MTV là kênh âm nhạc được giới trẻ ưa chuộng. (Mrcamera) |
Bất hợp lý đầu tiên là việc hạn chế phát triển các kênh truyền hình trong nước, trong khi các kênh nước ngoài được phát rộng rãi trên các hệ thống truyền hình công nghệ mới.
*Truyền hình trả tiền chưa như ý |
*Quảng cáo truyền hình: Thuyền nào, sóng nấy |
*Truyền hình: Thích gì, xem nấy |
Nhiều kênh được ưu ái phát đồng thời bằng nhiều phương thức kỹ thuật. Ví dụ: MTV vừa được phát qua vệ tinh DTH (VTV) phủ sóng toàn quốc, vừa được phát bằng hệ thống cáp len lỏi vào tận các hang cùng ngõ hẻm ở địa phương, và còn có mặt trên hệ thống số mặt đất.
Hệ quả của việc này là trên tất cả các hệ thống truyền hình trong nước(VTV, CATV, DVB-T...) tỷ lệ các kênh nước ngoài vượt trội so với các kênh trong nước (trừ hệ thống DTH của Đài truyền hình Việt Nam). Đó là một tỷ lệ mất quân bình, bất bình thường và không thể chấp nhận kéo dài.
Các kênh phim truyện của nước ngoài đã được lồng phụ đề tiếng Việt. (SGTT) |
Một bất hợp lý nữa là vấn đề phát sóng. Các đài truyền hình nước ngoài là một loại báo chí được phát hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam bằng nhiều phương thức; trong khi những kênh truyền hình địa phương, về nguyên tắc, phải giới hạn tầm phủ sóng chỉ trong khu vực địa phương.
*IPTV được đánh giá cao |
*Cuộc chiến dịch vụ truyền hình |
*Truyền hình Internet băng rộng đầu tiên tại VN |
Việc một số kênh truyền hình trong nước quảng cáo quá nhiều và cổ động quá mạnh cho các chương trình nước ngoài cũng là một điều bất hợp lý. Trong khi đó, chưa bao giờ có chuyện đài trong nước quảng cáo cho nhau, có chăng là chỉ là chuyện ngược lại, đài này có ý kiến về việc phát sóng của đài kia.
Khi cổ động được khán giả xem đài nước ngoài càng nhiều thì tất cả các đài trong nước lại càng mất khán giả. Thực tế cho thấy tỷ trọng khán giả truyền hình tại Việt Nam xem truyền hình nước ngoài mỗi lúc một gia tăng, đặc biệt là từ khi các kênh nước ngoài có thêm phụ đề hoặc lồng tiếng Việt.
Cinemax đã có một vài lần gặp "sự cố". (Cinemax) |
*Truyền hình trên mạng tại Việt Nam |
*Thiết bị USB-TV bắt 18 kênh truyền hình |
*Cuộc chiến bản quyền truyền hình WC 2006 |
Hậu quả của một tiến trình như vậy là thế nào thì ngay bây giờ cũng có thể hình dung được. Nhưng hậu quả đó không chỉ giới hạn trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội... mà còn trên lĩnh vực kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới chính những người làm truyền hình. Khán giả xem kênh trong nước ngày càng giảm thì lợi nhuận quảng cáo của truyền hình trong nước tất nhiên cũng giảm.
Trong bối cảnh như vậy, các cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng kênh truyền hình trong nước cần phải được khuyến khích, ủng hộ để tạo đối trọng với các kênh truyền hình nước ngoài. Thế nhưng tình hình lại ngược lại. Có thể coi tình trạng này là một dạng ngăn sông cấm chợ đối với sóng truyền hình. Thế nhưng, nó chỉ áp dụng đối với sóng truyền hình và những người làm truyền hình trong nước, và lại mở cửa đối với các kênh nước ngoài, trong đó có những kênh truyền hình Mỹ nhiều lần gặp sự cố nội dung như HBO, Cinemax...
Hầu hết ý kiến cho rằng những điều bất hợp lý này sẽ làm suy yếu nội dung truyền hình trong nước, làm sự phát triển truyền hình trong nước diễn biến theo chiều hướng không bình thường, lệch lạc, què quặt.
(Theo Tuổi Trẻ)