VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 20/9/2024
Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế thì phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên mới được tiêm vaccine, nhưng em lỡ chích vaccine Covid-19 của AstraZeneca được 1 tuần rồi mới phát hiện mình đã có thai 6 tuần. Vậy có ảnh hưởng gì đến bé sau này không?
Quỳnh Anh, 27 tuổi, 59 Hoa Sữa, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Em đang nuôi con bằng sữa mẹ, nếu chích vaccine về em bị sốt thì em có nên uống thuốc hạ sốt không? Vaccine và thuốc hạ sốt có ảnh hưởng đến việc cho con bú mẹ không ạ?

Nguyễn Phương Doanh, 31 tuổi, Quy Nhơn, Bình Định
Những mốc khám thai nào quan trọng trong thai kỳ ạ? Trong tình hình địa phương giãn cách như hiện nay tôi nên đi khám thai ở những mốc nào của thai kỳ ạ? Tôi đang mang thai 8 tuần ạ.
Ngọc Linh, 34 tuổi, Thủ Đức, TP.HCM
Em đang mang thai 23 tuần. Tuần sau em có chỉ định chích ngừa vaccine phòng uốn ván. Vậy sau khi chích ngừa uốn ván bao lâu có thể chích ngừa Covid-19?
Phan Ngọc Thùy, 25 tuổi, Tây Ninh
Em đang tuần 12 thai kỳ nhưng có các biểu hiện viêm âm đạo như: ngứa rát, dịch vón cục, màu ngả xanh hoặc vàng. Do khu vực bị phong toả nên chưa đi khám trực tiếp được tại bệnh viện. Mong được bác sĩ tư vấn cách xử trí.
Phạm Thảo Hiền, 30 tuổi, Đức Hòa, Long An

Vợ em khi có thai lần đầu siêu âm 3 tháng thì bác sĩ kết luận là thai vô sọ và đình chỉ thai. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên việc bổ sung chất trước khi mang thai rất ít. Lần mang thai tiếp theo vợ em đã bổ sung đầy đủ chất trước 2 tháng để mang thai nhưng kết quả siêu ...

Nguyễn Thị Thân, 35 tuổi, Quận Tân Bình, TP.HCM

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn!
Thông thường thai vô sọ có liên quan đến việc thiếu axit folic, ít khi có liên quan đến yếu tố di truyền.
Tuy nhiên thai vô sọ thường nằm trong những trường hợp cá thể, tức là lần đầu có thai bị vô sọ nhưng lần mang thai tiếp theo không bị như vậy nữa. Còn trường hợp của bạn, 2 lần bị thai vô sọ, trong đó lần mang thai sau bạn đã điều trị dự phòng axit folic nhưng vẫn bị thai vô sọ thì có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Cho nên 2 vợ chồng bạn không chỉ loại trừ bằng cách chỉ uống axit folic mà còn cần đi thăm khám để được tư vấn, làm xét nghiệm về di truyền để kiểm tra xem có những bất thường về NST hay không để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tới.

Bác sĩ cho em hỏi, em nghe nói có mũi tiêm chống băng huyết thì trước ngày dự sinh khoảng 20 ngày em có nên đi tiêm mũi này không a? Em đọc báo thấy nhiều trường hợp sản phụ bị băng huyết nên rất lo lắng, muốn tiêm để phòng ngừa trước ạ!

Trần Thị Mỹ Hiếu, 28 tuổi, Gò Dưa, quận Thủ Đức

Dấu hiệu nào để nhận biết tiền sản giật chính xác và sớm nhất không thưa bác sĩ? Em bị cao huyết áp thì có nguy cơ cao bị tiền sản giật không? Em có phải đo huyết áp hàng ngày không, mức huyết áp và không may bị sản giật thì phải xử lí thế nào trong lúc đưa đến bệnh viện để ...

Lê Thị Hiền, 28 tuổi, 41 Mai lão bạng, phường 13, Tân bình
Chào bác sĩ, bé nhà em sinh non 34 tuần đến nay đã được hơn 5 tháng, lúc mới sinh bé được 1,5 kg đến giờ bé được 8kg hơn rồi ạ. Trước đây em cho bé bú mẹ hoàn toàn, tuy nhiên do sữa mẹ không đủ nên em kết hợp bú mẹ và bú bình và tháng gần đây em chuyển qua bú ...
Hồng Lĩnh, 36 tuổi, 39/4/6 Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận, TP.HCM
Bé nhà em được hơn 3 tháng mỗi lần đi ngủ cứ ngủ được một lúc thì bé cựa quậy và giật tay chân. Mỗi lần dậy bú xong ngủ lại tay cũng hay bị giật. Buổi trưa bế cho bé ngủ xong đặt bé xuống tay chân bé cũng bị giật ạ. Mỗi lần bé khóc tay bé hay bị run. Bé vẫn ăn, ...
Nguyễn Nhượng, 23 tuổi, Mỹ Lợi, Phù Mỹ, Bình Định

Con em là bé trai 9 tháng, nặng 8kg. Bé ngồi vững, biết bò và hiện giờ có thể biết bám để đứng lên. Tuy nhiên, khi ngồi bé bị cong lưng, sờ thấy các đốt sống lồi ra. Nhưng khi bò, nằm, hay đứng thì lưng bé vẫn thẳng. Không biết bé có bị gù lưng không. Bác sĩ xem và tư vấn ...

Thùy Linh, 30 tuổi, Quận 9, Sài Gòn

Sốt kéo dài, uống hạ sốt không hết mà chỉ đỡ trong khoảng 2-3 tiếng thì nghĩa là trẻ bị làm sao ạ?

Diệu Thu, 28 tuổi, Ung Văn Khiêm, Bình Thạnh, TP.HCM

BSNT Dương Thùy Nga

Chào bạn,

Khi em bé sốt kéo dài bạn không nói rõ kéo dài thời gian bao lâu nên rất khó trả lời; vì thông thường theo định nghĩa chúng tôi thì sốt kéo dài trên 14 ngày. Còn nếu cháu sốt cơn liên tục 2-3h sốt lại thì có thể nhiều căn nguyên như sốt virus (cúm, sốt xuất huyết ...); hoặc tình trạng nhiễm trùng. Tốt nhất khi bé bị sốt cao, sốt liên tục, đáp ứng kém với hạ sốt bạn nên đưa bé đi khám bạn nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Bác sĩ cho em hỏi, bị tiểu đường thai kỳ thì sau sinh có hết không, hiện em đang tuần thai 29, đi xét nghiệm và bị tiểu đường thai kỳ, em lo lắng không biết nên ăn uống như thế nào, có ảnh hưởng đến em bé trong bụng không, bé sinh ra có bị tiểu đường di truyền không ạ?
Bùi Lê, 27 tuổi, Hà nội

Chào bác sĩ, em sinh mổ lần đầu vào năm 2018, bây giờ em đang mang thai được 29 tuần, lần này em có thể sinh thường được không? nếu sinh mổ thì em có được da kề da với bé không ạ? Em nghe nói sinh mổ thì chỉ được kề da với bố thôi nên muốn hỏi thêm bác sĩ ạ.

Huỳnh Anh, 29 tuổi, Long An

Làm sao biết bé có bị chậm phát triển tinh thần, vận động. Có thể thăm khám bệnh và điều trị thế nào ạ? Bé nhà em các mốc phát triển đều chậm hơn con người ta, lật, bò, ngồi, đứng, đi đều chậm, nay bé hơn 18 tháng rồi mà vẫn không thể tự đi 1 mình, bé không chơi với bạn, hay ...

Đặng Thị Huệ, 29 tuổi, Bình Dương

BSNT Dương Thùy Nga

Chào bạn. Tôi hiểu lo lắng của bạn. Để đánh giá con có chậm so với tuổi không tốt nhất bạn nên đưa con đi khám sức khoẻ tổng quát; như gói khám sức khoẻ mà bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai.Tuy con có thể so với mốc phát triển có điểm còn chậm hơn bạn nhưng còn nhiều điểm khác cần đánh giá tổng thể. Bạn nên đưa con đi khám sớm, vì với em bé dưới 3 tuổi nếu có vấn đề mình phát hiện can thiệp sớm thì hiệu quả rất tốt nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Bé em vàng da nhẹ, lúc sinh ra có chiếu đen nhưng đến giờ bé được hơn 1 tháng da vẫn bị vàng. Xét nghiệm máu thì bilirubine toàn phần là 16.64mg/dl, bilirubine D là 0.72 mg/dl. Xét nghiệm sàng lọc sau sinh bé bình thường. Bé đi phân vàng, bú mẹ và bú thêm sữa ngoài. Chỉ số như vậy có sao không ...

Phạm Thị Thanh Thúy, 25 tuổi, Bình Tân

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Bé bị vàng da kéo dài, xét nghiệm Bilirubin không nghĩ đến các nguyên nhân teo tắc đường mật bẩm sinh. Hơn nữa, các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, tầm soát các bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh gây vàng da như suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD…cũng có kết quả bình thường.

Một trong những nguyên nhân thường gặp của vàng da kéo dài là do sữa mẹ; trong sữa mẹ có chất gây tăng Bilirubin. Bà mẹ có thể thứ vắt sữa mẹ ra, đun nóng sữa mẹ lên khoảng 70 độ C, sau đó để nguội và cho bé bú trong 1 tuần, nếu bé giảm vàng da thì bà mẹ có thể cho con bú tiếp sữa mẹ và theo dõi.
Nếu bé vẫn không bớt vàng da, bà mẹ nên cho bé vào bệnh viện khám nhé.

Em sinh thường cách đây 3 năm, hiện đang bị mô hạt tại vết may tầng sinh môn gây khó chịu, nhưng đi khám tại phòng khám bệnh viện Từ Dũ thì bác sĩ báo do kích thước nhỏ 5mm nên chưa xử lý được và chỉ khâu vết may tầng sinh môn chưa tan hết. Hiện nay phần mô hạt gây đau, khó ...

Him Lê, 25 tuổi, nguyễn quang bích, p13 tân bình

Chào bác sĩ, bé em sinh lúc 34 tuần nặng 2 kg, nay được 12 ngày, da bé vẫn vàng, em có phơi nắng hàng ngày, bé 2-3 ngày mới đi cầu một lần, phân màu thẫm có hạt, em có cân bé thì sụt 100gr, bé khò khè, ngủ nhiều bú ít. Em có cần đưa bé đi khám không ạ?

Đình Đình, 27 tuổi, Lagi, Bình Thuận

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào bạn,
Vì bé sinh non, vàng da, bú ít lại sụt cân nên bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng của bé và có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.

Con em sinh được 16 ngày mà một bên đỉnh đầu của bé bị sưng lên mềm mềm. Còn một bên thì hộp sọ cứng. Bác sĩ cho em hỏi liệu 1 bên mềm mềm như vậy có phải bị "mở khóa đầu" không và co ảnh hưởng gì đến não bé không ạ?

Lê Hồng Hạnh, 24 tuổi, Thủ Dầu Một

TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương

Chào anh chị, bé nhà mình có thể bị bướu huyết thanh ở đầu. Đây là tình trạng khá thường gặp, nhất là các bé sinh thường bị áp lực tác động khi đi qua âm đạo của mẹ lúc sinh. Đa số lành tính, sẽ tự hấp thu hoặc sau đó tạo khối cứng ở vùng đầu, tự hết sau khoảng 3 tháng. Bé có bướu huyết thanh sẽ dễ bị vàng da nặng hơn các bé khác trong 2 tuần đầu. Trong tình huống bướu huyết thanh có kèm theo nghi ngờ sang chấn sản khoa, bác sĩ sẽ cho bé siêu âm não để kiểm tra. Do đó, anh chị nên cho bé đi khám để bé được kiểm tra đầy đủ và được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc tại nhà nhé.

Em bị rau tiền đạo bám sát lỗ trong tử cung, tuần thứ 29 bị tụt cổ tử cung xuống còn 14mm, âm đạo ra máu bất thường, xuất hiện nhưng cơn co thắt nhẹ phải nhập viện khẩn cấp. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để giúp thai nhi tránh khỏi những nguy hiểm của hiện tượng rau tiền đạo ạ? Trẻ ...

Nguyễn Thị Thủy, 24 tuổi, Hóc Môn

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn! Rau tiền đạo là một trong những nguy cơ rất lớn trong tai biến sản khoa. Với trường hợp của bạn, cổ tử cung tụt còn 14mm kèm ra máu cũng là một trong những nguy cơ có thể bị sinh non.

Dù là có nguy cơ sinh non nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ điều trị đúng hướng, đúng cách. Tôi khuyên bạn nên nhập viện, bởi vì đây là việc làm rất cần thiết. Khi nằm viện bạn cần tuân thủ theo những điều trị của bác sĩ bằng cách dùng thuốc để cắt cơn gò, có thể phải điều trị kháng sinh. Vì cổ tử cung ngắn và có xuất hiện cơn gò có thể có nguyên nhân từ việc cổ tử cung bị nhiễm khuẩn. Do đó việc sử dụng thuốc và kháng sinh để điều trị cắt cơn gò và các bất thường khác là rất cần thiết. Kết hợp nghỉ ngơi cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp, sự theo dõi sát sao của bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn có thai kỳ an toàn, khoẻ mạnh.