Bộ Nội vụ được giao chủ trì kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang nhận khuyết điểm trong công tác thẩm định hồ sơ cán bộ; không chỉ đạo các cơ quan tham mưu, rà soát quá trình và năng lực công tác của ông Thanh khi tiếp nhận.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh cho biết hai tháng nay, ông rất đau đầu, khó ăn, mất ngủ và cảm thấy xấu hổ với nhân dân tỉnh nhà về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh.
Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) được nguyên Bộ trưởng Công Thương đề xuất phong anh hùng lao động do có thành tích thi công giàn khoan trên biển.
Trong 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa mới, duy nhất ông Trịnh Xuân Thanh không được công nhận đủ tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 14.
Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ họp phiên thứ bảy vào ngày 15/7 để giải quyết các công việc trước thềm kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14, trong đó có xem xét tư cách đại biểu của ông Trịnh Xuân Thanh.
Hai nội dung cần được các cơ quan chức năng làm rõ là khoản lỗ hơn 3.200 tỷ đồng ở PVC và việc ông Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương, tỉnh Hậu Giang.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh có nhiều khuyết điểm, vi phạm và đề nghị không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội.
"Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là phải trung thực, ý kiến cá nhân của tôi là nếu không trung thực thì không xứng đáng", ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, nói.
Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh xin vắng mặt tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021, với lý do "bị bệnh".
Ban Tổ chức Trung ương đã có ý kiến về việc dừng bầu chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang với ông Trịnh Xuân Thanh và ông này cũng nộp đơn xin không tái cử.
Trước khi làm công chức tại Bộ Công Thương rồi Phó chủ tịch Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh từng có 4 năm điều hành Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), khi doanh nghiệp trải qua nhiều khó khăn, "mắc cạn" với các khoản đầu tư...
Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh cho rằng chờ Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các ngành chức năng có kết luận cụ thể về bản thân thì việc ông "xin tái cử sau cũng không muộn".
Về việc bầu các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ 2016-2021 tại kỳ họp HĐND sắp tới, tỉnh Hậu Giang đang chờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo đối với trường hợp của Phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh.
Việc ông Trịnh Xuân Thanh từ Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được cho là thỏa thuận giữa Bộ và địa phương.
Năm 1995 từ Đông Âu về nước, ông Trịnh Xuân Thanh làm việc tại Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí VN (PVC) trước khi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Trong báo cáo gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tỉnh ủy Hậu Giang thừa nhận việc cấp biển xanh cho xe Lexus LX570 mà Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh sử dụng là sai.
Sau khi rời ngành Dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển 3 chức vụ khác nhau ở Bộ Công Thương trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Trừ Hà Nội và TP HCM, các địa phương khác cấp phó chủ tịch tỉnh không được hưởng chế độ xe công (xe biển xanh) đưa đón từ nhà đến nơi làm việc.
Ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch Hậu Giang cho biết không có ý kiến gì về việc Tổng bí thư chỉ đạo các cơ quan kiểm tra xe Lexus LX570 gắn biển xanh do ông sử dụng.