Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định sẽ được đặt tên cho các phường mới ở quận 1, 5, Bình Thạnh; TP Thủ Đức được chia lại thành 12 đơn vị hành chính cấp xã mới.
Sở Tài chính tỉnh đề xuất hỗ trợ chi phí đi lại, chỗ ở cho 1.300 cán bộ phải đi làm tại tỉnh Đăk Lăk từ 1,6 đến trên 3 triệu đồng mỗi tháng
Thái Nguyên sau khi sắp xếp dự kiến giảm từ 172 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 55, trong khi Lào Cai giảm từ 151 còn 48.
Bộ Nội vụ đang rà soát toàn diện chính sách tiền lương và phụ cấp của người làm trong khu vực công để chuyển đổi sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau khi bỏ cấp huyện.
Thành phố Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và đặc khu Hoàng Sa.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, hiệu quả sáp nhập hành chính không chỉ nằm ở việc giảm đơn vị, tiết kiệm chi phí, mà còn là cuộc cách mạng tư duy, hướng tới nâng tầm quản trị quốc gia.
Các địa danh Lũng Cú, Đồng Văn, Phó Bảng, Khâu Vai dự kiến được giữ sau khi tỉnh Hà Giang bỏ cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xác định lộ trình sắp xếp lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống cộng đồng dân cư.
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nêu bốn mục tiêu lớn của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đầu tiên là hướng đến mở rộng không gian phát triển cho các địa phương.
Theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, cán bộ được giới thiệu tái cử cấp ủy phải còn thời gian công tác tối thiểu 48 tháng, tăng đáng kể so với quy định cũ là 30 tháng.
Hà NộiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bối cảnh đất nước hiện nay không có chỗ cho cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Toàn bộ biên chế cấp huyện hiện có được chuyển về cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện sẽ làm nòng cốt tại đơn vị hành chính mới.
Hà NộiChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập đi vào hoạt động trước 15/8 và cấp tỉnh trước 15/9.
Trải qua nhiều lần tách nhập tỉnh thành nhằm tối ưu hóa quản lý, khai thác tiềm năng địa phương và giảm tải đô thị, Việt Nam dự kiến còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, giảm gần một nửa trong đợt sắp xếp năm 2025.
Theo quyết định của Thủ tướng ngày 16/4, thanh tra tại 12 bộ cùng cấp huyện và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ sẽ kết thúc hoạt động.
TP HCM, Hà Nội và 32 tỉnh thành dự kiến giảm 60-70% số xã, phường sau khi sắp xếp nhằm tinh gọn bộ máy.
Sáp nhập với Quảng Ngãi, Kon Tum đề xuất lập cơ quan thường trực, thời gian đầu giữ cán bộ ở lại địa phương để hỗ trợ người dân trong khi chờ cao tốc qua địa bàn hoàn thành.
Cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ tiếp tục làm việc trong hệ thống chính trị được bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng.
Thủ tướng quyết định bỏ mô hình thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thị xã, quận, huyện, thị trấn.
Thủ tướng khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc tên của cấp huyện trước đây gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.