![]() |
Do chưa là thành viên WTO, Việt Nam có thể vẫn bị áp hạn ngạch với dệt may. Ảnh: Anh Tuấn |
"Không phải tất cả các nước đều tìm kiếm giải pháp duy trì chế độ hạn ngạch với dệt may. Trong WTO cũng không có sự đồng thuận giữa tất cả các thành viên về vấn đề này. Quota dệt may giữa các thành viên WTO sẽ không thể tồn tại sau 1/1 năm tới", ông Rana nhấn mạnh tại cuộc họp mang chủ đề "WTO: Tương lai của vòng đàm phán" diễn ra tại Ấn Độ hôm 13/4.
Chế độ hạn ngạch với mặt hàng dệt may chính thức được xác lập vào năm 1974, khi Hiệp định Đa sợi bắt đầu có hiệu lực và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 1994. Theo các chuyên gia, việc thiết lập hệ thống quota khắt khe của các nước nhập khẩu đã ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành công nghiệp dệt may trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Xu thế toàn cầu hoá và tự do thương mại đã đưa bộ trưởng các nước thành viên GATT (tổ chức tiền thân của WTO) ngồi lại với nhau trong vòng đàm phán Uruguay (1986) cùng bàn về vấn đề hạn ngạch dệt may. Sau 7 năm thương thuyết căng thẳng với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, Hiệp định Dệt May (ATC) đã được ký kết với việc loại bỏ dần hạn ngạch từ 1/1/1995, tiến tới loại bỏ hoàn toàn vào 31/12/2004.
Cho đến nay, sau khi thực hiện giai đoạn 3 của ATC, số hạn ngạch loại bỏ không đáng kể. Mỹ mới giảm 56 mặt hàng trên tổng số 757, EU giảm 52 trong số 219 mặt hàng, Canada giảm 54 trong số 295. Mặt khác, các nươc snày, chru yếu là EU và Mỹ lại đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ ngành công nghiệp của mình.
Song Linh