Trẻ nhỏ có nên tiêm vaccine Covid-19 không? Trẻ từ mấy tuổi nên tiêm vaccine?
Hiện tại vaccine Covid-19 AstraZeneca đang được ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch là các bác sĩ, nhân viên y tế, người dân đang sống trong vùng dịch theo nghị định số 21 của Chính phủ. Đối với những đối tượng ngoài chính sách này, chúng ta phải chờ thêm quyết định của Chính phủ ban hành tiếp theo. Trong thời gian này khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc, chấp hành quy định của địa phương, thực hiện thông điệp 5K để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Hiện nay trẻ nhỏ vẫn chưa đủ tuổi tiêm chủng vì vaccine Covid-19 của AstraZeneca chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh, chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Mẹ tôi năm nay 75 tuổi, có bệnh nền huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đau khớp, dạ dày. Hiện mẹ dùng thuốc huyết áp, tim mạch, tiểu đường thường xuyên và thỉnh thoảng dùng thuốc khớp, nhưng cứ dùng thuốc khớp một thời gian lại đau dạ dày, nên không dùng thường xuyên. Vậy tình trạng sức khỏe của mẹ tôi ...
Chào bạn,
Với trường hợp của mẹ bạn thuộc đối tượng cần thận trọng tiêm chủng vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, bạn nên được khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức ban đầu, bác sĩ sẽ xem xét việc sử dụng thuốc, cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bác để có chỉ định tiêm chủng ngay hay hoãn tiêm. Về loại vaccine Covid-19 mà bạn muốn tiêm, bạn cần liên hệ với địa phương để biết chi tiết.
Kính chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Mỗi lần ăn canh ngao là tôi bị đau bụng, đi ngoài. Vậy đây có phải là dị ứng ngao không bác sĩ, liệu tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Mỗi lần ăn vào đều bị đau bụng và đi ngoài thì đúng là có thể cơ địa của anh/chị không thích hợp với loại thức ăn này. Tùy mức độ cụ thể bệnh lý mà anh/chị cung cấp thêm khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn phù hợp với tình trạng. Anh/chị nên tiến hành tiêm vaccine Covid-19 tại các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Tôi bị huyết áp cao đã gần 20 năm và uống thuốc hàng ngày, mỗi ngày một viên. Hiện tại, huyết áp của tôi không đều. Có ngày đo khoàng 200, có ngày chỉ 155. Tôi bị thừa cân béo phì, cao 1m45 nặng 62 kg. Như vậy tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 được không?
Các bệnh mãn tính như tăng huyết áp cần được điều trị ổn định, các chỉ số phải được kiểm soát tốt trong vòng 3 tháng trước tiêm chủng thì mới được chỉ định tiêm vaccine Covid 19. Tại thời điểm thăm khám nếu huyết áp tối đa >150 mmHg, huyết áp tối thiểu > 90 mmHg thì anh/chị nên tiêm tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Tôi điều trị viêm gan B đã lâu. Hiện tại, tôi vẫn đang dùng thuốc kháng virus, độ xơ hóa F4, tiểu cầu thấp. Tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?
Trường hợp bệnh lý viêm gan B mãn tính của anh, chị chưa điều trị ổn định nên cần hoãn tiêm vaccine Covid-19. Đợi sau khi bệnh lý đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Tôi đang điều trị bệnh Basedow được một năm nay thì có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Chào anh,
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Nếu còn thắc mắc gì, anh có thể liên hệ hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchung vnvc. Cảm ơn anh.
Tôi 59 tuổi, hiện có bệnh lý nền: huyết áp, tim mạch và tiểu đường hơn 12 năm nay. Tôi vẫn đang điều trị dài hạn và dùng thuốc ổn định các chỉ số huyết áp, tiểu đường... Sắp tới, cơ quan tôi tổ chức tiêm vaccine Covid-19, vì vậy tôi muốn được tư vấn có thể tiêm chủng vaccine này được không? Nếu được ...
Chào anh,
Với tình trạng bệnh lý nền của anh nên đi kiểm tra lại với bác sĩ chuyên khoa một lần nữa để đánh giá các chỉ số đã ổn định hay chưa. Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh. Chúc anh sức khỏe!
Tôi đã tiêm mũi một vaccine AstraZeneca. Vậy mũi 2 của AstraZeneca có giống với mũi một hay là khác nhau (về liều lượng, chất lượng..)?
Hiện nay, các anh/chị biết để sản xuất một loại vaccine các nhà khoa học phải mất 4-5 năm, thậm chí có những loại vaccine phải mất đến 10 năm mới ra đời. Có những bệnh đến hiện tại vẫn chưa có những vaccine phòng ngừa, ví dụ HIV/AIDS, vaccine sốt xuất huyết. Sau khi sản xuất vaccine sốt xuất huyết lại phải ngừng, không tiếp tục tiêm được bởi vì tính an toàn của vaccine.
Đối với vaccine Covid-19 sản xuất chưa đầy một năm đã ra đời và triển khai tiêm chủng cho người dân trên thế giới. Chính vì vậy, tất cả vaccine Covid-19 đã đưa vào sử dụng đều được cấp phép khẩn cấp, và một số đánh giá có thể chưa theo dõi được hết vì còn những hạn chế về thời gian.
Bình thường, một vaccine sau khi tiêm xong sau khoảng 14 ngày sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể, và sau khi tiêm vaccine mũi 2 đối với những vaccine tiêm 2 mũi sẽ có miễn dịch mạnh mẽ, đầy đủ hơn. Còn vấn đề hiện nay vaccine kéo dài miễn dịch trong bao nhiêu lâu? Bảo vệ bao lâu?,... thì thực tế chưa có được báo cáo rõ ràng. Đối với vaccine Covid-19 phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm bao nhiêu thì cũng chưa có được những báo cáo rõ ràng, tùy thuộc vào từng loại vaccine khác nhau. Có những loại vaccine báo cáo 60-70% hiệu quả, có loại vaccine báo cáo 80-90% hiệu quả. Điều quan trọng, các nhà khoa học đã khẳng định chắc chắn rằng, tiêm vaccine Covid-19 giảm được triệu chứng nặng, nguy cơ nhập viện và tử vong của những người mắc Covid-19.
Theo nguyên tắc, đối với loại vaccine Covid-19 tiêm 2 mũi thì nên tiêm cùng một loại. Các anh/chị tiêm mũi một sau thời gian khuyến cáo sẽ tiếp tục tiêm mũi vaccine thứ 2. Ví dụ, sau khi tiêm mũi một của vaccine AstraZeneca, anh/chị ra nước ngoài không tiêm vaccine AstraZeneca nữa, mà tiêm loại vaccine khác (chẳng hạn Pfizer). Anh/chị nên tiêm 2 mũi Pfizer theo quy định được khuyến cáo.
Hiện tôi có bị mỡ máu vượt ngưỡng cho phép và tôi thường xuyên bị chứng đau đầu (đau từ những năm còn là sinh viên đại học). Tôi có đi khám 2, 3 lần ở bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán bị chứng đau nửa đầu Migrine, rối loạn tiền đình. Ngoài ra, tôi có bị dị ứng với khoai môn vì ...
Chào anh/chị,
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe!
Tôi mắc bệnh cao huyết áp vô căn đang uống thuốc, hiện huyết áp ổn định. Tôi còn bị hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Tôi có thuộc đối tượng được tiêm vaccine Covid-19 không?
Chào anh,
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên khi đi khám sàng lọc, anh nên mang theo hồ sơ khám bệnh để bác sĩ nắm được thông tin cụ thể.
Cảm ơn câu hỏi của anh. Chúc anh sức khỏe!
Vợ em năm nay 38 tuổi 3 tháng trước bị ung thư tuyến giáp và cắt bỏ hoàn toàn. Vậy vợ em có tiêm được vaccine Covid-19 không?
Chào anh,
Theo hướng dẫn gần nhất của Bộ Y tế, Quyết định 2995 ngày 18/6/2021, hiện nay Bộ Y tế đã có một hướng mở và hướng dẫn một cách cụ thể là những trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối phải hoãn tiêm chủng.
Trường hợp của anh, ung thư được phát hiện sớm, không phải hóa trị, xạ trị, có nghĩa là bệnh lý cũng đã ổn định có thể chủng ngừa được. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế lần này, những trường hợp ung thư mà đang điều trị, hóa trị hay xạ trị chỉ cần hoãn tiêm 14 ngày thì có thể tiêm được vaccine Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh. Trân trọng!
Tôi bị xoang mãn tính, rối loạn tiêu hóa, thỉnh thoảng hồi hộp và tức ngực, đau nhói bên trái, đi khám bệnh thì bác sĩ nói rối loạn chức năng thực vật (5 năm trước) và cho uống thuốc trợ tim. Thỉnh thoảng khi mệt người hay suy nghĩ nhiều thì có hiện tượng trên. Vậy xin hỏi tôi có tiêm vaccine Covid-19 được ...
Chào anh/chị,
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe!
Tôi bị sốc thuốc phản quang trong chụp CT, vậy xin hỏi tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 không?
Rất tiếc hiện nay, vaccine Covid-19 có chống chỉ định với các trường hợp phản vệ từ độ 2 trở lên với bất cứ tác nhân nào.
Tôi bị dị ứng thuốc, vậy xin hỏi tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Như các anh/chị cũng biết, tiền sử dị ứng để các bác sĩ sàng lọc quyết định tiêm hay không thì người chủng ngừa cần phải thông báo những tiền sử dị ứng của mình cụ thể là gì, mức độ dị ứng nhẹ ví dụ như uống thuốc vào bị ngứa, ngưng không uống nữa,... thì các bác sĩ sẽ có những lời tư vấn cụ thể. Còn trong trường hợp dị ứng thuốc nặng, phải nhập viện để điều trị thì nên tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực cấp cứu ban đầu.
Tôi đang mang thai 4 tuần có tiêm được vaccine Covid-19 không?
Phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm vaccine Covid-19. Chị nên chờ hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế trong thời gian tới.
Em đã tiêm một mũi vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong tháng 6. Em đang có dự định mang bầu trong năm nay. Sau tiêm mũi thứ 2 bao lâu em có thể có bầu?
Sau khi tiêm vaccine Covid-19, Anh/chị có thể mang thai mà không cần khoảng cách nào cả. Nhưng theo tôi, tốt nhất để có đủ thời gian cho cơ thể sinh miễn dịch hiệu quả nhất sau khi tiêm vaccine, Anh/chị nên hoàn thành 2 mũi vaccine Covid-19 ít nhất một tháng trước khi mang thai.
Tôi bị bệnh COPD mạn tính nặng và bệnh tiểu đường tuýp 2. Xin bác sĩ cho biết tôi có thể chích ngừa Covid-19 được không?
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Tôi bị viêm gan B mạn tính và đang uống thuốc mỗi ngày. Vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Chào bạn,
Bệnh viêm gan B mạn tính của bạn đang điều trị bằng thuốc Tenofovir không phải là trường hợp chống chỉ định của vaccine Covid-19, nếu tình trạng bệnh của bạn ổn định trên 3 tháng (tải lượng virus thấp, men gan không tăng, lâm sàng không phù, không vàng da) thì bạn vẫn tiêm được vaccine Covid-19. Khi khám, bạn cần cung cấp các hồ sơ liên quan đến bệnh, bác sĩ sẽ khám trực tiếp và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi chỉ định tiêm chủng.
Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!
Năm 2015, tôi mang bầu và chích ngừa uốn ván cuốn rốn, sau 3 phút bị sốc phản vệ, loạn nhịp tim, tê đầu, co giật, khó thở phải xuống phòng cấp cứu ở bệnh viện. Tôi muốn tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không?
Chào chị,
Theo như mô tả của chị về tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vaccine uốn ván thì rất tiếc chị thuộc nhóm chống chỉ định với tiêm vaccine Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!
Tôi có bệnh van hai lá hẹp nhẹ, hở nhẹ thì tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Theo như các bệnh lý mà anh/chị mô tả thì hoàn toàn có thể tiêm được vaccine Covid-19. Song để các bác sĩ khám sàng lọc có được chỉ định chính xác hơn khi đi tiêm anh/chị cần mang theo kết quả tái khám gần nhất.