Bóng các cầu thủ chạy trên sân bị kéo thành vệt như thước phim được phát chậm. Những cô người mẫu xinh đẹp là thế nhưng giờ đây nhoè nhoẹt nét... Lỗi có khi chỉ tại mấy cái ăng-ten râu trên trời.
Loạn ăng-ten. (SGTT) |
VK994 một thời tung hoành ngang dọc trên thị trường giờ đây đã tuyên bố gác kiếm vì không chịu nổi với ăng-ten Trung Quốc đang tràn ngập thị trường. Ông Hồ Thanh Sơn (nhóm VK994) lắc đầu: Muốn ăng-ten chất lượng thì vật liệu phải tốt, do vậy giá phải cao. Trong khi đó, người sử dụng cứ nghĩ: Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào chất lượng TV nên dùng ăng-ten nào cũng được. Do cạnh tranh không lại hàng rẻ tiền nên chúng tôi ngưng sản xuất ăng-ten dành cho truyền hình analog, chỉ còn sản xuất thiết bị dành cho truyền hình số mặt đất theo đơn đặt hàng.
*TV trên xe hơi |
*Ép xem quảng cáo |
*Truyền hình: Kênh ngoại át kênh nội |
Hiện chỉ còn lại một vài thương hiệu sản xuất ăng-ten trong nước. Theo một chủ cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP HCM), ăng-ten nội khó bán, thỉnh thoảng mới có người hỏi. Tại TP HCM, hàng của Trung Quốc có giá từ 80.000 đồng (loại trong nhà), đến 150.000 đồng (loại có booster). Trong khi đó, hàng trong nước sản xuất chỉ từ 40.000 đồng (loại thường) đến 150.000 đồng (loại có booster), còn loại dùng trong nhà của hãng Kiền Khôn, như KK2000, có giá 100.000 đồng.
So với các loại ăng-ten có chấn tử thì chất lượng của ăng-ten parabol (quen gọi là chảo) được đánh giá ổn định hơn, dù mặt hàng này cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. So với hàng Mỹ, đồ của Trung Quốc giá chỉ bằng một phần ba. Hiện nay, loại ăng-ten chảo đường kính 60 cm có giá khoảng 500.000 đồng, trong đó chảo là 300.000 đồng, còn nhụy bắt sóng là 200.000 đồng. Chảo có kích thước 1,5 mét có cả nhụy thì là 800.000 đồng.
Để hình đẹp hơn
Để sóng truyền hình nét phải chú ý đến chất lượng ăng-ten. (Ubcconferences) |
Trong điều kiện chất lượng TV không có trục trặc kỹ thuật, muốn có hình đẹp, hạn chế hiện tượng "bóng ma"... thì phải chú ý tới cái ăng-ten.
*Chia 'của' cho TV |
*Web đang trở thành mạng truyền hình toàn cầu |
*Truyền hình trả tiền chưa như ý |
Theo ông Hồ Phước Vinh, hội Vô tuyến điện - điện tử và khoa học công nghệ truyền hình TP HCM, những khu vực cách đài phát 10 km (chỉ riêng truyền hình analog), không nên dùng ăng-ten có booster. Gần khu vực đài công suất phát sóng khá mạnh, nếu dùng loại có booster sẽ tăng thêm "lực" bắt sóng của TV, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "bóng ma". Trong khu vực này, chỉ nên dùng ăng-ten VHF có ba chấn tử là đủ. Nếu ở xa đài phát (trên 10 km) và muốn bắt nhiều kênh, nhiều đài thì mới dùng loại nhiều chấn tử và có booster kèm theo. Cũng theo ông Vinh, muốn xem các chương trình phát trên kênh UHF và VHF, nên dùng hai ăng-ten độc lập với nhau thông qua bộ chuyển ăng-ten.
So với truyền hình analog, việc sử dụng ăng-ten cho truyền hình số khó hơn, vì đòi hỏi thiết bị này phải có hệ số dự trữ cao. Trong trường hợp công suất đài phát giảm, chất lượng ăng-ten kém, cộng thêm thời tiết xấu... TV sẽ mất tín hiệu. Ông Hồ Thanh Sơn cho biết, hiện khu vực Đông Nam Bộ có ba đài phát kỹ thuật số là HTV, BTV và VTC, do đó, người dùng nên tùy theo từng khu vực mà chọn ăng-ten phù hợp. Trong ba đài trên, HTV kỹ thuật số có công suất thấp nhất (0,75 kW), phát trên kênh 39 UHF. Muốn xem chương trình của đài này, người dùng buộc phải chọn loại ăng-ten có khoảng cách giữa các chấn tử lớn và chiều dài của ăng-ten lớn hơn. Trong khi đó, BTV (công suất 10 kW) và VTC phát trên các kênh có tần số lớn hơn. Do vậy, nên chọn ăng-ten có khoảng cách giữa các chấn tử ngắn và chiều dài của ăng-ten ngắn hơn. Ông Hồ Phước Vinh cho biết, với truyền hình số, nên nhờ các chuyên viên kỹ thuật lắp đặt ăng-ten truyền hình hơn là tự lắp vì yêu cầu của nó về ăng-ten cao hơn truyền hình analog.
(Theo SGTT)