Nhà em có con gái đã 8 tuổi. Chúng em thụ thai hai lần, sau này vợ em bị thai trứng bán phần. Có phương pháp nào hỗ trợ để vợ em không gặp trường hợp thai trứng bán phần không ạ?
Chào bạn,
Bạn từng có em bé và có vấn đề hiếm gặp về thai trứng. Thai trứng là trường hợp hiếm gặp, khoảng 0,02%, trong đó thai trứng liên tiếp (nghĩa là người phụ nữ bị thai trứng nhiều lần) thì càng hiếm gặp hơn nữa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ thai trứng tăng lên ở một số nhóm dân tộc hoặc những nước kém phát triển. Khi đó, để kiểm soát vấn đề thai trứng, cần cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đối với trường hợp thai trứng thực hiện IVF, các bác sĩ sẽ không bắt buộc can thiệp nhiều nếu người bệnh không có tiền sử gì. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã có tiền sử thai trứng một lần thì các bạn vẫn có thể làm IVF và theo dõi bình thường. Trong quá trình theo dõi sự phát triển của phôi, các bác sĩ có thể quan sát được sự thụ tinh bất thường, khi đó bác sĩ sẽ loại bỏ những phôi đó đi.
Ngược lại, có một số phôi không thể phát hiện thai trứng trong quá trình theo dõi thì bác sĩ có thể sử dụng biện pháp sàng lọc phôi. Đây là biện pháp sàng lọc các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào. Nếu trường hợp phát hiện về lệch bội, các nhiễm sắc thể đó có thể dẫn tới nguy cơ thai trứng thì sẽ loại bỏ phôi đó đi và chuyển vào những phôi bình thường.
Tóm lại, thai trứng là trường hợp hiếm gặp và nếu làm IVF thì có thể kiểm soát phần lớn các vấn đề liên quan tới thai trứng.
Thân mến!
Vợ chồng em đã có ba đứa con sinh mổ nhưng bị vỡ kế hoạch, có thêm em bé nữa thì giữ lại có nguy hiểm cho vợ em không?
Chào anh,
Sau khi mổ lấy thai thì các lần mang thai sau đều gia tăng nguy cơ nứt vỡ vết mổ. Nguy cơ này là cao khi vợ anh đã mổ lấy thai 3 lần. Nếu hai vợ chồng quyết định giữ lại em bé thì thai kỳ phải được quản lý chặt chẽ tại cơ sở khám thai uy tín với bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị hiện đại. Chúc vợ chồng anh luôn may mắn!
Thân mến!
Vợ chồng em mong con 15 năm nay, gần 20 lần chuyển phôi nhưng kết quả đều vô vọng, bác sĩ khuyên vợ chồng em nên đi xin trứng nhưng thực tâm vợ chồng em vẫn mong muốn có em bé của hai vợ chồng. Gần đây, em có người bạn làm IVF ở Tâm Anh thành công, bạn em chia sẻ ở Tâm Anh ...
Chào chị,
Chúng tôi chia sẻ với hành trình tìm con gian nan của chị suốt 15 năm qua. Cảm ơn chị đã đặt niềm tin tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA). Thực sự xin trứng có lẽ là lựa chọn ít mong muốn nhất của các bệnh nhân điều trị hiếm muộn và để ra chỉ định này phải cân nhắc rất kỹ càng khi bệnh nhân không thể mang thai từ chính trứng của mình do số lượng trứng cạn kiệt hoặc chất lượng trứng không đủ tốt. Do vậy, chúng tôi cần xem xét đầy đủ thông tin từ nguyên nhân hiếm muộn, xét nghiệm và các thông tin từ chu kỳ điều trị trước.
Thông thường, sẽ có 3 nhóm nguyên nhân của thất bại làm tổ liên tiếp: do chất lượng phôi, chất lượng nội mạc tử cung và sự tiếp nhận của nội mạc tử cung với phôi được chuyển. Do vậy, với trường hợp của chị, hướng điều trị sẽ là cố gắng tạo những phôi tốt nhất có thể sinh thiết, kiểm tra bất thường buồng tử cung và tối ưu hóa chất lượng nội mạc khi chuyển phôi có thể bằng nhiều phương pháp hỗ trợ. Để có hướng tư vấn cụ thể hơn, anh chị cố gắng sắp xếp thời gian đến thăm khám sớm tại IVFTA.
Thân mến!
Năm nay, tôi 40 tuổi và bị vô sinh hơn 10 năm nay. Chồng tôi bị Azoo do quai bị. Vòng kinh của tôi là 35 đến 40 ngày. Tôi đã đi làm thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần. Đến năm 35 tuổi, tôi có thai được 3 tháng nhưng bị vỡ ối non phải bỏ thai. Sau đó khoảng một năm, tôi đi ...
Chào chị,
Chúng tôi rất chia sẻ với những khó khăn và vất vả của chị trên hành trình tìm con đã qua. Trường hợp của chị có hai vấn đề lưu ý là: thất bại làm tổ và sẩy thai lớn do ối vỡ non. Với thất bại làm tổ, ngoài chất lượng phôi chuyển còn có nguyên nhân đến từ bất thường của buồng tử cung hoặc nội mạc tử cung không chấp nhận phôi làm tổ. Do vậy, thông thường sau khi đã chuyển 3 phôi tốt mà vẫn thất bại, việc nội soi buồng tử cung khảo sát nguyên nhân thất bại và điều trị là cần thiết. Ngoài ra, việc đánh giá 3 phôi ngày 3 loại tốt hoặc rất tốt thông thường dựa trên các đặc điểm hình thái, nghĩa là sự quan sát đánh giá chủ quan của chuyên viên phôi học.
Đối với trường hợp của chị, ở độ tuổi 40 và có tiền căn thất bại có thể cân nhắc nuôi phôi ngày 5 và sàng lọc phôi để loại trừ các bất thường nhiễm sắc thể. Trong trường hợp đã có phôi tốt và sàng lọc các bất thường buồng tử cung (nếu có), tùy trường hợp có thể cân nhắc sử dụng một số các biện pháp hỗ trợ miễn dịch để cải thiện tính chấp nhận của nội mạc tử cung. Ngoài ra, với trường hợp sẩy thai lớn, chúng tôi cần thăm khám phụ khoa và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc giữ thai. Do vậy, để tư vấn hướng điều trị cụ thể, hai vợ chồng anh chị nên sắp xếp thời gian đến thăm khám sớm. Mong gặp anh chị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Thân mến!
Vợ chồng chị gái em đi chữa hiếm muộn 17 năm, chọc trứng 5 lần, chuyển phôi 6 lần. Một lần có beta, thai 5 tuần rưỡi thì sẩy. Lần thứ 2, chị gái em có AMH 1,6; chọc được 3 trứng, tạo được 3 phôi, chuyển phôi trữ, nhưng vẫn không đậu? Xin bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân do đâu? Chị gái ...
Chào bạn,
Chuyển phôi thất bại nhiều lần có thể đến từ nhiều nguyên nhân, được xếp vào 3 nhóm chính: do phôi, do bất thường tương tác giữa niêm mạc tử cung và phôi, do yếu tố tại tử cung. Để xác định nguyên nhân, chúng tôi cần thăm khám trực tiếp, thực hiện các xét nghiệm như nhiễm sắc thể đồ 2 vợ chồng, anti-phospholipid hay các kỹ thuật chuyên sâu có độ chính xác cao nhằm xác định các nguyên nhân có thể tìm được như xét nghiệm Era test, soi buồng tử cung...
Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra các phương án cụ thể như nuôi phôi lên giai đoạn phôi nang, sàng lọc bộ nhiễm sắc thể của phôi lựa chọn phôi không bất thường để chuyển, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân vào buồng tử cung hay điều trị các bất thường tử cung nếu có trước chuyển phôi... Cụ thể phương án điều trị sẽ được xây dựng dựa trên từng trường hợp cụ thể, hy vọng chúng tôi có thể thăm khám trực tiếp và đưa ra được phác đồ điều trị cho chị gái bạn. Chúc vợ chồng chị gái bạn sớm đón con yêu!
Thân mến!
Vợ chồng em cưới nhau được hơn một năm. Vợ chồng em mới đi khám hiếm muộn thì bác sĩ bảo em bị đa nang buồng trứng, vòi trứng một bên thông hạn chế và một bên rất hạn chế. Ngoài ra, em còn bị niêm mạc tử cung mỏng. Chồng em làm tinh dịch đồ tất cả các chỉ số đều rất tốt. Vợ ...
Chào chị,
Trường hợp của chị mắc hội chứng buồng trứng đa nang và vòi trứng một bên thông hạn chế, một bên rất hạn chế và niêm mạc tử cung mỏng.
Thứ nhất, hội chứng buồng chứng đa nang là hội chứng bệnh lý toàn thân không chỉ riêng buồng trứng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị rối loạn chuyển hóa và rối loạn một số chức năng của các cơ quan khác, ví dụ như tuyến giáp và tiểu đường. Nếu tiểu đường tăng lên sẽ khiến cho chỉ số AMH kém đi hoặc tăng biến chứng thai kỳ như thai lưu, đa ối, sinh non.
Với trường hợp buồng trứng đa nang này, đôi khi phụ nữ có kinh nguyệt rất thưa hoặc trứng không phát triển sẽ khiến phụ nữ gặp tình trạng hiếm muộn. Lúc này, các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách kiểm soát vấn đề liên quan tới rối loạn chuyển hóa, rối loạn các cơ quan toàn thân và kiểm soát vấn đề rụng trứng. Cách kiểm soát tốt nhất là khám về nội tiết. Nếu nhận thấy thể trạng bình thường, phụ nữ sẽ được kích thích buồng trứng để làm IUI.
Thứ hai là vòi chứng một bên thông hạn chế, một bên rất hạn chế. Nếu đã được đánh giá là thông thì chị vẫn có cơ hội có thai tự nhiên. Trong trường hợp này, chị không cần quá lo sợ, chị hoàn toàn có thể tự tin để bơm IUI nếu tinh trùng của chồng tốt.
Thứ ba là vấn đề niêm mạc mỏng. Không biết chị đã có can thiệp gì vào buồng tử cung hay không vì trước đó, nếu phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thì thường gặp tình trạng niêm mạc dày và quá xa. Như vậy, bác sĩ cần đánh giá lại thật kỹ tình trạng bệnh lý của chị để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Thân mến!
Chồng em 40 tuổi, chúng em kết hôn lần 2 được 1,5 năm, khi chồng em kiểm tra các xét nghiệm, làm tinh dịch đồ thì kết quả là tinh hoàn nhỏ không sản xuất được tinh trùng. Nguyên nhân lúc nhỏ từng bị quai bị, đồng thời chỉ số FSH là 25. Cho em hỏi khả năng làm Micro Tese có tìm thấy tinh ...
Chào chị,
Hiện tại, theo các cứ liệu trên y văn thì thể tích tinh hoàn và FSH không phải là yếu tố quan trọng giúp dự báo khả năng tìm thấy tinh trùng một cách chính xác khi thực hiện kỹ thuật micro-TESE. Dù vậy, chồng bạn cần được đánh giá thêm một số thông tin nội tiết (LH, PRL, Testosterone), di truyền (nhiễm sắc thể đồ, AZF), siêu âm bẹn bìu cũng như thăm khám chi tiết hơn (ví dụ như tinh hoàn nhỏ nhưng cụ thể là bao nhiêu cc/ml). Khi anh chị đến khám tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA), bác sĩ nam khoa của chúng tôi sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho chị chiến lược điều trị cụ thể.
Về tình trạng bạn đã phẫu thuật cắt 2 vòi tử cung và kết hợp với tình trạng vô tinh của chồng thì chắc hẳn chị phải thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) vì cơ hội có thai tự nhiên là rất thấp. Tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm nhiều hơn ở chị chính là độ tuổi. Với độ tuổi 42, nhiều khả năng số lượng và cả chất lượng trứng của chị đã giảm đi đáng kể. Vì vậy, rất mong anh chị có thể đến khám sớm để kiểm tra về tình trạng của mình.
Tại IVFTA, đối với những bệnh nhân lớn tuổi và giảm dự trữ buồng trứng, chúng tôi có thể thực hiện nhiều chu kỳ kích thích buồng trứng nhằm gom đủ số trứng hoặc số phôi. Với tình trạng của hai vợ chồng, anh chị nên đến khám tại các trung tâm có đầy đủ đơn vị điều trị hiếm muộn nữ và hiếm muộn nam, vì bác sĩ sẽ cần phối hợp đưa ra một chiến lược điều trị cụ thể, thời điểm kích thích buồng trứng cũng như phẫu thuật micro-TESE cho anh chị. Chúc anh chị nhiều sức khỏe trong năm mới!
Tôi 37 tuổi từng bị cắt tử cung nhưng buồng trứng của tôi vẫn còn nguyên thì có thể lấy trứng để làm IVF rồi nhờ mang thai hộ được không thưa bác sĩ?
Chào chị,
Chúng tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của chị. Tường hợp của chị có thể mang thai hộ tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản được cấp phép. Nếu chị ở miền Bắc, có thể liên hệ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVFTA-HN) để được hỗ trợ. Chúc chị luôn vui khỏe!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Tình trạng của em là chồng tinh trùng yếu, tỷ lệ sống 10%, còn em thì không bị gì ngoài lớn tuổi. Em đã IVFvà kích trứng 2 lần. Lần đầu năm 2018 được 6 trứng và 5 phôi, chuyển một lần có thai nhưng sẩy sớm. Lần thứ 2 đầu năm 2020 được 4 trứng và 4 phôi, chuyển phôi 2 lần đều không ...
Chào chị
Đối với trường hợp những phụ nữ chuyển phôi thất bại nhiều lần, ngoài việc xin noãn thì tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) có rất nhiều phương pháp hỗ trợ để cải thiện tỷ lệ thành công, tăng khả năng có thai cho người phụ nữ, ví dụ như: Sàng lọc bệnh lý cho phôi, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trước khi chuyển phôi, ERA test xác định thời điểm chuyển phôi phù hợp, mổ thăm dò vô sinh,... Anh, chị cố gắng sắp xếp thời gian đến thăm khám trực tiếp, mang theo hồ sơ điều trị và các xét nghiệm đã có để chúng tôi có thêm thông tin và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Chúc anh chị may mắn trên con đường tìm kiếm con yêu!
Em bị buồng trứng đa nang, đã chuyển phôi 3 lần. Lần một, em chuyển phôi tươi và có thai nhưng được nữa tháng thì thai yếu và hư. Lần 2, em chuyển phôi trữ thì không thành công. Em chuyển tiếp lần 3 thì thai được thai đôi, nhưng 3 tháng 10 ngày thì hư. Từ lần hư thai cho đến giờ cũng hơn ...
Chào chị,
Hiện tại, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) đang có 2 phương pháp để thăm dò nội soi cho người bệnh là: nội soi thăm dò buồng tử cung và mổ nội soi thăm dò.
- Nội soi thăm dò buồng tử cung: người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, được giảm đau bằng thuốc, bác sĩ bộc lộ cổ tử cung, đưa ống soi có gắn máy quay phim và nguồn sáng vào buồng tử cung và bơm nước làm căng giãn ra, qua đó, bác sĩ nhìn thấy toàn bộ buồng tử cung, phát hiện các bệnh lý (nếu có). Thủ thuật tương đối nhanh, nhẹ nhàng và người bệnh không cần nhập viện.
- Mổ nội soi thăm dò: Người bệnh được gây mê toàn thân và thực hiện tại phòng phẫu thuật, cuộc mổ thường bao gồm 2 thì:
+ Nội soi buồng tử cung: tương tự nội soi thăm dò và phẫu thuật viên có thể tiến hành xử lý các bệnh lý trong buồng tử cung.
+ Nội soi ổ bụng: kiểm tra các bất thường trong ổ bụng quanh tử cung, vòi tử cung, buồng trứng và xử lý các bệnh lý (nếu có).
Thời gian nằm viện sẽ phụ thuộc vào các tổn thương trong cuộc mổ, tuy nhiên thủ thuật tương đối nhẹ nhàng, người bệnh hồi phục nhanh và ra viện sau 1-2 ngày.
Phương pháp thăm dò buồng tử cung này rất có giá trị trong điều trị vô sinh hiếm muộn do phát hiện và có thể xử lý được các tổn thương thực thể tại tử cung và phần phụ ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai. Tùy vào các thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định cho người bệnh phương pháp phù hợp. Mong anh chị có thể sắp xếp đến thăm khám, mang theo hồ sơ điều trị và những kết quả thăm khám đã có để bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho anh chị. Chúc anh chị sức khỏe và sớm đón con yêu!
Thân mến!
Em bị niêm mạc mỏng, đã chuẩn bị niêm mạc nhiều chu kỳ nhưng niêm mạc chỉ đạt được 5,5 mm. Em có tham khảo có phương pháp ứng dụng nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để điều trị niêm mạc mỏng. Trường hợp của em có thể sử dụng phương pháp này được không? Em cần chuẩn bị thêm những gì ...
Chào chị Anh Linh,
Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân đem lại những cải thiện đáng kể về nội mạc tử cung, từ đó nâng cao tỷ lệ có thai trên nhóm bệnh nhân hiếm muộn thất bại làm tổ nhiều lần do nội mạc tử cung mỏng. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ nội mạc tử cung mỏng, chúng ta cần quan tâm tới chất lượng phôi cũng như các vấn đề thực tại khác của một bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần. Để từ đó, bác sĩ đưa ra những giải pháp tối ưu cho anh chị sớm có tin vui. Do vậy, về góc độ chuyên môn tôi khuyên anh chị sớm thu xếp thời gian để đến thăm khám. Chúng tôi rất mong được đồng hành cùng anh chị trong thời gian sắp tới.
Thân mến!
Em bị viêm nội mạc tử cung, đã nội soi và dùng kháng sinh nhưng tình trạng viêm không hết. Hiện em đã 35 tuổi, niêm mạc tử cung trên 9 mm thì em có thể chuyển phôi luôn trong chu kỳ này không, vì em nghe nói niêm mạc tử cung trên 7 là chuyển được rồi. Tình trạng viêm niêm mạc có ảnh ...
Chào chị,
Chúng tôi xin chia sẻ cùng những khó khăn trên chặn đường tìm con của chị. Trường hợp viêm nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến vấn đề làm tổ của phôi và làm giảm tỷ lệ có thai của bệnh nhân hiếm muộn. Giải pháp tối ưu dành cho các trường hợp như chị thông thường sẽ là nội soi buồng tử cung để đánh giá tổn thương ban đầu. Nếu hiện trạng nội mạc đang bị viêm chúng tôi sẽ điều trị một liệu trình kháng sinh, sau đó sẽ tiến hành nội soi buồng tử cung kiểm tra lại. Nếu tình trạng viêm vẫn tiếp diễn có thể chúng tôi sẽ thay đổi một phác đồ khác nhằm giúp nội mạc tử cung trở về trạng thái ổn định rồi mới chuyển phôi trữ.
Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân đem lại những cải thiện đáng kể trên nhóm bệnh nhân hiếm muộn thất bại làm tổ nhiều lần do nội mạc tử cung mỏng, tuy nhiên ở nhóm bệnh nhân nội mạc tử cung trên 7 mm thì phương pháp này không phải là lựa chọn đầu tay. Về góc độ chuyên môn trong trường hợp của chị, tôi khuyên chị nên thu xếp thời gian để đến thăm khám sớm. Chúng tôi sẽ khảo sát và đánh giá lại tình trạng nội mạc tử cung, từ đó đưa ra liệu trình phù hợp để giúp chị sớm có tin vui. Hẹn sớm gặp chị tại IVFTA.
Thân mến!
Vợ chồng tôi cưới nhau được 5 năm, phát hiện vô sinh sau một năm quan hệ bình thường mà không thể có con. Chồng tôi không có tinh trùng trong tinh dịch thì có biện pháp nào để vợ chồng tôi có con bằng chính tinh trùng từ chồng tôi không? Xin cảm ơn!
Mến chào anh chị Minh Thu,
Tôi rất chia sẻ thời gian mong con của anh chị kéo dài đã 5 năm. Đối với trường hợp vô tinh, hiện nay chia làm 2 nhóm. Một nhóm là vô tinh bế tắc, một nhóm tắc. Mỗi nguyên nhân có hướng điều trị khác nhau, cơ hội thành công khác nhau. Nhưng nhìn chung với sự phát triển của khoa học hiện nay, khả năng có con "chính chủ" (bằng chính tinh trùng của mình) như mong muốn của anh chị là khá cao, rất mong được gặp anh chị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh để chúng tôi có thể thăm khám, khảo sát và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Vấn đề có con của mình không phải vấn đề riêng của người chồng mà còn liên quan đến tuổi của người vợ, rất mong được gặp anh chị tại BVĐK Tâm Anh.
Tôi bị quai bị từ nhỏ, đã kết hôn được hơn 6 năm mà chưa có con, đi khám thì kết quả không có tinh trùng. Cho tôi hỏi trường hợp của tôi còn có cách nào để có con không? Chi phí thế nào và làm ở đâu thì tốt nhất? Xin chân thành cảm ơn.
Xin chào anh Tuấn Dũng,
Đối với trường hợp của anh là vô sinh 6 năm bị di chứng hậu quai bị. Đây là trường hợp được khoa học xếp vào nhóm vô tinh không bế tắc, trong những trường hợp này đa số chúng ta có một giải pháp duy nhất để có con "chính chủ" (bằng tinh trùng của chính mình) là thực hiện kỹ thuật micro-TESE. Tuy nhiên, kết quả và khả năng thành công cũng như chi phí điều trị như thế nào, đòi hỏi phải có sự thăm khám, khảo sát và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần biết thêm thông tin của bà xã, tuổi cũng như một số thông tin về bệnh sử. Từ đó, chúng tôi mới có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp, cũng như tư vấn về chi phí hợp lý.
Rất mong được chào đón anh chị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ.
Vợ chồng em cùng 33 tuổi, cưới nhau 3 năm, từng 2 lần có thai năm 2019 và 2021 nhưng bị sẩy thai một lần ở tuần 12, lưu thai một lần ở tuần thứ 8. Vợ chồng em đi kiểm tra thì biết nhiễm sắc thể của em bị lặp đoạn ở một bên nhiễm sắc thể số một, chồng em bình thường. Bây ...
Chào anh, chị
Bất thường nhiễm sắc thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến thai lưu và sẩy thai. Trong bệnh cảnh của canh chị, chúng tôi thấy anh chị đã làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ phát hiện những lặp đoạn thì trong trường hợp này, ở góc độ chuyên môn tôi khuyên anh, chị nên thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) sớm.
Trong lần thực hiện IVF tiếp theo, ngoài việc lấy trứng, tinh trùng để tạo phôi thì mình làm thêm một phương pháp cao cấp hơn, gọi là sinh thiết phôi. Phương pháp này sẽ giải đáp cho anh chị là kết quả phôi có bất thường như những lần trước hay không, bằng cách lấy ít mô trong phôi để kiểm tra. Đứng về góc độ di truyền thì mình sẽ chọn những phôi khỏe mạnh, không mang bất thường nhiễm sắc thể để tiến hành chuyển phôi và mang thai. Phương pháp này sẽ hạn chế tình trạng sẩy thai, thai lưu do bất thường nhiễm sắc thể ở phôi. Từ đó nâng tỷ lệ có thai, sau cùng là em bé khỏe mạnh.
Hiện tại chị Linh đã 33 tuổi, kèm theo những bất thường về nhiễm sắc thể, thì việc điều trị để có con phải nhanh chóng hơn. Nếu mình may mắn có một phôi bình thường về mặt chất lượng thì tỷ lệ thành công từ 65-70% trong trường hợp của chị Linh. Chúng tôi mong anh, chị sẽ đến thăm khám sớm để sớm có tin vui!
Tôi 40 tuổi, vợ 36 tuổi, đã có một cháu trai 8 tuổi. Sau khi sinh con đầu lòng, vợ chồng tôi kế hoạch bằng thuốc tránh thai hàng ngày. Cách đây một năm, vợ tôi có thai lại nhưng thai bị phù và phải bỏ. Sau đó, vợ tôi đi khám phát hiện tắc vòi trứng đã mổ, song bị tái tắc lại. Về ...
Chào anh Tuấn
Tôi rất chia sẻ với hành trình tìm con của anh chị, mang thai là kết quả đến từ cả phía chồng và vợ. Hiện tại theo bệnh sử của anh chị thì đều có những vấn đề ảnh hưởng đến công cuộc mang thai. Nhưng cũng may mắn là những bất thường phát hiện trên cả anh và chị đều không quá lớn. Đối với những kỹ thuật hiện đại và tiên tiến trong thụ tinh ống nghiệm (IVF) hiện nay thì các bất thường này đều được hỗ trợ một cách tối ưu.
Do vậy, trong trường hợp của anh chị, vợ đã từng mổ thông vòi trứng và tái phát nên TTON sẽ là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Từ trứng và tinh trùng chúng tôi sẽ tạo phôi, sau đó trữ đông phôi, giải quyết hết tất cả vấn đề về vòi trứng, tử cung hoặc những vấn đề mà bác sĩ phát hiện trong thời điểm thăm khám. Nếu thấy ổn định hết thì bác sĩ sẽ bắt đầu chuyển phôi. Cách làm này sẽ giúp anh chị nâng cao tỷ lệ có thai và có một em bé khỏe mạnh mang về nhà. Nay chị nhà cũng 36 tuổi, thời gian điều trị cũng hạn hẹp hơn so với trước đó, nên tôi mong anh chị có thể đăng ký tư vấn sớm để chúng tôi có thể đồng hành cùng anh chị.
Em sinh năm 1988, đi khám thì phát hiện tử cung có nhân xơ, thành sau kích thước là 40x28, thành trước kích thước là 26x21. Ngoài ra, em còn bị polyp nhỏ vùng đáy tử cung. Xin hỏi bác sĩ, nhân xơ tử cung của em có ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi không? Em dự tính làm IVF tại Bệnh viện Tâm ...
Chào chị Hoài,
Với tình trạng của chị được gọi là tình trạng đa nhân xơ tử cung. Thông thường, với bệnh nhân hiếm muộn, chúng tôi quan tâm về số lượng và vị trí của những nhân xơ này. Giả sử nhân xơ có kích thước lớn và vị trí nằm gần buồng tử cung có thể ảnh hưởng lên phôi, cũng như quá trình phôi làm tổ. Do đó, chị nên đến bệnh viện thăm khám để được đánh giá tình trạng của mình. Để tiết kiệm thời gian, chị nên đến vào ngày 2 của chu kỳ kinh.
Chồng của chị có thể làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Vợ có thể thực hiện siêu âm tử cung qua ngả âm đạo để đánh giá tình trạng nhân xơ tử cung. Ngoài ra, người vợ có thể cần thực hiện xét nghiệm nội tiết để đánh giá về dự trữ buồng trứng, nghĩa là đánh giá những nang trứng còn lại trên 2 buồng trứng, từ đó, chúng tôi có thể tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Trường hợp phải can thiệp nội soi vùng tử cung thì đây là kỹ thuật phải làm tại phòng mổ vì cần thực hiện gây mê nội khí quản (kỹ thuật gây mê này không gây đau). Rất mong gặp chị để chúng tôi có thể thăm khám và đưa ra hướng điều trị cho vấn đề của chị.
Chào bác sĩ, tôi bị nghi có polyp trong cổ tử cung. Chúng tôi cưới nhau 2 năm chưa có em bé. Bác sĩ vui lòng tư vấn giúp tôi nên điều trị thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ và chương trình.
Chào chị,
Thông thường những tổn thương polyp có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi thường ở trong cổ tử cung. Với tình trạng polyp tại cổ tử cung như vậy, chúng ta cần kiểm tra tình trạng xem có tổn thường ác tính của polyp nếu có. Đối với phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản, khi có thời gian quan hệ tự nhiên trên một năm mà chưa có con, anh chị nên thăm khám sớm để tìm những nguyên nhân gây ra vấn đề mà 2 anh chị đang quan tâm. Rất mong sớm gặp lại anh chị.
Tôi năm nay 41 tuổi, vợ tôi 43 tuổi. Vợ chồng tôi cưới nhau 9 năm và rất mong có con. Vợ tôi từng mang thai 2 lần nhưng mất cả 2 ngay sau sinh. Con đầu mất năm 2015 vì bị thoát vị cơ hoành. Năm 2017, vợ tôi mang thai lần 2 được 22 tuần đi siêu âm xét nghiệm bị bất thường ...
Chào anh,
Tôi xin chia sẻ với hành trình tìm con khá gian nan của anh chị. Những thông tin anh cung cấp tôi thấy có vấn đề nổi trội là anh chị đều đã lớn tuổi. Khi lớn tuổi, khả năng sinh em bé có bất thường về nhiễm sắc thể khá cao. Trường hợp của anh chị có thể đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) sớm để chúng tôi có thể kiểm tra xem dự trữ buồng trứng của chị như thế nào.
Trường hợp của anh chị có thể làm thụ tinh ống nghiệm, sau đó sinh thiết phôi để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu phôi có nhiễm sắc thể bình thường mới chuyển vào buồng tử cung. Tuy nhiên, do anh chị đều đã lớn tuổi nên chúng tôi cần khảo sát kỹ hơn vế tinh trùng, dự trữ buồng trứng... Từ đó, chúng tôi mới có thể tư vấn cho anh phác đồ và tỷ lệ thành công.
Em hiếm muộn 10 năm có một bé tự nhiên 11 tuổi. Giờ AMH của em còn 0,95 thì tỷ lệ IVF thành công có cao không? Em cần phải kiểm tra những gì và có những phương pháp nào để tăng tỷ lệ IVF thành công? Cảm ơn bác sĩ.
Chào chị,
Theo thông tin chị chia sẻ, dự trữ buồng trứng của chị còn 0,95. Trị số dự trữ buồng trứng của người phụ nữ bình thường khoảng 2-4ng/ml. Chị đã rơi vào trường hợp giảm dự trữ buồng trứng khá nhiều. Nếu đánh giá về tỷ lệ thành công IVF thì cần có nhiều thông tin hơn là chỉ đánh giá dự trữ buồng trứng. Chỉ số này chỉ cho biết số lượng nang trứng còn lại ở buồng trứng của chị.
Để xác định tỷ lệ thành công IVF cần xem xét nhiều yếu tố như tinh trùng của chồng, tử cung của vợ... Sau khi chúng tôi khảo sát toàn diện mới có thể tư vấn về tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, ở độ tuổi và dự trữ buồng trứng của chị, tôi mong anh chị có thể sắp xếp đi khám sớm. Chúc chị sức khỏe và may mắn!