VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 22/1/2025

Tôi trên 60 tuổi bị dị ứng ngứa, nổi mề đay khi ăn các loại nhộng tằm, nhộng ong, ăn canh cua nếu có nhiều cua thì ngứa tai, mũi, họng còn ăn cua ít thì không sao, tôm ăn bình thường. Vaccine Covid-19 với các loại vaccine tiêm phòng như hiện nay cơ địa như tôi có tiêm được không và nên cảnh báo ...

phamdinhque1960, 64 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội

ThS Nguyễn Diệu Thúy

Chào bác

Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng v.v…. là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng.

Trong trường hợp của bác nên được tiêm vaccine Covid-19 ở khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như: Nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức,... sau tiêm vaccine Covid- 19. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.

Cảm ơn câu hỏi của bác, chúc bác sức khoẻ, trân trọng.

Tôi và gia đình muốn tiêm mũi vaccine Covid-19 dịch vụ của Pfizer hoặc mũi tiêm Moderna thì có thể đăng ký tiêm ở đâu?

Luu quang Tuan, 49 tuổi, Vung tau

ThS Nguyễn Diệu Thúy

Chào anh,

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021, đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này.

Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Anh vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính phủ và Bộ Y tế.

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị duy nhất được Bộ Y tế chỉ định sát cánh cùng các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.

Cảm ơn anh.

Tôi muốn tiêm vaccine Covid-19 Sinopharm của Trung Quốc thì đăng ký thế nào? Đâu là những đối tượng được tiêm loại vaccine này?

baongocnguyen30101992, 29 tuổi, Quận 11, TP.HCM

BS.Trần Hoài Nam

Chào anh/chị,

Tất cả các loại vaccine Covid-19 khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá và công nhận về hiệu quả, tính an toàn thì người dân đều nên tiêm chủng trong tình hình diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19.

Hiện vaccine Covid-19 Sinopharm của Trung Quốc được triển khai tiêm tại Việt Nam cho nhóm đối tượng:

- Người dân sống ở các xã biên giới với Trung Quốc.
- Người có nhu cầu trao đổi, hoạt động thương mại, dịch vụ với Trung Quốc.
- Công dân Trung trên địa bàn. Danh sách đối tượng tiêm chủng sẽ do Đại sứ quán Trung Quốc cung cấp cho các địa phương sau khi các tỉnh gửi danh sách đầu mối liên hệ.

Nếu ạnh/chị thuộc nhóm đối tượng nêu trên thì vui lòng đợi thông báo và hướng dẫn tại các địa phương.

Chúc anh/chị sức khỏe! Trân trọng!

Em có tiền sử 2 lần mang thai đều bị hội chứng antiphotpholipid (đều phải tiêm thuốc). Em xin hỏi em có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 được không ạ? Em cảm ơn.

Bùi Thị Thu Thảo, 32 tuổi, Ngô Quyền, Hải Phòng

BS. Lê Thị Gấm

Chào bạn,

Bạn có hội chứng antiphotpholipit là một bệnh tự miễn mà hậu quả là gây rối loạn về đông cầm máu, bạn cần đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình tại chuyên khoa.Trường hợp của bạn sẻ có thể tiêm tại điểm tiêm chủng bệnh viện. Tuy nhiên, bác sĩ sẻ cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi chỉ định cho mình có nên tiêm hay hoãn tiêm do phản ứng phụ có thể hình thành huyết khối sau tiêm vaccine từ ngày thứ 4-28 sau tiêm vaccine Covid-19.

Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!

Em bị bệnh đau nửa đầu phải uống thuốc lâu dài. Xin hỏi bác sĩ em đang uống thuốc như vậy có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không ạ?

Phạm Bình, 35 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Chào bạn
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu tình trạng đau đầu của bạn đã được điều trị ổn định tối thiểu trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm tiêm chủng, bạn vẫn có thể được tiêm vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên bạn nên chọn tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở có đủ năng lực y tế ban đầu.

Trước khi tiêm chủng, bạn cần cũng cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh, loại thuốc điều trị, tình trạng đáp ứng điều trị ... để bác sĩ khám sàng lọc có thể đánh giá và chỉ định tiêm chủng phù hợp hơn.

Caem ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Nhà em 3 người trong gia đình đều bị dị ứng thực phẩm, hải sản và mắm em bị dị ứng sữa bò nặng vậy có chích vaccine Covid-19 được không? Em cảm ơn bác sĩ!

nickxetank114, 30 tuổi, Vĩnh Long

ThS Nguyễn Diệu Thúy

Chào anh/chị

Theo hướng dẫn bộ Y tế, những người có tiền sử dị ứng nặng (từ mức độ phản vệ độ II: có triệu chứng da niêm kèm theo triệu chứng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh... phải nhập viện cấp cứu) sau khi tiếp xúc bất kì dị nguyên nào sẽ chống chỉ định tiêm vaccine Covid 19. Trường hợp dị ứng nhẹ (phản vệ độ I: chỉ có triệu chứng da niêm như ngứa, nổi sẩn mề đay...) thuộc đối tượng thận trọng khi tiêm vaccine và có thể xem xét khám sàng lọc tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Do đó, với trường hợp của anh/chị nên được khám sàng lọc tại bệnh viện hoặc cơ sở có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu để bác sĩ khám sàng lọc, đánh giá tình trạng dị ứng trước đó cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại để có chỉ định tiêm chủng hay không. Sau khi tiêm, anh/chị nhớ hướng dẫn của bác sĩ về các dấu hiệu của phản vệ như: nổi mề đay, phù mắt, phù môi, khó thở, đau bụng, buồn nôn, nôn ói.... phải đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí điều trị kịp thời.

Tôi muốn ứng tuyển để tiêm thử nghiệm vaccine nonavax của công ty nonagen thì đăng ký ở đâu?

Hới Phạm, 30 tuổi, TP HCM

Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc

Chào anh, chị

Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng… là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng.

Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như: Nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức,... sau tiêm vaccine Covid- 19. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên anh/chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.


Tôi muốn tiêm Plizer thì có thể đăng ký tiêm ở đâu và bao nhiêu tiền?

truonguyenninh, 77 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021, đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này.

Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Anh/chị vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính phủ và Bộ Y tế.

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị duy nhất được Bộ Y tế chỉ định sát cánh cùng các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.


Cảm ơn anh/chị.

Tôi từng điều trị lao cách đây 3 năm giờ tôi tiêm vaccine Covid-19 có vấn đề gì không ạ?

Tran Huong, 30 tuổi, Nam Định

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Như anh/chị chia sẻ, bệnh lao cách nay 3 năm, đã điều trị, vậy nên nếu tình trạng hiện tại ổn định trong vòng 3 tháng trở lại đây, thì có thể tiêm phòng vaccine Covid -9 tại tuyến bệnh viện.

Tôi 66 tuổi có nằm ngoài độ tuổi tiêm vaccine không? Tôi có bệnh lý nền là huyết áp, tim mạch và ung thư đã điều trị. Xin hỏi việc tiêm vaccine sẽ áp dụng cho trường hợp của tôi thế nào?

Luong Huynh, 66 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Hiện nay, độ tuổi tiêm vaccine đươc quy định từ 18 tuổi trở lên, không có giới hạn tuổi trên. Do đó với tuổi của anh/chị vẫn có thể được tiêm vaccine nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác.

Nếu anh/chị có các bệnh lý nền như đã nêu nhưng được điều trị ổn định tối thiểu 3 tháng tính tới thời điểm tiêm chủng, sức khỏe ổn định thì bác vẫn có thể được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, anh/chị nên tiêm ở bệnh viện hay các có sở có đủ năng lực cấp cứu ban đầu để đảm báo an toàn trong quá trình tiêm chủng.

Chúc anh/chị sức khỏe! Trân trọng!

Thứ nhất là khi tôi đi tiêm ngừa ở VNVC, nhân viên tiêm trực tiếp không đeo bao tay, chỉ rửa tay sát khuẩn trước khi tiêm. Tôi thấy thế giới khi họ tiêm vaccine đều đeo bao tay. Vậy có phải khi tiêm vaccine Covid-19 mà không đeo bao tay sẽ có nguy cơ lây nhiễm không?

Thứ hai là hiện nay các ...

Phạm Thị Nguyệt, 38 tuổi, Quận 7, TP.HCM

BS. An Diệu Huyền

Chào bạn, xin được trả lời các câu hỏi của bạn như sau:

Câu hỏi thứ 1: Theo công văn số 1734/BYT-DP ngày 17/3/2021 về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, mục 2.5 về thực hành đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch, nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế: các kỹ thuật như tiêm tĩnh mạch, truyền dịch, lấy máu bắt buộc nhân viên y tế phải đeo găng tay để phòng ngừa lây nhiễm. Các kỹ thuật tiêm khác bao gồm tiêm bắp không bắt buộc đeo găng tay. Tại VNVC các nhân viên y tế thực hiện rửa tay sát khuẩn, không đeo găng nhưng vẫn đảm bảo an toàn mà thể hiện được sự gần gũi với khách hàng.

Câu hỏi thứ 2: Hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Y tế việc khám sàng lọc trước tiêm phòng vaccine Covid-19 không quy định bắt buộc Test nhanh hoặc PCR Covid-19 trước tiêm. Theo thông tin kê toa của nhà sản xuất, sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 vẫn có tỷ lệ nhỏ người bệnh mắc, vì không có loại vaccine nào đảm bảo 100% bạn được phòng bệnh Covid-19 và không có chống chỉ định với những người phơi nhiễm không triệu chứng trước đó để tiêm phòng vaccine Covid-19. Vì thế, cán bộ y tế dù được tiêm phòng vaccine Covid-19 vẫn có thể mắc Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Em bị viêm gan B đã điều trị ổn định và đang còn uống thuốc. Cho em hỏi trường hợp của em tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm không? Em cám ơn!

Trần Văn Hiển, 36 tuổi, Phan Thiết

BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Chào bạn,

Theo quyết định 2995/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã quy định rõ những người mắc bệnh mạn tính nếu như đã điều trị ổn định, không dùng thuốc ức chế miễn dịch, hóa xạ trị vẫn có thể tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và bạn nên tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng trong bệnh viện.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Em đang cho con bú, hiện bé được 7 tháng thì có thể tiêm vaccine Covid-19 không ạ?

Hương, 31 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào chị,

Theo QĐ 2995/QĐ-BYT, trường hợp phụ nữ đang cho con bú sẽ tạm hoãn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Cảm ơn câu hỏi của chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Người cao tuổi khi tiêm vaccine cần chú ý những vấn đề gì ạ?

Minh, 70 tuổi, Hải phòng

BS. Chế Xuân Hùng

Chào anh/chị, những người cao tuổi khi tiêm vaccine cần lưu ý:

- Tình hình sức khỏe hiện tại, cần khoẻ mạnh.
- Tiền sử: có dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng... hay không?
- Tình trạng bệnh lý mạn tính, các vấn đề sức khỏe gặp phải lâu nay, điều trị như thế nào?
- Hồ sơ sức khỏe bản thân.

Nếu các yếu tố trên đều ổn, anh/chị có thể được tiêm vaccine Covid-19. Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Tôi huyết áp cao, khi tầm soát được hoãn tiêm ngừa. Vậy khi nào tôi mới được tiêm ngừa vaccine Covid-19?

Lê Công Chánh

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Chào bạn

Hiện tại nếu huyết áp của bạn cao, bạn nên đến khám và điều trị cho đến khi huyết áp ở mức giới hạn bình thường (<140/90mmHg) để có thể tiêm được vaccine Covid-19.

Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!

Tôi bị bệnh tiểu đường đang điều trị, tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 không?

Nguyen Tuong Van, 36 tuổi, Quảng Ninh

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng


Nếu bệnh tiểu đường của anh/chị đã được điều trị ổn định, chỉ số đường huyết giữ ở mức bình thường trong vòng 3 tháng vừa qua, anh/chị vẫn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.

Khi đi tiêm chủng, anh/chị cần chia sẻ đầy đủ các thông tin về tình trạng bệnh, thuốc điều trị, tình trạng đáp ứng thuốc điều trị... để bác sĩ khám sàng lọc có thể đánh giá chính xác hơn và có những chỉ định tiêm phù hợp.

Em có tiền sử bị suyễn, huyết áp thấp thì nếu được thông báo tiêm vaccine thì có nên tiêm không ạ? Xin cảm ơn!

Hằng, 1 tuổi

BS. Trịnh Như Lực

Chào bạn

Bạn có tiền sử hen suyễn, huyết áp thấp nếu sau khi thăm khám đánh giá bác sĩ khám đánh giá thấy sức khỏe của bạn có thể tiêm ngừa thì sẻ chỉ định cho bạn đi tiêm. Bạn cần lưu ý chia sẻ đầy đủ thông tin tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng và tình trạng sử dụng thuốc của mình cho bác sĩ khám sàng lọc được biết để hướng dẫn cho bạn một cách tốt nhất.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Em thuộc nhóm máu hiếm Rh- có nên tiêm vaccine AstraZeneca hay không? Em được biết loại vaccine này được ghi nhận có tác dụng phụ liên quan đến đông máu. Ngoài ra, loại vaccine này cũng được một số nước châu Âu và Australia khuyến cáo không nên sử dụng với người dưới 40 tuổi.

Nghĩa Đức, 36 tuổi, Hà Nội

BS.Trần Hoài Nam

Chào anh,

Yếu tố nhóm máu Rh- không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca. Do đó, nếu bạn có nhóm máu Rh- vẫn có thể tiêm vaccine nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Việc khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng vaccine ở mỗi quốc gia là khác nhau, Tại Việt Nam, theo hướng dẫn và khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế thì vaccine AstraZeneca được phép tiêm cho đối tượng từ tròn 18 tuổi trở lên.

Tác dụng phụ đông máu (huyết khối) sau tiêm vaccine chiếm tỷ lệ rất hiếm. Ngành Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra phác đồ điều trị, hạn chế biến chứng của tác dụng phụ này. Điều quan trọng hơn hết là mỗi người cần có kiến thức về các dấu hiệu bất thường để sớm có những xử trí phù hợp.

Một số dấu hiệu bất thường sau tiêm vaccine có liên quan đến tình trạng đông máu như đau đầu dai dẳng, dữ dội, nhìn mờ, nhìn đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội, đau phù chi dưới, có biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, xuất huyết nội tạng... Tình trạng có thể xuất hiện trong khoảng 4-28 ngày sau tiêm vaccine.

Cảm ơn câu hỏi của anh. Trân trọng!

Hiện em đang ở Hà Nội, cho em hỏi khi nào bên mình cung cấp dịch vụ tiêm vaccine Covid-19 ạ?

THUY, Boxchat

Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết

Về vấn đề cách thức đăng kí tiêm vaccine Covid-19, anh/chị cần liên hệ với các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn. Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh/chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Hiện thông tin mới nhất anh/chị có thể đăng ký trực tuyến qua website “Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19”.



Em trai tôi suy thận mạn độ 3 có thể tiêm vaccine Covid-19 không?

Nguyen Tuan Hung

BS. An Diệu Huyền

Chào bạn,

Chúng tôi chưa rõ trường hợp suy thận mạn tính độ 3 của em trai bạn đang diễn biến như thế nào, đã ổn định hay chưa? Điều này cần có ý kiến của bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh lý hiện tại bởi theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 khuyến cáo được thực hiện trên đối tượng bệnh lý nền đã ổn định tối thiểu 3 tháng và tiêm trong khối Bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!