Trong 136 cán bộ công chức tại các cơ quan của Quốc hội xin nghỉ hưu trước tuổi để phục vụ tinh gọn bộ máy, 105 người được chấp thuận.
Hà Nội xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm khoảng 50% so với hiện tại, từ 526 phường, xã, thị trấn, xuống còn 263 đơn vị.
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho biết sau sáp nhập, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi để phát huy mạnh mẽ tiềm năng các địa phương.
Bộ Nội vụ đề xuất số đại biểu HĐND cấp tỉnh tăng thêm 15 đến 30 người so với quy định hiện hành để phù hợp với chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau khi Trung ương thông qua đề án sáp nhập tỉnh, xã, Bộ Chính trị sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai vào 16/4.
Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng phải phân cấp cụ thể nội dung từ Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng và các bộ chuyên ngành cho cấp tỉnh sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, số xã, phường trên cả nước giảm từ 10.035 xuống khoảng 5.000.
Bộ Nội vụ mong muốn cán bộ, công chức tại đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh thành được bố trí nhà ở công vụ khi họ phải làm việc tại trụ sở mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng trở thành một cực tăng trưởng của đất nước, có vị thế xứng tầm quốc tế.
Chuyên gia cho rằng thủ phủ tỉnh thành hậu sáp nhập ngoài phát triển nhất còn phải là hạt nhân dẫn dắt mạng lưới đô thị đa trung tâm để thúc đẩy phát triển cân bằng.
Đà NẵngTổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34, sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo phương án sắp xếp, Gia Lai từ 218 xã, phường giảm còn 53 đơn vị, Nghệ An từ 412 xã, phường còn 88-95 đơn vị.
Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ sang làm việc tại các tỉnh, xã sau sáp nhập.
Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên cho xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.
Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng.
Chuyên gia đề xuất nguyên tắc sáp nhập tỉnh thành bao gồm: Tăng tối đa số địa phương có biển, tăng cường sức mạnh kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực yêu cầu không để xảy ra tình trạng chạy chọt, lợi ích nhóm khi sắp xếp bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị Chính phủ nghiên cứu chính sách giúp cán bộ, công chức nghỉ sau sắp xếp được chuyển sang khu vực tư nhân làm việc.
Hà NộiTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh số lượng, cơ cấu Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 14 phải gắn với việc tinh gọn bộ máy cơ quan, đơn vị, địa phương hiện nay.