

Thảo, 33 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bà của bạn 90 tuổi, có tăng huyết áp, suy tim, như vậy bà bạn thuộc nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh nặng khi nhiễm nCoV và do vậy rất cần được bảo vệ. Vaccine là vũ khí hàng đầu, giúp tạo ra kháng thể để chống lại virus. Trong trường hợp bà bạn không thể tiêm được vaccine thì kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 có thể được sử dụng nhằm cung cấp ngay kháng thể. Tuy nhiên, do bà bạn có bệnh tim mạch nên trước khi tiêm thuốc cần khám khoa tim mạch xem hiện tại tim mạch của bà có ổn không, nhằm giảm thiểu tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì như chúng ta đa biết thì bất kỳ thuốc nào (Đông y hay Tây y) đều có tác dụng phụ không mong muốn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)