"Xe nào vi phạm thì rút giấy phép hành nghề và phạt nặng; cửa hàng nào vi phạm phải rút giấy phép kinh doanh, vi phạm nghiêm trọng thì khởi tố điều tra xử lý nghiêm theo pháp luật". Đó là nội dung công văn số 2205 mà Văn phòng Chính phủ đưa ra hôm qua về việc xử lý nạn "cơm tù", "xe dù", "xe cướp" ở một số địa phương.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn (28/4) thông báo, Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu Bộ Công an tăng cường kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn nạn mãi lộ. Thủ tướng cũng biểu dương phương tiện thông tin đại chúng đã kịp thời phản ánh những hiện tượng mãi lộ, cơm tù, xe dù, xe cướp...
Xử lý vi phạm hành chính, ra quyết định thu giấy phép kinh doanh vĩnh viễn hai nhà hàng cơm tù Tá Hà (xã Đức Thuận) và Minh Sử (phường Nam Hồng). Riêng chủ tịch UBND tỉnh Trần Đình Đàn xin "kiểm điểm nghiêm túc trước Thủ tướng Chính phủ”.
Sáng nay, tại 4 tỉnh, thành dọc quốc lộ 1A là Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP HCM cùng tổ chức ra quân chấn chỉnh vận tải hành khách. Tại bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Thế Minh cho hay, Chính phủ quyết tâm lập lại trật tự trong lĩnh lực vận tải ôtô, nhất là vận tải khách liên tỉnh.
Chiều 8/4, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đình Đàn đã yêu cầu các cơ quan công an, giao thông vận tải, thương mại, du lịch và chủ tịch 7 huyện thị phải phối hợp xử lý nghiêm, kể cả truy tố trước pháp luật các chủ xe, lái xe, phụ xe, chủ nhà hàng có biểu hiện bắt chẹt khách vào quán 'cơm tù'.
Ngày 10/4, tại các tỉnh, thành trọng điểm dọc tuyến quốc lộ 1A là Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP HCM sẽ đồng loạt tổ chức ra quân lập lại trật tự vận tải khách, xóa tình trạng "cơm tù", "xe dù", "bến cóc", "ép khách"...
Trong công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải gửi đi hôm qua tới 19 tỉnh thành dọc QL 1A nêu rõ, chủ tịch UBND hai tỉnh trên phải kiểm điểm trách nhiệm về việc không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, để xảy ra tình trạng "cơm tù", "xe cướp" như báo chí đã nêu.
Thời gian gần đây, mặc dù Thủ tướng đã hơn hai lần ra chỉ thị, công điện; báo chí đã lên án đấu tranh mạnh mẽ nhưng nạn cơm tù, xe cướp vẫn bùng phát trở lại. Thủ tướng Phan Văn Khải một lần nữa ra chỉ đạo kiên quyết xử lý tình trạng này.
Bộ Giao thông vận tải vừa ra chỉ đạo nhằm ngăn chặn hiện tượng "cơm tù" đang bùng phát tại một số tuyến đường. Khi phát hiện hàng quán bắt chẹt khách, người dân cần báo ngay với chính quyền địa phương để xử lý nhà hàng hoặc với Bộ và Cục Đường bộ để xử lý các doanh nghiệp vận tải trực thuộc.
Vì say xe, một hành khách không thể ăn cơm của chủ quán, kết quả là bà bị bạt tai, bị đe dọa giết chết. Sự việc xảy ra ngày 31/3 tại quán 126 Minh Sử, khối 11, phường văn hóa Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
Sau mấy tháng im hơi lặng tiếng, các quán 'cơm tù' ở thị xã Hồng Lĩnh lại bùng phát với nhiều thủ đoạn mới. Có cả "cai" nữ giả điên, giả dại để buộc khách phải ăn cơm, uống nước với giá cắt cổ. Nếu không, khách sẽ bị hành hung tập thể.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó ban thường trực chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 01 về chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh bằng ôtô, cho biết, khi qua các trạm nghỉ trên QL1, các lái xe sẽ được xác nhận. Hoạt động này nhằm ngăn trặn triệt để tình trạng "cơm tù".
Công an thị xã Hồng Lĩnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Phi Dục, Trương Văn Tâm, Lê Thanh Phương vì tội hành hung dã man hai sinh viên tại quán “cơm tù” Tá Hà.
TAND Tối cao nhận định, mức án cấp sơ thẩm đã tuyên với Nguyễn Trung Dũng, chủ quán "cơm tù" Thu Thanh và 4 trường hợp khác về tội giết người là không nặng. Do đó, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu xem xét giảm nhẹ hình phạt theo đơn chống án của các bị cáo.
Ngày 2/1, Thủ tướng ra chỉ thị yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và UBND các tỉnh chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh bằng ôtô; kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức để xảy ra tình trạng "xe dù", "bến cóc", "cơm tù", "bán khách", chèn ép giá...
Hơn 40 hành khách đi từ Đà Nẵng ra Hà Nội phải trả tiền vé gấp đôi, nhưng suốt 10 tiếng đồng hồ họ bị giam trên xe, ăn cơm tù và hàng chục người bị bỏ rơi giữa đường trong đêm tối. Phẫn nộ với tình cảnh này, anh Lê Trường Chinh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng, một nạn nhân của chuyến xe trên đã viết đơn tố cáo.
Bến xe miền Đông (TP HCM) sẽ thưởng một vé xe miễn phí cho người đầu tiên phản ánh đúng tình trạng xe sang bán dọc đường, đưa khách vào quán "cơm tù", có thái độ đe dọa, hành hung. Theo ông Nguyễn Tấn Vũ, Phó giám đốc bến, đây là biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ.
Theo quyết định Quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô, người lái xe là đại diện chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu mọi trách nhiệm trong quá trình hoạt động của phương tiện.
Hôm qua, TAND Đà Nẵng tuyên phạt Võ Văn Thuyết, Phạm Văn Hùng - thủ phạm đánh bố con ông Nguyễn Văn Mỉnh vì không chịu ăn 'cơm tù' - mức án 5 năm và 9 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. VKS kiến nghị công an làm rõ trách nhiệm của đại úy Phạm Văn Thương, người có mặt tại quán lúc xảy ra vụ án.
Sáng nay, TAND thành phố mở phiên tòa lưu động tại trụ sở UBND phường Hòa Hiệp, xét xử 2 bị cáo làm việc tại quán Ông Béo (Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) về tội cố ý gây thương tích. Quán ăn này đã tổ chức hành hung 2 người khách không chịu vào quán ăn cơm với giá "cắt cổ".