VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 24/4/2024

Tôi bị chứng ăn vào là phải đi cầu, đi phân lỏng không có máu, bị nặng nhất là buổi sáng, ăn sáng xong là phải đi cầu, vừa đi xong uống cafe vô cũng bị đi. Có khi nặng ăn trưa xong cũng phải chạy 2 lần, tôi không rượu bia, chỉ có thuốc lá và cà phê, bụng hay kêu ọt ọt, sáng ...

LimDim, 41 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào anh

Theo như anh trình bày, tôi nhận thấy anh cần tái khám lại để tiếp tục điều trị, anh nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống cà phê. Tôi chưa thấy nói gì về tổn thương gan hạ phân thùy VI-VII, vì vậy khi tái khám anh đề cập lại với bác sĩ xem hướng chẩn đoán và xử trí.

Nếu anh có thắc mắc thêm, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số điện thoại 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Cháu năm nay 40 tuổi, hay bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể là thi thoảng bụng bị đau quặn thắt, cảm thấy muốn đi đại tiện nhưng lại không đi được, tình trạng kéo dài khoảng một ngày thì hết. Cháu cũng hay bị táo bón, cảm thấy người hay mệt mỏi. Với các triệu chứng như vậy, cháu có nguy cơ bị ung ...

Văn Long, 40 tuổi

ThS.BS Nguyễn Trung Liêm

Chào bạn!

Xuất phát điểm của tình trạng đau bụng là do các cơn co bóp của nhu động ruột.

Về tình trạng táo bón, thông thường, nguyên nhân gây ra táo bón có thể là do:

- Thứ nhất, táo bón liên quan đến giải phẫu không bình thường của đại tràng, như trường hợp đại tràng dài. Đại tràng dài khiến bã thức ăn trong quá trình chuyển thành phân di chuyển xuống trực tràng để ra ngoài mất nhiều thời gian hơn.

- Thứ 2, táo bón liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt. Đơn cử một thực trạng thường gặp phải ở các cháu nhỏ học cấp 1. Các cháu ở nhà được đi vệ sinh ở một nơi quen thuộc, sạch sẽ, dễ chịu. Nhưng khi đến trường, một số cơ sở có điều kiện nhà vệ sinh không được như ở nhà, khiến các cháu có cảm giác sợ và nhịn đi đại tiện ở trường học. Đến khi về nhà, cháu lại không có cơn mót rặn kích thích để đi ngoài nữa, làm phân ứ đọng ở đường tiêu hóa. Thời gian ứ đọng càng tăng thì phân càng bị hấp thu nước, càng khô hơn và càng dễ bị táo bón.

- Thứ 3, một số trường hợp táo bón liên quan đến bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý gây cản trở lưu thông của đường tiêu hóa, trong đó có u đại trực tràng.

Do vậy, khi có những bất thường liên quan đến đại tiện, cụ thể là táo bón, các bạn nên đến gặp các chuyên gia về tiêu hóa để được khám, hỏi bệnh. Bạn có thể đến các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bác sĩ sẽ khám cho bạn và có thể chỉ định soi đại trực tràng toàn bộ để xác định rõ ràng xem tình trạng táo bón là do điều gì và có nguyên nhân cơ học nào dẫn đến táo bón không.

Trân trọng.

Em năm nay 40 tuổi, được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 3, bác sĩ yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Nghe nhiều người chỉ uống thuốc dân gian và thực dưỡng có thể khỏi bệnh. Em muốn hỏi người bệnh ung thư có nên ăn theo chế độ thực dưỡng không ạ? Nếu mình kiêng ăn để không có chất ...
Hạnh Thúy, 40 tuổi

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy

Chào em!

Cho đến thời điểm hiện nay, không có loại thuốc dân gian hay chế độ ăn uống nào có thể điều trị khỏi bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh kiêng ăn để không nuôi tế bào ung thư thì cũng không nuôi được chính cơ thể mình tiếp tục sống để chữa bệnh. Người bệnh ung thư vẫn cần ăn uống đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để có sức đáp ứng việc điều trị. Nếu em còn nghi ngờ về cách điều trị cắt bỏ dạ dày thì nên đem bộ hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm đến gặp một bác sĩ chuyên gia ung thư tiêu hóa khác để tham khảo ý kiến thứ hai. Tuy nhiên, việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt, vì dần dà thì tế bào ung thư sẽ lan tràn đi nơi khác, lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém mà tỷ lệ thành công rất thấp. Trong quá trình điều trị từng giai đoạn, các bác sĩ sẽ tư vấn cho em chế độ ăn phù hợp.

Chúc em mau khỏe.

Chào bác sĩ, ông em năm nay 69 tuổi, bị ung thư đại trực tràng di căn gan, đã truyền xong hóa chất. Vậy ngoài uống thuốc điều trị, ông em cần ăn uống như thế nào để sức khỏe tiến triển tốt hơn ạ?
Hùng Lâm, 24 tuổi

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy

Chào em!

Sau khi truyền hóa chất, thường người bệnh sẽ dễ nôn ói, đau lưỡi, tiêu chảy, mệt mỏi, ăn uống kém, dễ bị sụt cân rất nhanh. Do đó người bệnh cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với 3 bữa ăn chính (cơm mì cháo, thịt cá, rau canh, rau xào) và 2 - 3 bữa phụ xen giữa bữa chính (sữa, khoai, bánh, chè, trái cây... ). Nếu người bệnh ăn kém trong mỗi bữa ăn thì có thể ăn thêm các món vặt như bánh, kem, sữa, ngay sau ăn cơm, cháo. Đặc biệt, có các loại công thức dinh dưỡng cao năng lượng dành riêng cho người bệnh ung thư với nhiều mùi vị khác nhau để tạo khẩu vị cho người bệnh ngon miệng.

Chúc ông em mau khỏe.

Tôi đã nội soi dạ dày nhưng khi nội soi đại tràng thì không thể chịu nổi vì cảm thấy đau và thốn. Nghe nói có phương pháp gây mê không đau, xin hỏi tôi có thể đến đâu để thực hiện phương pháp nội soi không đau? Cảm ơn bác sĩ!

hoavo.16021959, 62 tuổi

ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm

Chào anh!

Nội soi gây mê giống như một giấc ngủ ngắn, trong lúc đó bác sĩ sẽ nội soi cho anh, anh sẽ không hay biết nên không đau. Hiện nay đa số các bệnh viện lớn đều có dịch vụ nội soi gây mê không đau. Nếu anh ở TP HCM thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM hoặc liên hệ tổng đài qua số điện thoại 0287 102 6789 để được tư vấn, hỗ trợ.

Thân chào anh!

Bác sĩ cho em hỏi thi thoảng em hay bị đập nhịp giống nhịp tim tại vùng giao nhau giữa bụng và ngực (chỗ múi bụng đầu tiên bên phải vùng gan). Trước em bị viêm loét dạ dày và trào ngược do vi khuẩn HP đã khỏi ạ. Hiên tại em đang uống nanocurcumin được 2 tháng. Triệu chứng thường xuất hiện vào tối ...

Nam anh, 23 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào bạn!

"Nhịp đập" mà bạn kể ở chỗ giao nhau ngực và bụng bên phải, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, theo tôi đoán là các cơn co thắt của cơ. Đó là các rối loạn kích thích thần kinh cơ có tính chất tạm thời, có thể xuất hiện nhiều nơi khác trên cơ thể. Tuy vậy, bạn nên đến cơ sơ y tế khám để xác định lại cho chính xác nhé.

Trân trọng!

Chồng em hiện 43 tuổi bị ung thư dạ dày, đã phẫu thuật cắt bỏ cách đây 5 năm nhưng 3 tháng trước đi khám lại thì bị di căn thành ung thư trực tràng. Hiện chồng em sử dụng hậu môn nhân tạo. Nhờ bác tư vấn giúp chế độ ăn uống giúp dễ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe.

Hà Phương, 29 tuổi

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy

Chào bạn!

Một chế độ ăn dễ tiêu hóa là khi các món ăn được chế biến kỹ, nấu lâu như cơm nhão, cháo, súp, thực phẩm nghiền nhuyễn, hầm nhừ... Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị và thói quen của người bệnh mà gia đình phải chọn món và nấu sao cho người bệnh ngon miệng, ăn hết khẩu phần, phù hợp sức nhai nuốt... Nếu người bệnh muốn ăn cơm thì vẫn nấu cơm, thịt cá nấu chín mềm, rau củ cắt nhỏ..., uống sữa, ăn sữa chua, phomai, bánh flan, bánh mềm, trái cây mềm... Cần ăn đủ chất trong mỗi bữa ăn và ăn nhiều bữa trong ngày để cải thiện sức khỏe, không bị sụt cân nhiều trong quá trình điều trị.

Nếu bạn có thắc mắc thêm, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số điện thoại 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Ba em năm nay 60 tuổi, bị ung thư dạ dày mới mổ dc 10 ngày. Hiện chỉ ăn được cháo và tập ăn ít cơm nhão nhưng rất dễ bị đầy bụng dù ăn ít, uống sữa cũng bị đau bụng. Cho em hỏi giờ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng cho ông như thế nào ạ?
Hồng Thủy, 30 tuổi

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy

Chào em!

Trong giai đoạn đầu sau mổ, gia đình cần chế biến thức ăn mềm và lỏng để người bệnh dễ tiêu hóa, hấp thu. Thức ăn cần được chế biến kỹ, nấu lâu như cơm nhão, cháo, súp, thực phẩm nghiền nhuyễn, hầm nhừ... Bạn có thể sử dụng các loại thức uống cao năng lượng không có lactose, chứa MCT và peptide, ăn sữa chua, phomai, flan, bánh mềm, trái cây mềm... để tăng năng lượng thêm sau những cữ ăn thông thường, ăn thêm bữa phụ. Nếu người bệnh ăn quá kém, sụt cân nhiều, em cần đưa ba đến khám bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể chế độ dinh dưỡng giúp nhanh chóng lành vết mổ và lại sức sau mổ.

Trân trọng!

Em bị đầy hơi chướng bụng mà uống thuốc gì cũng không thuyên giảm. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp!

bathungpv, 43 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào anh!

Thông tin của anh hơi ít ỏi, nên chúng tôi cũng chỉ biết khuyên anh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Anh cần khám đầy đủ, thực hiện các cận lâm sàng, để có hướng xử trí tốt nhất.

Nếu anh có thắc mắc thêm, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số điện thoại 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Bác em 75 tuổi đi khám và phát hiện bị ung thư trực tràng. Bác nói không phẫu thuật và xạ trị được. Làm thế nào để duy trì cho ung thư không phát triển nữa thưa bác sĩ? Em cảm ơn.

Lê An, 25 tuổi

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Chào bạn!

Ung thư trực tràng là một trong các loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Điều trị ung thư trực tràng gồm có 3 nhóm phương pháp chính: Phẫu thuật; Xạ trị; Các phương pháp điều trị toàn thân (Điều trị bằng hóa chất; điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích – kháng thể đơn dòng; điều trị bằng miễn dịch).

Tùy theo giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Trường hợp người nhà bạn bị ung thư trực tràng không mổ được, cũng không xạ trị được thì có thể bệnh đã tiến triển, di căn xa. Vì vậy, phương pháp điều trị chính sẽ dùng các phương pháp điều trị toàn thân. Việc dùng phương pháp nào sẽ tùy theo các bộc lộ về gen, dấu ấn miễn dịch để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu.

Ngoài ra, đối với trường hợp người nhà bạn, dù không thể xạ trị triệt căn nhưng cũng có thể xạ trị triệu chứng, xạ trị giảm nhẹ để giảm nhẹ khối u, giảm nhẹ triệu chứng.

Trân trọng.

Tôi nghe nói ung thư thực quản thường gặp ở nam nhiều hơn nữ có đúng không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Mỹ Kha, 33 tuổi

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Chào bạn Mỹ Kha!

Ung thư thực quản là một trong những bệnh lý thường gặp của ung thư đường tiêu hóa. Ung thư thực quản ở nam giới cao gấp khoảng 4 lần so với nữ giới.

Yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư thực quản mà nam giới hay mắc phải là uống rượu bia nhiều, gây ra tình trạng bỏng niêm mạc thực quản, viêm niêm mạc thực quản, từ đó dẫn đến các biến đổi niêm mạc thực quản và ung thư thực quản.

Thứ 2, nam giới thường hút thuốc nhiều hơn nữ giới. Hút thuốc không những là yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư phổi mà còn nhiều loại ung thư khác, trong đó có ung thư thực quản. Đây là 2 yếu tố nguy cơ chính dẫn tới ung thư thực quản ở nam giới cao gấp nhiều lần so với nữ giới.

Trân trọng.

Bác sĩ ơi cho em hỏi, thỉnh thoảng em bị đau vùng hạ vị ở sườn bên trái sau khi ăn. Có phải em bị đau dạ dày không? Uống thuốc nào là hết? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Cám ơn bác sĩ!

Bùi Ngọc Minh Tâm, 48 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào bạn!

Bạn mô tả vùng đau chưa chính xác lắm, bạn nên đi khám để chỉ rõ vùng đau, đồng thời bạn cần thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, nội soi... thì mới có chẩn đoán chính xác và cho bạn toa thuốc điều trị. Không thể dựa vào triệu chứng như bạn kể mà cho thuốc được. Bạn có thể dự đoán đúng bệnh dạ dày, nhưng bệnh dạ dày cũng rất nhiều dạng, có nhiễm H.pylori hay không nữa, nên nếu uống thuốc không hợp lý thì bệnh có thể kéo dài, thêm phiền phức.

Trân trọng!

Trường hợp của tôi tương tự như đọc giả Nguyễn Nguyên, 46 tuổi, hỏi về vấn đề ung thư tiền liệt tuyến. Mong bác sĩ trả lời câu hỏi của bạn để tôi tự liên hệ bản thân. Cảm ơn bác sĩ!

Hoan nguyen, 75 tuổi

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, câu hỏi của độc giả Nguyễn Nguyên, 46 tuổi đã được bác sĩ tư vấn. Bạn có thể tìm câu trả lời bằng cách nhập mã số 82899 vào ô tìm kiếm phía trên. Trân trọng.

Ba em bị bệnh ung thư đại tràng, đã mất hai năm, vậy con trong gia đình có nguy cơ bị ung thư không? Làm gì để tầm soát ung thư? Xin cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Quốc Hội, 44 tuổi

BS.CKI Hồ Thị Bích Thủy

Chào anh!

Theo thống kê của hiệp hội ung thư Mỹ cho thấy cứ 3 người bị ung thư đại trực tràng thì có một người có yếu tố gia đình (cha mẹ, anh chị em, con cái). Khoảng 5% những người phát triển ung thư đại trực tràng có những thay đổi gen di truyền (đột biến) gây ra hội chứng ung thư gia đình và có thể dẫn đến việc họ mắc bệnh. Do đó, những người cùng huyết thống trong gia đình nên nội soi đại trực tràng để tầm soát ung thư đại trực tràng.

Trân trọng.

Sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày phần thượng vị cần lưu ý những gì về ăn uống?

Thùy Nga, 50 tuổi

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy

Chào bạn!

Sau phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, thường thể tích dạ dày sẽ giảm và người bệnh sẽ ăn mau no, dẫn đến ăn ít và thiếu dinh dưỡng, chưa kể giai đoạn trước và sau phẫu thuật phải nhịn ăn nhiều ngày, nên dễ bị sụt cân không mong muốn. Sau mổ, người bệnh cần tập ăn lại từ từ trong giai đoạn chờ lành vết mổ. Mặc dù dần dần dạ dày có thể giãn ra một chút, nhưng người bệnh vẫn cần ăn nhiều bữa trong ngày hơn trước, ví dụ 4-6 bữa một ngày, sử dụng thực phẩm cao năng lượng, các loại sữa uống bổ sung khẩu phần ăn... để không bị sụt cân nhiều sau mổ. Nên ăn uống đa dạng, đủ chất, không kiêng khem nếu không bị dị ứng thức ăn nào.

Thân mến.

Cháu năm nay 28 tuổi, gần đây cháu hay bị đầy bụng, có khi đói thì bụng cũng cứ chướng lên rất khó chịu. Cháu thấy ăn không còn ngon miệng, lại hay buồn nôn, sờ vào phần bụng trái thấy đau đau. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị làm sao vậy ạ?

Vu Quoc Trung, 27 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào bạn!

Dựa vào những thông tin bạn vừa cung cấp, bác sĩ chưa đủ thông tin để tư vấn cụ thể cho bạn. Bác sĩ khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được kiểm tra cẩn thận và có chẩn đoán chính xác, có khả năng bạn viêm loét dạ dày, hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa, và các bất thường khác thuộc đại tràng.

Con tôi 15 tuổi, cách nay khoảng 6 tháng có đi khám và được kết luận là đau vùng thượng vị, viêm loét dạ dạy, nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị 20 ngày cháu không còn đau nữa. Về nhà khoảng một tháng lại đau tiếp, không ăn được, sụt cân. Mong các bác tư vấn giúp chứ tôi hoang mang quá.

levanluuxlong, 46 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào anh!

Chúng tôi khuyên anh nên đưa con đi khám lại, và đem theo kết quả cũ nếu có. Tình trạng của cháu như vậy là chưa ổn, anh cho cháu khám bên chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt nhé!

Nếu anh có thắc mắc thêm, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số điện thoại 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Tôi năm nay 41 tuổi, cách đây 4 năm thỉnh thoảng tôi đi đại tiện 1-2 lần/tháng có máu tươi. Gần đây vấn đề này có giảm nhưng sau khi uống rươu bị lại kèm theo khi nhịn đại tiện (đúng hơn là đi không theo thời điểm thường lệ) thì kèm theo cơn đau gò, thắt ở vị trí đại tràng. Trong lần ...

Bùi Tuấn, 40 tuổi

ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm

Chào bạn!

Trường hợp của bạn có thể là bị viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng đi cầu máu tươi có thể kèm theo bệnh lý vùng hậu môn (trĩ, nứt hậu môn...). Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và nội soi đại trực tràng để xác định bệnh, từ đó mới có hướng điều trị cụ thể.

Thân chào bạn! Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Thưa bác sĩ, tôi muốn nội soi dạ dày và đại tràng gây mê cùng một lúc và cắt polyp (nếu có). Vậy tôi có phải thử máu trước khi nội soi không? Cảm ơn bác sĩ

Đoàn Hải, 51 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Chào anh!

Để tiết kiệm thời gian và để an tâm trong lúc xử trí cắt polyp, các bác sĩ thường cho xét nghiệm chức năng đông máu cơ bản trước khi nội soi.

Nếu anh có thắc mắc thêm, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số điện thoại 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Em bị táo bón từ rất lâu rồi, trên 20 năm, đại tiện khoảng 1 tuần 1 lần, dù ăn rau có chất xơ nhiều, uống nước khoảng 3 lần 1 ngày, tập thể dục (đi bộ), rồi uống men tiêu hóa Sanotact cũng không cải thiện. Xin hỏi bác sĩ em phải khám khoa gì? Ở đâu? Rất mong nhận được sự tư vấn ...

Nguyễn Tuấn, 46 tuổi

BS.CKI Hoàng Đình Thành

Xin chào bạn!

Bạn có tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm và 5-7 ngày mới đi cầu một lần. Tôi khuyến cáo bạn nên đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để khám cho bạn.

Về vấn đề đi tiêu, thông thường, chúng ta ăn vào và thải ra mỗi ngày. Tuy nhiên, một số ít người có tần suất đi tiêu 2-3 ngày mỗi lần, trở thành thói quen. Khoảng cách giữa mỗi lần đi tiêu quá lâu sẽ khiến chúng ta lo lắng. Tình trạng này kéo dài, cơ thể thu nhập nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe và giữ chúng lâu trong ruột có thể trở thành nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là khi tỷ lệ người mắc ung thư ruột già hay ung thư đại tràng càng ngày càng nhiều và trẻ hóa.

Do vậy, tôi khuyên bạn nên sớm đi khám và thực hiện nội soi đại trực tràng. Bạn cần có một cuộc nội soi đại trực tràng hoàn chỉnh với những kỹ thuật tốt nhất, với những bác sĩ tay nghề cao và máy móc hiện đại để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Sau đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị, các thay đổi trong lối sống, ăn uống để cải thiện tình trạng đi tiêu và táo bón của mình.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại, chi phí hợp lý. Đồng thời, Tâm Anh cũng hỗ trợ các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

Nếu bạn có thắc mắc thêm, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số điện thoại 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

t