Vợ em đang mang bầu hơn 20 tuần, hiện xã em đang thông báo người dân đi đăng ký tiêm vaccine phòng Covid-19. Như vợ em sắp tới có lịch tiêm thì vợ em có đủ điều kiện để tiêm không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai > 13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Em vừa đi khám thai ở bác sĩ địa phương, bác sĩ kết luận giãn nhẹ não thất 2 bên. Vậy cho em hỏi tình trạng này có nguy hiểm không ạ? Và sau bao nhiêu tuần tiếp theo có thể thu lại được không ạ? Em cảm ơn.
Chào em, tình trạng giãn nhẹ não thất 2 bên ở thai nhi nếu đơn độc và không có các bất thường khác trong quá trình khám thai đầy đủ từ lúc siêu âm độ mờ da gáy, các xét nghiệm tầm soát bất thường nhiễm sắc thể thai không nguy cơ cao, hoặc thai tăng trưởng đúng chuẩn, không bất thường về bánh nhau, dây rốn, nước ối thì em vẫn theo dõi sát thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ khám thai cho em nhé. Để có câu trả lời cụ thể với em, bác sĩ rất cần em đến tư vấn trực tiếp và mang đầy đủ hồ sơ khám thai.
Chúc em sức khỏe!
Vợ tôi 34 tuổi đang mang thai 4 tháng có tiêm được vaccine COVID-19 không thưa bác sĩ?
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai > 13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Tôi đang mang thai đôi IVF, nghén nhiều. Sau 13 tuần, tôi có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 không?
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai >13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Bé nhà em 4 tuổi, bé thường bị táo bón, bé không chịu ăn rau. Em có cho bé uống sữa chua mà bé vẫn bón. Nhờ bác sĩ chỉ cách để cho bé không còn bị táo bón. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
Tôi rất hiểu lo lắng của bạn về tình trạng bón của bé. Tuy nhiên, 90% nguyên nhân gây táo bón là do chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ táo bón do bệnh lý.
Do đó, điều trị táo bón cho bé chủ yếu là thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, không nên dùng thuốc bơm hậu môn dài ngày vì có thể làm ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thắt ngoài hậu môn. Việc sử dụng các loại thuốc làm mềm phân hay men tiêu hóa cũng chỉ có tác dụng tạm thời. Để cải thiện tình trạng táo bón của bé, bạn có thể:
• Thay đổi chế độ ăn:
o Ăn nhiều trái cây và rau quả (trừ carotte, hồng xiêm, ổi)
o Uống nhiều nước, nhưng hạn chế đồ uống có caffeine như soda và trà
o Ăn các bữa theo lịch trình đều đặn. Các bé thường sẽ đi tiêu trong vòng 30 đến 60 phút sau khi ăn. Nếu có thể, nên ăn sáng sớm và tại nhà, điều này sẽ giúp trẻ có thời gian đi tiêu ở nhà trước khi đến trường.
• Thay đổi thói quen sinh hoạt
o Cho bé thường xuyên vận động và tập thể dục, hạn chế xem TV hoặc chơi trò chơi ít vận động.
o Tập thói quen đi tiêu hàng ngày theo khoảng thời gian nhất định
o Trong thời gian tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đều đặn, nên cho trẻ ngồi vào bồn cầu ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, tốt nhất là ngay sau bữa ăn.
• Kích thích nhu động ruột
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 3-4 lần/ ngày vào khỏang thời gian như sáng ngủ dậy, hoặc giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột.
Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bé trai nhà em gần 5 tuổi, bé hay ho về đêm. Bé chỉ ho đêm, ăn uống vui chơi bình thường. Có uống siro ho nhưng thấy không khỏi, bé bị gần tuần rồi. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân khiến bé ho về đêm như: hen, chảy mũi sau, trào ngược dạ dày thực quản,... hay đơn thuần chỉ là do thay đổi nhiệt độ và thời tiết. Bé của bạn chỉ ho đêm trong gần 1 tuần nhưng vẫn ăn chơi bình thường thì bạn có thể tiếp tục cho bé uống thuốc ho thảo dược, giữ ấm cho bé. Nếu tình trạng ho đêm kéo dài, ho ngày càng nặng lên hoặc gây khó khăn cho bé khi ăn, ngủ thì bạn cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng bé và có hướng điều trị thích hợp. Thân chào bạn và chúc bé mau khỏe!
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Dạ bác sĩ cho em hỏi em đang nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn, bé được 8 tháng, bé bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ bị dị ứng kháng sinh như vậy mẹ có được tiêm vaccine Covid-19 không ạ. Bác sĩ vui lòng tư vấn giùm em. Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Chào em, hiện nay Bộ Y Tế đã cho phép tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho phụ nữ đang cho bé bú sữa mẹ và không cần ngưng bú mẹ sau khi tiêm vaccine. Em bị dị ứng kháng sinh sẽ tùy địa phương và đơn vị tiêm chủng hôm em đi tiêm sẽ hoãn và chuyển em về điểm tiêm tại bệnh viện để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho em.
Chúc em sức khỏe!
Em chào bác sĩ, hiện em đang mang thai được 10 tuần, sức khỏe bản thân và thai hoàn toàn khỏe mạnh, không bị di ứng thuốc hoặc thực phẩm gì ạ. Em muốn hỏi em có thể tiêm phòng ngừa Covid-19 không ạ?
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai >13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Em đang bầu tuần 36, vừa tiêm uốn ván được hơn 1 tuần. Vậy em có tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?
Chào em, sau tiêm vaccine uốn ván, em hoàn toàn tiêm được vaccine ngừa Covid-19 nhé. Chúc em sức khỏe!
Dạ bác sĩ cho em hỏi, tiêm vaccine ngừa Covid-19 đủ hai liều thì sau bao lâu thì được mang thai ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
Chào em, sau tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19, có thời gian theo dõi sau tiêm 7 ngày tiếp theo, sức khỏe ổn thì em có thể mang thai được liền nhé.
Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Vợ em có nạo hút thai từ cuối tháng 5 do phôi thai không phát triển (không có phôi và tim thai) và vợ chồng em đang có kế hoạch sẽ mang bầu vào cuối năm nay. Bác sĩ cho em hỏi cần phải tiêm phòng những vaccine nào cho mẹ trước khi mang thai và cần phải kiêng cữ những vấn đề gì ...
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Đối với việc vợ anh có hút thai lưu cách 3 tháng nhưng anh không cho biết vợ anh đã từng bị sẩy thai hay thai lưu nhiều lần hay không? Nếu như sấy thai và thai lưu nhiều lần thì cần phải làm thêm các xét nghiệm để đề phòng nguy cơ khi mang thai lần tiếp theo.
Đối với việc tiêm vaccine thì có rất nhiều loại vaccine để tiêm trước khi mang thai như la Rubella,Thủy đậu, sởi.... Tuy nhiên anh chị nên đến trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn tiêm và thời gian mang thai an toàn sau khi tiêm vaccine.
Đối với việc mang thai lần tiếp theo anh chị nên đến trung tâm y tế, bệnh viện để được khám và tư vấn các xét nghiệm để dự phòng những rủi ro có thể sảy đến trong lần mang thai tiếp theo.
Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi em mang thai được 27 tuần, thai của em bị thoát vị rốn chứa gan, mẹ tử cung 2 sừng, lạc nội mạc tử cung. Hôm nay em đi siêu âm kết quả siêu âm các chỉ số như sau ạ: + Đường kính lưỡng đỉnh: 60mm; chiều dài xương đùi: 44mm; chu vi vòng bụng: ...
Chào em, thai 27 tuần với các chỉ số sinh trắc học thai như em thông tin là có giới hạn tăng trưởng sớm. Em cần được khảo sát bất thường nhiễm sắc thể thai bằng chọc ối (nếu chưa làm) để có kết luận về các bất thường kết hợp khác nếu có. Thai kỳ của em cần được theo dõi sát ở cơ sở y tế có phát triển mảng tiền sản, cũng như chuyên sâu về sản khoa, sơ sinh, để theo dõi tốt nhất cho sức khỏe mẹ và thai, cũng như kế hoạch đón bé sau sinh cần chuẩn bị gì.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đầy đủ các chuyên khoa và phương tiện, thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho chẩn đoán, chăm sóc và điều trị các thai sản khó, sơ sinh non tháng, bệnh lý bé sau sinh.
Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em là bé trai được 5 tháng tròn mà cân nặng có 6kg1, bé cũng chưa biết lật, khi đặt nằm sấp thì bé chưa nâng đầu được. Em có cần đưa bé đi khám hay bổ sung thêm gì không ạ. Bé bú mẹ hoàn toàn. Em cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn! Cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thông tin của con bạn.
Con bạn bé trai 5 tháng được 6.1kg là bé đang trong tình trạng thiếu cân. Hơn nữa bé cũng chưa biết lật, cho nằm sấp mà bé chưa tự ngóc đầu lên, có thể coi là chậm so với các mốc phát triển bình thường.
Tuy nhiên bạn chưa cho biết tiền sử sản khoa của bé: đẻ thường hay sinh mổ, cân nặng lúc sinh, trẻ đã mắc những bệnh gì? Dinh dưỡng của bé thế nào, bé ngủ tốt không? Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, tạm thời bạn có thể bổ sung Calci và Vitamin D3 cho bé cho đến khi có thể đưa bé đến khám tại bệnh viện sớm nhất. Bé cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng cũng như các mốc phát triển, từ đó có hướng can thiệp phù hợp và kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!
Em đang mang bầu tuần 11 và hiện đang trong khu cách ly. Bác sĩ cho em hỏi em có thể tiêm được vaccine Covid-19 không và có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Chào em! Hiện nay Bộ Y Tế cho tiêm vaccine Covid-19 ( Trừ vaccine Sputnik V ) cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần. Hiện chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine ngừa Covid-19 lên sức khỏe của thai nhi nên em hãy yên tâm.
Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em chào bác sĩ ạ. Con em 4 tuổi rồi nhưng chỉ được gần13kg, cao 93 cm. Cháu 1 năm rồi không tăng cân. Cháu cũng ăn uống được nhưng không hiểu sao không hấp thụ được. Em muốn hỏi có cách nào để cháu hấp thụ được không ạ?
Thai của em được 22 tuần tuổi, em mới chích ngừa uốn ván hôm 7/8/2021. Đã siêu âm hình thái học bình thường. Cho em hỏi em có thể chích vaccine ngừa Covid-19 vào thời điểm nào? Có ảnh hưởng gì tới em bé sau này không?
Chào em, sau tiêm ngừa uốn ván, em vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 được nhé. Hiện nay chưa có dữ liệu nào trên thế giới khẳng định vaccine ngừa Covid-19 gây ảnh hưởng đến thai.
Chúc em sức khỏe!
Em năm nay 27 tuổi, đã nhiễm virus viêm gan B từ năm 20 tuổi. Đi khám thì nồng độ men gan bình thường nhưng định lượng virus của em rất cao >1,7 x 10^8 IU/mL, HBeAg dương tính. Sắp tới em dự định có em bé thì có ảnh hưởng tới em bé không ạ? cần làm gì để không ảnh hưởng tới ...
Chào em, với thông tin tải lượng virus viêm gan siêu vi B cao như vậy, em cần khám và điều trị theo bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc tiêu hóa gan mật nhé. Điều trị đúng chỉ định là cần thiết cho sức khỏe của em và ngăn ngừa lây truyền bệnh qua thai.
Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng
Hiện em đang mang thai ở tuần 22, do dịch bệnh nên không thể đi khám thai và làm các xét nghiệm tầm soát vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Ba tháng đầu em có theo dõi thai định kỳ và làm xét nghiệm Nipt ở tuần 11 (các chỉ số đều ổn). Mong bác sĩ tư vấn.
Chào em, việc tầm soát dị tật thai sẽ chia làm 2 mảng chính là bất thường nhiễm sắc thể (em đã làm NIPT lúc thai 11 tuần) và bất thường cấu trúc, hình thái thai qua siêu âm thai định kỳ các mốc quan trọng. Thời điểm thai từ 22 đến 24 tuần rất cần làm siêu âm hình thái học thai nhi, để phát hiện, tiên lượng sức khỏe thai và xử lý kịp thời các bất thường. Em cần thu xếp thời gian để thực hiện siêu âm có tính chất quan trọng này trong thai kỳ nhé, lúc đó do tính chất dịch cần hạn chế đi lại, em có thể được bác sĩ chỉ định kết hợp tầm soát đái tháo đường thai kỳ (test đường, uống gói đường và xét nghiệm máu 3 lần : lúc đói, sau uống gói đường 1 giờ và 2 giờ), tiêm ngừa uốn ván phòng uốn ván rốn sau sinh cho bé.
Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng
Chào bác sĩ,
Tôi hiện đang có một bé gái 11 tháng tuổi. Lúc mới sinh bé được 2kg750. Hiện tại bé được 9kg. Tuy nhiên bé ngủ hay giật mình khóc về đêm. Ẳm lên vỗ là nín và ngủ tiếp tuy nhiên quan sát thấy bé khó ngủ và gáo gắt sau khi giật mình thức vào buổi tối. Bé đang chuẩn ...
Chào bạn! Xin cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.
Trẻ khoảng 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành thói quen ngủ lành mạnh, vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu với giống người lớn. Nếu con bạn ngủ hay giật mình khóc và khó ngủ vào buổi tối thì sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Do phòng ngủ của trẻ không thoáng , nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng.
- Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo không sạch, giường chiếu không sạch sẽ làm trẻ ngứa ngáy.
- Do trẻ ăn không đủ bị đói cũng làm trẻ khó ngủ.
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều).
- Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: nằm võng, nôi điện, thậm chí phải cần bố mẹ ẵm ru, nếu không sẽ không chịu ngủ.
Với những nguyên nhân trên, bạn nên xem xét và cho trường hợp của con bạn và tìm cách khắc phục, song song với việc bổ sung vitamin D3. Nếu sau khi khắc phục mà tình trạng của con bạn không thuyên giảm hay có dấu hiệu nhiều hơn thì bạn nên đưa bé đến khám ngay tại bệnh viện để được thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Vì ngoài những nguyên nhân hay gặp đã nói ở trên, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thiếu Vitamin D3, thiếu các vi chất như kẽm, magie...
Mình tuổi cao, thai lưu nhiều lần, đợt này đang thả lại thì có nên tiêm vaccine Covid-19 không ạ?