VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 19/4/2024

Tôi vừa điều trị thai ngoài tử cung bằng mũi tiêm vào tháng 1/2021. Bây giờ, tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?

An Thuỳ, 25 tuổi, Phú Yên

BS. Vũ Thiện Cơ

Chào chị,

Trong trường hợp của chị có thai ngoài tử cung có chích thuốc điều trị, khoảng cách chích thuốc đến nay đã 6 tháng không chống chỉ định vaccine Covid-19. Chị vẫn có thể chích vaccine bình thường để đảm bảo sức khỏe.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Điều trị thai ngoài tử cung bằng mũi tiêm vào tháng 1/2021 có thể tiêm vaccine Covid-19 được không
 
 

Người sau tiêm vaccine rồi tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 trong trường hợp miễn dịch thì có truyền nhiễm cho người khác không? Em cảm ơn ạ!

Nguyễn Ngô Băng Ly, 30 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM

BS. Vũ Thiện Cơ

Chào chị,

Sau khi chích ngừa vaccine Covid-19, chị vẫn nên tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khoảng cách - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế. Hãy nhớ rằng, dù đã được chích vaccine Covid-19, chị vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây truyền cho người khác. Nên trong trường hợp này, chị cần tuân thủ theo hướng dẫn Bộ y tế và Sở Y tế của địa phương để giảm thiểu nguy cơ Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Người sau tiêm vaccine rồi tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 trong trường hợp miễn dịch thì có truyề
 
 

Bác sĩ cho em hỏi, người 60 tuổi đang bị tăng tiểu cầu nhiều đã nhiều năm, hàng ngày vẫn phải uống thuốc. Như vậy có nên tiêm vaccine AstraZeneca không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Phạm Văn Quí, 35 tuổi, Quận 3, TP.HCM

BS. Vũ Thiện Cơ

Chào anh/chị,

Vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình rối loạn đông máu. Theo hướng dẫn 2995 của Bộ Y tế, trong trường hợp của anh/chị nên tiêm chủng vaccine tại khối bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng có đầy đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị nhiều sức khỏe!

Người 60 tuổi đang bị tăng tiểu cầu có nên tiêm vaccine AstraZeneca không
 
 

Tôi bị bệnh lý suy giảm miễn dịch dùng thuốc 4 năm. Tôi có đủ điều kiện tiêm vaccine phòng Covid-19 không?

Hải Phong, 41 tuổi, Nam Định

BS. Lê Thị Ánh Nguyệt

Chào anh,

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người có tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, phẫu thuật cắt lách, xơ gan mất bù... thì sẽ thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm chủng. Tuy nhiên, để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn trường hợp này, anh có thể tới cơ sở y tế để tái khám để xem mức độ suy giảm miễn dịch ở mức độ nào, cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý, quá trình điều trị... sau đó sẽ xem xét lại.

Cảm ơn câu hỏi của anh. Trân trọng!

Dùng thuốc suy giảm miễn dịch có tiêm Covid-19 được không
 
 

Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu bị hở van tim 2 lá. Mức độ hở là 3/4. Hiện nay đang uống thuốc hàng ngày. Vậy xin hỏi bác sĩ là cháu có chích ngừa Covid-19 được không ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Xuân Lộc Thanh, 20 tuổi, Quận Gò Vấp,TP.HCM

BS.Trần Thị Thiện Mỹ

Chào anh/chị,

Theo thông tin của anh/chị bị hở van tim 2 lá, mức độ 3/4 hiện đang uống thuốc hàng ngày. Trong trường hợp này, anh/chị vẫn có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, nhưng nên tiêm vaccine trong tuyến bệnh viện, nơi có đầy đủ máy móc và thiết bị theo dõi, đảm bảo an toàn.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị.

Uống thuốc hở van tim có chích ngừa Covid-19 được không?
 
 

Tôi là bệnh nhân ghép thận được 4 năm, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tôi có được chích vaccine AstraZeneca không?

Hưng Trần, 40 tuổi, Q. Tân Phú, HCM

BS.Trần Thị Thiện Mỹ

Chào anh/chị,

Những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có sức đề kháng rất thấp. Nên với độ tuổi 40, anh/chị vẫn nên tiêm vaccine phòng Covid-19 và nên tiêm trong tuyến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi trực tiếp.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị.

Dùng thuốc ức chế miễn dịch có tiêm Covid-19 được không
 
 

Em mới tiêm mũi một vaccine AstraZeneca nhưng sau đó 2 ngày thì bị zona thần kinh ở tay và được kê thuốc uống. Cho em hỏi uống thuốc diệt virus zona có ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine Covid không ạ?

Moc Lan Nguyen Phuong, 31 tuổi, Thái Nguyên

BS.Trần Thị Thiện Mỹ

Chào anh/chị,

Đã tiêm vaccine Covid-19, sau đó 2 ngày bị zona, anh/chị vẫn có thể uống thuốc bình thường, không phải kiêng cử. Vì zona làm người bệnh đau nhức và khó chịu nên cần uống thuốc để điều trị bệnh triệt để.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị.

Uống thuốc diệt virus zona có ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine Covid không
 
 

Thỉnh thoảng khi ngủ, tôi hay ngẹt thở thức khuya, hay tỉnh giấc về đêm, sau thời gian 1-2 tiếng ngủ lại có khi bị nghẹt thở. Tôi còn bị viêm thận mãn đang điều trị có tiêm được vaccine ngừa Covid-19 không? Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Phương Nam, 61 tuổi, Bình Dương

BS. Vũ Thiện Cơ

Trường hợp nghẹt thở của anh/chị không chống chỉ định chích ngừa vaccine Covid-19. Nguyên nhân nghẹt thở có thể xuất phát từ việc thay đổi tư thế trong khi nằm dẫn đến nghẹt thở. Anh/chị có chia sẻ bản thân mắc bệnh viêm thận mãn tính, nhưng không nói rõ mức độ của bệnh. Có phải chạy thận hay không? Thận suy ở mức độ nào? Nên anh/chị cần cung cấp rõ thông tin về tình trạng suy thận, viêm thận của bản thân, từ đó bác sĩ khám sàng lọc đánh giá và quyết định anh/chị có chích được vaccine Covid-19 hay không.

Covid - 19
 
 

Tôi đã tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 ngày 17/6/2021. Hai vợ chồng kế hoạch chuẩn bị sinh thêm em bé. Vậy hỏi bác sĩ có ảnh hưởng gì không?

Nguyễn Xuân Phương, 43 tuổi, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

BS. Hà Mạnh Cường

Chào anh/chị,

Vaccine Covid-19 của AstraZeneca không phải là vaccine sống giảm độc lực và hiện nay cũng không có khuyến cáo trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, anh/chị cần hoàn thành phác đồ 2 mũi tiêm để tạo kháng thể bảo vệ tốt nhất. Sau khi tiêm mũi 2, sau đó 1 tháng thì anh/chị có thể chuẩn bị mang thai.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng mang thai không?
 
 

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này không? Tôi là nữ, 36 tuổi. Xin cảm ơn bác sĩ và chúc bác sĩ nhiều sức khỏe!

phuonganhtranthister, 36 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

BS. Vũ Thiện Cơ

Chào chị

Theo các nghiên cứu và tài liệu từ hãng sản xuất vaccine cung cấp, chưa ghi nhận những trường hợp chích vaccine ảnh hưởng đến kế hoạch sinh con sau này. Do đó, chị nên tiếp cận với vaccine Covid-19 sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Covid - 19
 
 

Tôi 61 tuổi phải uống thuốc huyết áp và uống thuốc trương lực cơ tay (đang điều trị) hàng ngày tiêm vaccine có cần điều kiện gì không?

Dung Tran Quang, 61 tuổi, Nha Trang, Khánh Hòa

BS. Hà Mạnh Cường

Chào bác,

Trường hợp của bác không thuộc đối tượng hoãn tiêm hay chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, tại địa điểm tiêm chủng, bác cần khám sàng lọc và nghe tư vấn cụ thể về trường hợp của mình. Nếu huyết áp hiện tại của bác ổn định, không có biểu hiện của trương lực cơ tay thì bác vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 bình thường.

Cảm ơn câu hỏi của bác. Trân trọng!

Tôi 61 tuổi phải uống thuốc huyết áp và uống thuốc trương lực cơ tay, tiêm vaccine có cần điều kiện
 
 

Sau khi tiêm phòng vaccine, em thường bị hoa mắt, chóng mặt khoảng 5-10 phút. Vậy em có tiêm vaccine Covid-19 được không ạ? Em cảm ơn!

Nguyên, 25 tuổi, TP.HCM

BS. Hà Mạnh Cường

Chào bạn,

Sau khi tiêm vaccine, bạn có cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Hiện tượng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể do trước khi tiêm bạn có tâm lý không thoải mái, sợ tiêm, lo lắng; khi tiêm thì thời gian thực hiện cách xa bữa ăn hoặc có thể do bạn có tiền sử huyết áp thấp. Như vậy, bạn thuộc nhóm đối tượng cẩn trọng khi tiêm chủng nên cần thực hiện tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần theo dõi tại địa chỉ tiêm chủng tối thiểu 30 phút và theo dõi tại nhà trong khoảng 7 - 28 ngày để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường. Trong trường hợp có xảy ra các triệu chứng bất thường, bạn cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Sau khi tiêm phòng vaccine bị hoa mắt, chóng mặt có tiêm vaccine Covid-19 được không
 
 

Ba em năm nay 72 tuổi, ông đã đặt stent mạch vành cách đây 2 năm, hiện đang uống thuốc hàng ngày từ sau khi phẩu thuật đến nay. Thêm tiền sử COPD mãn tính và cao huyết áp. Vậy cho e hỏi có chích ngừa vaccine Covid-19 được không ạ ? Xin cảm ơn Bác sĩ!

Định Hồ Thế, 33 tuổi, Phong Dien _ Cần Thơ

BS. Vũ Thiện Cơ

Chào anh, chị

Thông thường những trường hợp đặt stent mạch vành có sử dụng thuốc kháng đông, ngoài ra người thân của anh/chị còn có tiền sử COPD và cao huyết áp. Với những trường hợp này, theo quy định 2995 của Bộ Y tế, nên được chích vaccine tại tuyến bệnh viện hoặc các cơ sở tiêm chủng có đầy đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Covid - 19
 
 

Tôi bị thoái hóa xương khớp, bị chèn dây thần kinh gây tê bì chân tay, hay đau, nhức mỏi có tiêm được vaccine Covid-19 không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Hoàng Thủy, 50 tuổi, Hà Nội

BS. Hà Mạnh Cường

Chào chị,

Đối với trường hợp người bệnh điều trị bệnh mạn tính trong giai đoạn ổn định thì có thể tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, trước khi tiêm chị cần cung cấp đầy đủ về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ khám sàng lọc có đủ thông tin để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp. Nếu như các chỉ số huyết áp, nhịp thở mạch đập ổn định thì chị có thể được bác sĩ chỉ định tiêm bình thường.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Tôi bị thoái hóa xương khớp có tiêm được vaccine Covid-19 không?
 
 

Em mới tiêm phòng virus HPV thì sau khoảng thời gian bao lâu sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ạ? Em cảm ơn ạ!

Lê Mai, 24 tuổi, Hà Nội

BS. Hà Mạnh Cường

Chào bạn,

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khoảng cách giữa vaccine Covid-19 và vaccine khác ít nhất là 14 ngày. Theo đó, khi đã tiêm vaccine HPV thì sau 14 ngày bạn có thể tiêm vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Em mới tiêm phòng virus HPV thì sau khoảng thời gian bao lâu sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19
 
 

Gia đình em có ba bị huyết áp và khớp, mẹ bị tiền tiểu đường và hay bị ngứa dị ứng. Em trai bị dị ứng kháng sinh, mỗi lần uống kháng sinh môi bị bầm tím cả tháng. Gia đình em có thể chích vaccine Covid-19 được không? Em cảm ơn.

Trinh, 37 tuổi, Tân Phú

BS. Vũ Thiện Cơ

Theo thông tin, các thành viên trong gia đình anh/chị có các yếu tố dị ứng và bệnh nền, khuyến cáo của Bộ Y tế cho thấy, những trường hợp này cần thận trọng tiêm vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện. Vì đây là những cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng nặng, chích ngừa vaccine Covid-19 tại bệnh viện có đầy đủ phương tiện, máy móc giúp theo dõi và điều trị kịp thời những trường hợp dị ứng nặng.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Covid - 19
 
 

Em thuộc nhóm máu A (Rh-) có tiêm vaccine Covid-19 được không? Em cần lưu ý gì nếu tiêm vaccine?

Kim Anh, 35 tuổi, TP.HCM

BS. Hà Mạnh Cường

Chào chị,

Việc tiêm vaccine Covid-19 không liên quan tới nhóm máu, do đó chị hoàn toàn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, chị cần lưu ý thông báo tình trạng hiện tại của bản thân như mắc bệnh cấp tính/mạn tính, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người dị ứng với bất kỳ tác nhân nào khác... để bác sĩ khám sàng lọc đánh giá và có chỉ định tiêm phù hợp cho bạn.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Em thuộc nhóm máu A (Rh-) có tiêm vaccine Covid-19 được không?
 
 

Tôi năm nay 65 tuổi, mắc bệnh ung thư phổi di căn não giai đoạn 4 (cuối) đã 4 năm, hiện đang điều trị bằng thuốc vì có đột biến gen T790M. Trường hợp của tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không? Cảm ơn bác sĩ.

Minh Lâm, 65 tuổi, Tây Ninh

BS. Vũ Thiện Cơ

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những trường hợp có bệnh nền, nhiều yếu tố nguy cơ, cao tuổi, nên tiêm vaccine tại tuyến bệnh viện để được các bác sĩ khám sàng lọc tư vấn và chỉ định trường hợp của anh/chị có được tiêm vaccine Covid-19 hay không. Khi đi, anh/chị lưu ý mang theo hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh lý của bản thân, để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phù hợp.

Covid - 19
 
 

Tôi từng bị phản ứng phản vệ độ một, điều trị bằng kháng sinh trong 5 ngày tại phòng ICU thì có nên chích ngừa vaccine Covid-19 không? Tôi đã bị sốc phản vệ này 2 lần, ngoài ra, tôi còn bị viêm khớp mạn tính và thường xuyên dùng thuốc tây để điều trị bệnh này.

Liza Vo, 42 tuổi, Quận 2

BS. Vũ Thiện Cơ

Chào anh, chị

Theo thông tin cung cấp, anh/chị bị phản vệ độ I, điều trị tại phòng ICU trong 5 ngày. Đối với những trường hợp đã điều trị ICU thường là phản vệ độ 2 trở lên. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế đối với những trường hợp này cần chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.

Anh/chị cần liên lạc với nơi trước đây đã điều trị, để được cung cấp chính xác những chẩn đoán ban đầu khi anh/chị bị dị ứng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cho anh/chị có được tiêm ngừa vaccine Covid-19 hay không. Nếu như là độ 1, anh/chị có thể tiêm ngừa. Nếu như là độ 2, thuộc trường hợp chống chỉ định chích ngừa vaccine.

Đối với những trường hợp viêm khớp mãn tính. Nếu viêm khớp mãn tính đã được điều trị ổn định, không xuất hiện những đợt viêm cấp, anh/chị vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Nhưng bác sĩ lưu ý rằng, nếu đã điều trị ICU trong 5 ngày, có nguy cơ cao anh/chị bị phản ứng hản vệ độ 2 trở lên. Trường hợp này chống chỉ định trong chích ngừa vaccine.

Covid - 19
 
 

Hiện tại, tôi đã tiêm vaccine AstraZeneca mũi một được một tuần. Sau bao lâu nữa, tôi có thể triệt lông bằng ánh sáng laser và uống collagen được chiết xuất từ cá và có thành phần chủ yếu là vitamin C, các loại hoa quả? Cảm ơn bác sĩ.

Van Van, 28 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội

BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Chào anh/chị,

Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 đều đã được thử nghiệm và chứng minh có hiệu quả đối với những người có chế độ ăn uống và làm việc bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thuốc hay các phương pháp trị liệu nói chung không liên quan đến bệnh lý đặc biệt. Anh/chị đã tiêm phòng AstraZeneca mũi 1 được 1 tuần, nếu không có dấu hiệu bất thường gì sau tiêm chủng như Bộ Y tế đã hướng dẫn thì có thể tiếp tục các liệu trình thẩm mỹ của mình bình thường.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!