Theo hãng khảo sát Mỹ, phần mềm mã nguồn mở mới chỉ đi được nửa chặng đường đến ngưỡng chín muồi để có thể được ứng dụng rộng rãi trong hạ tầng thông tin của các doanh nghiệp, bất chấp những nỗ lực thương mại hóa nền tảng này gần đây.
Theo Guy Cross, Giám đốc phát triển kinh doanh bộ phận Linux khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Oracle, phần mềm “Chim cánh cụt” không chỉ làm giảm chi phí điện toán doanh nghiệp mà còn đóng một vai trò then chốt trong xu thế của ngành CNTT.
Theo nhiều nhà phân tích công nghệ, không có nhiều sự khác biệt giữa “Chim cánh cụt” và hệ điều hành của Microsoft trên khía cạnh bảo mật. Tuy nhiên, những con số và khảo sát các kiểu đã làm rối mắt các nhà quản lý CNTT khi cân nhắc giữa 2 nền tảng này.
Steve Ballmer, Giám đốc điều hành hãng phần mềm số một thế giới, từng gây xôn xao dư luận khi thẳng thừng gọi Linux và thuyết mã mở là một "căn bệnh ung thư". Nhưng ông này mới đây lại khẳng định: "Chúng tôi cạnh tranh về sản phẩm, không cạnh tranh về xu hướng".
Theo nghiên cứu gần đây của công ty Evans Data Corporation, hơn 1/4 nhà phát triển ở Châu Âu sử dụng Visual Studio .Net như là công cụ chính để viết các ứng dụng cho Linux.
Đây là nền phần mềm nguồn mở “cây nhà lá vườn” nằm trong khuôn khổ dự án Hệ thống thông tin giáo dục mới của chính phủ nước này. Nền tảng mang tên Buyeo là một phiên bản Linux do Hàn Quốc phát triển.
Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, Windows đang thống lĩnh thế giới hệ điều hành máy chủ, và Linux không còn bất cứ hy vọng nào có thể đuổi theo kịp.
Richard Stallman, một trong những nhà tiên phong của hệ điều hành GNU/Linux và phong trào phần mềm tự do, đang có mặt tại Đài Loan trên một mặt trận mới: vận động các nhà sản xuất PC ở hòn đảo này công bố mã nguồn trình điều khiển (driver).
Phát biểu tại Hội nghị kinh doanh mã nguồn mở tổ chức ở San Francisco (Mỹ), Larry Augustin, Giám đốc điều hành và là sáng lập viên VA Linux Systems, cho rằng các hãng cung cấp phần mềm CRM và ERP sẽ bị knock-out do những bất cập về giá cả và cơ chế bán hàng.
Một khảo sát của hãng Yankee Group cho biết hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ nói rằng không có nhiều sự khác biệt về chi phí khi dùng phần mềm Microsoft hay “Chim cánh cụt” trong môi trường điện toán doanh nghiệp.
Liên đoàn phát triển mã nguồn mở OSDL (Open Source Development League) vừa tuyên bố sẽ thuê cô đào nhiều scandal của Hollywood vào việc quảng bá các ứng dụng mã mở. Tổ chức này cho rằng không ai có thể thu hút được nhiều sự chú ý như Hilton.
Theo Nelson Pratt, Giám đốc marketing của Tổ chức xúc tiến Linux OSDL (trong đó có Linus Torvald là thành viên), các đối thủ của “Chim cánh cụt” đang tiến hành một chiến dịch xuyên tạc thông tin về độ tin cậy của hệ điều hành mã mở này.
Một nhóm nhà phát triển phần mềm vừa tung ra phiên bản Linux trọn gói với tất cả những ứng dụng tiêu biểu nhất với dung lượng đĩa chỉ chiếm có 50 MB.
Tại Đại hội Linux toàn cầu diễn ra tại Boston (Mỹ) tuần qua, Marten Mickos, Giám đốc điều hành MySQL, cho rằng các ứng dụng mã nguồn mở và thương mại sẽ song hành phát triển và open source sẽ giúp ngành công nghệ thông tin tiến nhanh hơn vào những thị trường mới.
Một cuộc thử nghiệm do tạp chí Sự lựa chọn của người tiêu dùng (Australia) thực hiện vừa đưa ra kết luận rằng không có nhiều sự khác biệt về độ thuận tiện khi sử dụng giữa “Chim cánh cụt” và hệ điều hành của Apple và Microsoft.
Nick McGrath, Giám đốc chiến lược nền điện toán của Microsoft Anh, cho rằng quá trình phát triển của mã nguồn mở có những vấn đề an ninh cơ bản và thông tin về sức mạnh của các phần mềm loại này đang được thổi phồng quá mức.
Một nghiên cứu của tổ chức đánh giá an ninh CNTT phi lợi nhuận Honeynet Project cho thấy trung bình 3 tháng các hệ thống “Chim cánh cụt”mới rơi vào tình trạng bị tấn công, lâu hơn so với thời gian 72 tiếng mà các cuộc khảo sát năm 2001 và 2002 ghi nhận.
Thời gian tồn tại trên mạng trước khi bị tê liệt của các hệ thống sử dụng "Chim cánh cụt" chưa vá lỗi dài hơn rất nhiều so với hệ điều hành của Microsoft. Một nghiên cứu của dự án Honeynet Project đã chỉ ra điều này.
Đối với một hệ điều hành miễn phí về lý thuyết, “Chim cánh cụt” đang và vẫn sẽ là một “con bò sữa” khi mà hãng khảo sát thị trường IDC dự báo triển vọng tài chính rất sáng sủa cho nó.
Tập đoàn Microsoft cảnh báo các chính phủ ở châu Á về việc họ có thể phải đối mặt với những vụ kiện vi phạm bản quyền khi sử dụng hệ điều hành mã mở thay vì Windows.