20 ca khúc trong gia tài âm nhạc của hai cố nhạc sĩ nổi tiếng được trình diễn bởi các ca sĩ Bảo Yến, Cẩm Vân, Ánh Tuyết, Tạ Minh Tâm.
Tại lễ truy điệu nhạc sĩ "Thuyền và biển", bà Phạm Thị Vân - người bạn đời hơn 60 năm của Phan Huỳnh Điểu - khóc nấc bên linh cữu chồng.
Cùng vợ chơi đùa với cún cưng, thích chụp ảnh cây cỏ, đọc sách, đàn guitar, viết nhạc... là khoảnh khắc dung dị của nhạc sĩ "Thuyền và biển".
Nữ ca sĩ không kìm được nước mắt khi nhìn nhạc sĩ "Ở hai đầu nỗi nhớ" nằm trong quan tài tại Nhà tang lễ TP HCM, ngày 30/6.
Ca khúc phổ thơ Xuân Quỳnh của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trở thành thông điệp tình yêu gửi nhiều thế hệ.
Hơn nửa số ca khúc trong gia tài âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu xuất phát từ sự đồng điệu của ông với các thi sĩ. Từ đó, làng nhạc Việt có "Thơ tình cuối mùa thu", "Thuyền và biển", "Sợi nhớ sợi thương", "Ở hai đầu nỗi nhớ"...
Nhạc sĩ tất bật chuẩn bị đêm nhạc "Cuộc đời vẫn đẹp sao" mừng thọ 90 tuổi. Ông chia sẻ, cảm xúc về con người, cuộc sống, tình yêu vẫn luôn dào dạt trong mình.
Chân dung và sự nghiệp sáng tác đa dạng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu lần đầu được phác họa qua đêm nhạc "Ánh sao đêm" tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TP HCM, tối qua. Hơn 50 năm bền bỉ viết nhạc, tác phẩm của người con đất Quảng này vừa mênh mông lại vừa gần gũi với quê hương.
Với hy vọng thổi vào đêm nhạc của nhạc sĩ gạo cội này luồng gió tươi mới, đạo diễn Con đường âm nhạc Thành Long đã chọn cho 'Ánh sao đêm' một kết thúc hồn nhiên, trẻ trung. Liên khúc 3 nhạc phẩm thiếu nhi 'Đội kèn tí hon', 'Những em bé ngoan' và 'Nhớ ơn Bác' cũng chính là điểm nhấn của chương trình.
“Đời tôi có hai cái mê: mê sách và mê nhạc, nhất là sách lý luận văn học nghệ thuật. Ngày xưa, tôi cũng mê đọc truyện dài tập, nhưng nay không đọc nổi nữa nên chuyển sang đọc thơ", nhạc sĩ tâm sự.
"Trước hiện tượng copy nhạc, nói thật tôi rất buồn cười. Tại sao nhiều nhạc sĩ trẻ ngốc nghếch thế, giả sử có cóp vài đoạn thì cũng phải đổi khác một chút, đây lại là giống y nguyên từng đoạn một. Một người làm nhạc chân chính trước tiên phải có nhân cách", nhạc sĩ tâm sự.
"Trên thế giới, phần lớn nhạc sĩ lấy thơ làm lời cho nhạc của mình. Trước hết phải là sự cảm mến, nhạc sĩ phải sống thật trong thế giới của tác phẩm. Tôi là người yêu thơ, mặc dù công chúng biết đến tôi với tư cách một người hoạt động âm nhạc", nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tâm sự.
"Trong 4 bài thơ của Xuân Quỳnh mà tôi phổ nhạc thì phổ biến nhất là 'Thuyền và biển' và 'Thư tình cuối mùa thu' với âm điệu Bắc Bộ, thể hiện chất Xuân Quỳnh rất rõ, tiêu biểu cho tình yêu đằm thắm của phụ nữ Á Đông", nhạc sĩ tâm sự.
Đã ở tuổi "cổ lai hy" nhưng mỗi khi nhắc đến tình yêu, người nhạc sĩ này vẫn chứa chan những rung cảm mãnh liệt. Ông cho rằng mọi thứ rồi sẽ qua nhưng tình yêu thì còn mãi trong trái tim mỗi người.
Bãi biển Đà Nẵng chiều hè năm 1936. Làn nước hung dữ đang nhấn chìm dần cậu bé 13 tuổi. Một chàng trai lực lưỡng nhảy xuống. Sau gần nửa giờ vật lộn với sóng dữ, anh đã dìu được cậu bé vào bờ. Cậu bé ấy chính là nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sau này. Còn chàng trai liều thân cứu người tên Quơ.
Chẳng nề hà tuổi tác, Phan Huỳnh Điểu vẫn tỏ ra rất sung sức khi ông làm tặng bạn bè, và cũng để tặng mình, đêm nhạc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông. "Cuộc đời vẫn đẹp sao" sẽ diễn ra vào tối 11/11 tại Nhà văn hóa Thanh niên (TP HCM), tuyển chọn 14 ca khúc ghi lại những kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ.
"Một nghệ sĩ có 1.001 cách yêu. Rung động trước một bông hoa đẹp không có tội. Đứng trước một phụ nữ đẹp cũng vậy. Đó chính là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Vì thế, hình bóng người đẹp thường là chất xúc tác cho sáng tác của tôi", nhạc sĩ tâm sự.
Nguyễn Văn Thương còn nhớ mãi "Đêm đông", Phan Huỳnh Điểu vẫn giữ nụ cười hóm hỉnh "Cuộc đời vẫn đẹp sao". Chậm rãi từng bước phía sau là Nguyễn Văn Tý, sức khỏe đã giảm đi nhiều nhưng vẫn còn "Dư âm" của thời trai trẻ. Tô Vũ như đang hồi tưởng với "Em đến thăm anh một chiều mưa". Chỉ còn thiếu Đoàn Chuẩn nhưng ông vẫn "Gửi gió cho mây ngàn bay" đến công chúng yêu nhạc.